Chữ ký Số, mã hoá file tài liệu và cách xoay khổ giấy A3/A4 sang 16:9 và xuất SCORM bằng Fliping book tránh tải xuống máy cá nhân


Phần 1. Các tài liệu sách in giấy thường là khổ A4, A3 Khổ dọc (Portrait):

  • Khi chuyển sang màn trình chiếu PowerPoint hoặc màn hình Tablet thường là màn 4:3 hoặc rộng là 16:9 thường sẽ phải xoay khổ ngang (Landscape).
  • Kích thước phông chữ, hình ảnh và các đối tượng trong trang sách gốc phải được co giãn “zoom in/out”, điều chỉnh lề “margin” phù hợp với khổ xoay ngang.

Thực tế nhu cầu này còn kèm với các yêu cầu cơ bản của việc số hoá như:

  • Bảo vệ tài liệu tránh/hạn chế bị download tài liệu.
  • Hạn chế không in giấy cứng vì học viên và giảng viên thực hiện học tập từ xa.
  • Tránh mất bản quyền, tác quyềndo việc sao chép bản in giấy cứng hoặc
  • Hạn chế/tránh sao chép các Files tài liệu mềm ví dụ: doc, docx, xls, pptx, pdf, onenote…
  • Các files PDF có thể ký chữ ký số tác quyền, tác giả thậm trí gán quyền chỉ cho đọc/xem nội dung, không cho sửa, không cho in/ cho in chất lượng phân giải thấp…
  • Nếu đưa các Files PDFs đã được ký chữ ký số và gán quyền hạn chế chỉ đọc vào SharePoint Portal, OneDrive, MS Teams còn hạn chế không cho tải xuống máy cá nhân “Download”.

Tham khảo: https://atcom.vn/digi-docs

Ví dụ về một số cấp độ sử dụng chữ ký số, cấu hình mã hoá tài liệu và gán quyền nhằm bảo vệ tài liệu chia sẻ.

Ở cấp độ 1: Nếu đã ký được chữ ký số cá nhân/ tổ chức vào File documents thì các tính năng xoay, xoá trang không có tác dụng.

Ở cấp độ 2: Bị khoá các tính năng sửa, xoá thậm trí trong mục Security của tài liệu File cũng cấm các tính năng khác như không in, không sao chép văn bản…

Ở các cấp độ cao hơn 3,4,5 thì chữ ký số còn có thể:

  • Tự điều chỉnh thời gianhết hạn chữ ký số à Chúng ta có thể thay đổi mô hình kinh doanh bán/thuê/mượn tài liệu (sách điện tử) theo ngày,tuần, tháng,năm hoặc số lần mở xem…
  • Có mật khẩu chữ ký số yêu cầu người xem phải đáp ứng hợp lệ thì có thể chuyển từ Xem sang, chèn, xoá, sửa, thêm trang, điền dữ liệu …

 

Phần 2. Cách xoay khổ giấy A4/A3 từ hướng ngang sang hướng dọc:

  • Mở file PDF bằng phần mềm Foxit Phantom Editor
  • Chọn hết các pages cần đổi hướng “Orientation Lanscape”
  • Sau đó chọn xuất ra file PPTX.


Chọn kiểu xuất ra file Office PPTX


Chọn thư mục lưu file PPTX.

Bước tiếp theo:

  • Mở file PPTX bằng MS Power Point 2016 /2019/2022/ MSO365…
  • Chọn Menu Thiết kế > Kích cỡ trang chiếu > Kích cỡ trang chiếu tuỳ chỉnh…


  • Chúng ta sẽ chọn để xoay khổ ngang hướng “Landscape” màn hình 16:9


  • Tiếp theo chọn kích thước hiển thị “Đảm bảo Vừa”


  • Sau tất cả những cấu hình trên, các Sliders trên Power Point, chúng ta chủ động chỉnh sửa tăng giảm, kích thước cỡ phông chữ, vị trí căn hình ảnh, văn bản cho tới khi mọi thứ đã đảm bảm.

 

Phần 3. Kết xuất file PPTX ra dạng Ebook tránh người dùng Download xuống máy cá nhân dùng cho dạy học LMS:

  • Dùng ispring để chuyển đổi các file PPTx sang dạng ebook “Sách lật scorm”.

Một số lợi thế nhất định của loại sách Fliping được xem xét:

  • Tránh học viên download sách về máy cá nhân.
  • Vẫn có thể chọn copy một số đoạn văn bản trong trường hợp học viên cần sao chép các đoạn code, lệnh lập trình hoặc lệnh điều khiển trong các khoá học

    ví dụ: lập trình hoặc cấu hình Ảo hoá máy ảo, k8s deploy, vRealize Automation, Cloud Foundation deploy, Certified Ethical Hacker (CEH v12) viết script test virus…

  • Tất nhiên nếu cần chia nhỏ các mô-đun thực hành trong file PPTX có thể chúng ta sẽ phải copy lưu thành nhiều file PPTX với nội dung đã được ngắt/copy theo giới hạn trang chứa các mô-đun nói trên.
  • Sau khi bấm nút Publish chúng ta sẽ có các files SCORM .zip và việc còn lại sẽ upload vào các hệ thống E-learning/ LMS/LCMS như: Moodle , blackboard …

Ví dụ: Hiển thị trên LMS

 

Chúc các bạn thành công trong công cuộc Số hoá tài liệu, mã hoá an toàn dữ liệu và Bảo vệ tài liệu cá nhân cũng như tổ chức !

Phân tích và triển khai danh sách học viên trên LMS Quản lý chính xác, nhanh, đơn giản hơn trước


Phần 1. Phân tích quy trình và sơ đồ tổ chức từ Tuyển sinh đến tổ chức Lớp, Bộ môn và Học viên:

ĐỐI TƯỢNG

CẤU TRÚC

TỔ CHỨC

QUY TRÌNH

Nhà Trường (Cơ sở Giáo dục K12, CĐ, ĐH)

Trung tâm Đào tạo (Doanh nghiệp)

Portal LMS (Cổng đào tạo)

Account (Tài khoản)

  1. Cách 1: Học viên tự đăng ký tài khoản truy cập Site hoặc
  2. Cách 2: Giáo vụ/ Quản trị CNTT import Students.csvcó tên trong Khoá học – phiên bản.
  3. Cách 3: Người học tự đăng ký tài khoản truy cập Site, còn Quản trị CNTT/Giáo vụ import Student.csv (thông tin lấy từ Giáo vụ/kinh doanh hoặc từ MS Office 365 Users và có thên tên Lớp – Khoá học).
   

Sites (Tên miền, tên trung tâm đào tạo)

Co-horts (Lớp – khoá học)

  1. Tạo tên Lớp – Khoá học từ Cohorts.csv / Manual
  2. Nhập từ Cohorts.csv
   

Categories

Groups (Môn học – khoá học)

  1. Tạo tên Môn học – Khoá học từ GroupsName.csv / Manual
  2. Nếu bổ sung Enrollment method: Cohorts Sync
    à Hệ thống tự đưa các thành viên có trong Cohorts.csv vào làm thành viên trong Groups “Môn học”.
   

Courseware (Tên các khoá học – phiên bản)

Courses (Môn học – phiên bản)

  1. Giảng viên tổ chức học liệu chuẩn SCORM
  2. Cấu hình Enrollment Method: Manual
    à Giảng viên tự phê duyệt.
  3. Bổ sung Enrollment method: Cohorts Sync
    à Hệ thống tự đưa các thành viên có trong Cohorts.csv vào làm thành viên trong Groups “Môn học”.

Giáo viên, Học sinh

Giảng viên, Sinh viên

Giảng Viên, Học viên

Users (Thông tin

Members (Thành viên)

  1. Cohorts synchronize to Groups được cấu hình theo môn học, Giảng viên/Giáo viên sẽ không mất thời gian phê duyệt học viên vào lớp.
  2. Tuân thủ và cải tiến quy luật: Các bước triển khai đưa người dùng vào làm thành viên của môn học

 

Các bước triển khai đưa Người dùng vào làm Thành viên của Môn học:


 

Phần 2. Phân tích dữ liệu trong Danh sách học viên là thành viên của Lớp “Cohorts” do Giáo vụ/ Kinh doanh quản lý:

Ở phần 1, tôi có sơ bộ giới thiệu 3 cách đưa người dùng theo danh sách vào làm thành viên của tổ chức, ở phần 2. Chúng ta chi tiết hoá chúng như sau:

Cách 1: Về bản chất cách này xét duyệt thông tin người dùng chuyển từ “Nặc danh – Anonymous” thành người dùng được kích hoạt, xác thực hoặc muốn tận dụng danh sách người dùng từ các hệ thống khác như Microsoft Office 365 vào thành danh sách có quyền xác thực ở hệ thống LMS/LCMS/MOOC của chúng ta.

 

Mẫu file CSV import vào MS Office 365

Mục tiêu đạt được

Mục tiêu chưa đạt được

Ví dụ 1:


 

Cập nhật nhanh, nhiều thông tin và Email, Teams, Group/DG sử dụng MSO365 hoặc MS Azure.

  • Không dễ với người không có kỹ năng xử lý file CSV, Excel, Open Sheet, Notepad++…
  • Hệ ký tự phải dùng Unicode 2 byte hỗ trợ tiếng Việt bàn phím.
  • Phải dùng phần mềm cài trên máy tính mới thuận tiện xử lý.

Tên trường thông tin:

Username,First name,Last name,Display name,Job title,Department,Office number,Office phone,Mobile phone,

Fax,Alternate email address,Address,City,State or province,ZIP or postal code,Country or region

   
 

Mẫu file CSV import vào LMS

Mục tiêu đạt được

Mục tiêu chưa đạt được

Ví dụ 2:

  • Tận dụng được CSV của MS Office 365 cho việc chuyển vào LMS.
  • Tận dụng được việc người dùng tự đăng ký là Tài khoản xác thực và truy cập được Site/trang chủ của LMS, Giáo vụ/Kinh Doanh hoặc Quản trị CNTT có thể chuyển tài khoản vào Lớp – Niên khoá (Cohorts)
  • Không dễ với người không có kỹ năng xử lý file CSV, Excel, Open Sheet, Notepad++…
  • Hệ ký tự phải dùng Unicode 2 byte hỗ trợ tiếng Việt bàn phím.
  • Phải dùng phần mềm cài trên máy tính mới thuận tiện xử lý.

Tên trường thông tin:

id,username,email,firstname,lastname,idnumber,institution,department,phone1,phone2,city,country

   

 

Cách 2: Về bản chất cách này sẽ không xem xét hoặc xét duyệt thông tin người dùng chuyển từ “Nặc danh – Anonymous” vì loại bỏ các Application form đăng ký, tạo tài khoản… Quy trình chỉ có duy nhất từ Giáo vụ, Kinh Doanh hoặc Quản trị CNTT tạo, nhập hoặc muốn tận dụng danh sách người dùng từ các hệ thống khác như Microsoft Office 365, CRM vào thành danh sách có quyền xác thực ở hệ thống LMS/LCMS/MOOC của chúng ta.

Về cấu trúc thông tin đều gần giống Cách 1, chỉ khác là sẽ có thêm thông tin tên của Lớp học “Cohorts”, có tên của Khoá học “GroupNames”

 

Mẫu file CSV import vào LMS

Mục tiêu đạt được

Mục tiêu chưa đạt được

Ví dụ 3:


  • Tận dụng được CSV của MS Office 365 cho việc chuyển vào LMS.
  • Đưa Tài khoản xác thực vào thành thành viên của các Lớp (Cohorts), Khoá học (GroupNames) và cấp quyền truy cập trực tiếp vào lớp học tự học, miễn phí hoặc có Giáo viên, Giảng viên dạy trực tiếp/trực tuyến…
  • Không dễ với người không có kỹ năng xử lý file CSV, Excel, Open Sheet, Notepad++…
  • Hệ ký tự phải dùng Unicode 2 byte hỗ trợ tiếng Việt bàn phím.
  • Phải dùng phần mềm cài trên máy tính mới thuận tiện xử lý.

Tên trường thông tin:

id,username,email,firstname,lastname,idnumber,institution,department,city,country,
cohort1,cohort2,cohort3,group1,group2,group3

   
 

Mẫu file CSV import vào GroupName của LMS

Mục tiêu đạt được

Mục tiêu chưa đạt được

Ví dụ 4:


  1. Tạo nhanh tên Khoá học + niên khoá (GroupName).
  2. Có tính thống nhất cao và dễ dàng đối chiếu với Lớp (Cohorts), bảng thông tin là “phẳng – flat” dễ tra cứu, đối chiếu.
  • Không dễ với người không có kỹ năng xử lý file CSV, Excel, Open Sheet, Notepad++…
  • Hệ ký tự phải dùng Unicode 2 byte hỗ trợ tiếng Việt bàn phím.
  • Phải dùng phần mềm cài trên máy tính mới thuận tiện xử lý.

Tên trường thông tin:

Tham khảo: https://docs.moodle.org/311/en/Import_groups

 

Groupname,idnumber,coursename,description,groupidnumber,enrolmentkey

 
  1. Phải tạo Môn học (Courseware Name) và cấu hình Courseware, Shortname trước khi import GroupName
  2. Giá trị của Course short name, Course full name, Course ID number phải giống với file Import GroupName

 

Tham khảo: https://moodle.org/mod/forum/discuss.php?d=416256

Hoặc https://docs.moodle.org/311/en/Upload_users

Lưu ý:

  1. Nếu bạn thêm nhiều cột có cùng tên nhóm cho một người dùng, quá trình tải lên sẽ chỉ bỏ qua những cột bổ sung đó vì người dùng đã là thành viên của Cohort sau khi nó xử lý cột Cohort 1. Nó sẽ không tạo ra lỗi, nó chỉ bỏ qua yêu cầu thêm lại người dùng vào cùng một Cohort.

Hãy xem xét ví dụ này:

username,firstname,lastname,email,cohort1,cohort2,cohort3

test, Test, User, test @ example.com, CohortA, CohortA, CohortA

  1. Cố gắng thêm người dùng vào cùng một nhóm ba lần riêng biệt, điều này là không cần thiết. Nó sẽ thêm người dùng vào CohortA khi nó xử lý cột cohort1 và nó sẽ bỏ qua các cột cohort2 và cohort3 vì nó sẽ kiểm tra xem người dùng đã là thành viên của nhóm hay chưa khi nó cố gắng thêm họ vào một nhóm.

Tất cả những gì bạn cần là:

username,firstname,lastname,email,cohort1

test,Test,User,test@example.com,CohortA

Hoặc chỉ điều này nếu bạn muốn cập nhật Lớp học “Cohort”:

username,cohort1

test,CohortA





 

Cách 3: Về bản chất là kết hợp cả 2 cách 1 và cách 2:

1. Tận dụng các đăng ký và tự kích hoạt tài khoản của người dùng làm danh sách để Giáo vụ/Kinh doanh hoặc Quản trị CNTT xét duyệt theo các chương trình hoặc dự án đào tạo.

2. Hiểu rõ, hoàn thiện quy trình và tuân thủ quy trình từ khởi tạo tài khoản, xét duyệt và đưa thành viên vào Cohorts, Groups


3. Hoàn thiện các trường thông tin cần bổ sung đưa vào file CSV để thực hiện ngay ở quy trình xét duyệt để tránh sai xót, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ học viên được tham gia lớp học/môn học/ tín chỉ…

Ví dụ: File User Account.csv có thêm thông tin cuả trường “Fieldname”: Cohort1, Cohort2, Cohort3…. Group1, Group2, Group3

và File csv này được import vào LMS ngay ở Site Administration > Users > Upload Users


4. Tận dụng File User Account.csv này cho việc bổ sung thông tin làm thư mời dạng “Mailing List” hoặc “Mail Merge” để gửi thư mời tham gia lớp học/ khoá học/ môn học hoặc họp phụ Huynh họp lớp…

Tham khảo:
Sử dụng kết hợp thư “Mail merge” gửi thư mời tham gia, lịch họp phụ huynh, Lịch tổ chức sự kiện, Gửi bản tin tuần, lịch tập huấn Đối tác/khách hàng hiệu quả

Lưu ý:

1. Để tận dụng lại file User Account.csv cho các việc khác như: gửi thư mời tham gia khoá học, thông tin về thực hành Labs, địa chỉ Teams (công cụ họp/học trực tuyến – nhiều người nhầm lẫn nói rằng đây là LMS thì thật không công bằng cho Zoom/Meeting Google Hangout/WebEx/ Big Blue button … vì chúng hoàn toàn là công cụ để họp hoặc tương tác trao đổi trực tuyến “Webinar” thôi a).

2.
Cấu trúc dữ liệu file User Account.csv phải được thay đổi để tích hợp những yêu cầu nghiệp vụ và quy trình tham gia mới như: gửi thư mời, lịch gửi thư, thông tin tài khoản thực hành của các môn có thực hành trực tuyến….

 

Mẫu file User Account .CSV import vào LMS

Mục tiêu đạt được

Mục tiêu chưa đạt được

Ví dụ 5:



  1. Tạo nhanh tên Lớp học + niên khoá (Cohorts).
  2. Có tính thống nhất cao và dễ dàng đối chiếu với Môn học/ khoá học (GroupName), bảng thông tin là “phẳng – flat” dễ tra cứu, đối chiếu.
  3. Các thông tin liên quan tới cả quá trình học của từng học viên (POD, Courseware, Labs URL, QRcode.)
  • Không dễ với người không có kỹ năng xử lý file CSV, Excel, Open Sheet, Notepad++…
  • Hệ ký tự phải dùng Unicode 2 byte hỗ trợ tiếng Việt bàn phím.
  • Phải dùng phần mềm cài trên máy tính mới thuận tiện xử lý.

Tên trường thông tin:

Tham khảo: Sử dụng kết hợp thư “Mail merge” gửi thư mời tham gia, lịch họp phụ huynh, Lịch tổ chức sự kiện, Gửi bản tin tuần, lịch tập huấn Đối tác/khách hàng hiệu quả

 

Id,username,email,firstname,lastname,idnumber,institution,department,    phone1,city,country,cohort1,cohort2,cohort3,group1,group2,group3,Courseware, POD,Schedule,Blending,PassLab,ESXi,ADuser,ADpass,Teams,Short,eBook,LMS,Labs,QRcode

 
  1. Phải tạo Môn học (Courseware Name) và cấu hình Courseware, Shortname trước khi import User Account .csv
  2. Các giá trị bổ sung thêm như QRcode, Teams, Short, ebook … phải được kiểm tra từ các công cụ khác không có trong LMS.

 

 

Phần 3. Các vướng mắc khi áp dụng các cách 1, 2, 3 và cách giải quyết:

Các vướng mắc cho dù chọn cách 1, 2 hay cách 3, đó là nếu dùng file User Account.csv import vào Site Administration > Users > Upload Users:

  • Các thông tin về Users sẽ được khởi tạo thành công.

  • Các Users sẽ trở thành Thành viên của Lớp học “Cohorts” thành công.
  • Nhưng, không tạo ra các Khoá học “Groups” thành công cũng không đưa các Users thành Thành viên của Khoá học “Groups” vì các Groups nói trên chỉ nằm trong các Khoá học “Courseware” hay còn có nghĩa là Chúng ta phải tạo ra Tên khoá học “Course Name” và Cấu hình khoá học trước rồi “Courseware configure”.

Để giải quyết vướng mắc này chúng ta nên thiết lập thêm Quy trình cho các Giáo vụ/Kinh Doanh/Trợ giảng hoặc Giáo viên thống nhất Quy trình con “Sub workflow”:

Bước 1. Giáo vụ/Kinh Doanh/Trợ giảng à Có quyền Tạo Lớp học “Create Courseware name”

Lưu ý: trong lúc tạo Course short name và Course ID number phải giống giá trị trong file Cohort1 và Group1

Bước 2. Giáo vụ/Kinh Doanh/Trợ giảng à Cấu hình giao diện và phân quyền cho Giáo viên có quyền soạn Giáo án, giáo trình, Video Upload/ nhúng teacher/youtube …

Lưu ý: trong lúc Soạn thư mời tham gia họp/học… Giáo vụ/Giáo viên sẽ dùng lại Course name, Email và các thông tin khác để soạn thư kiểu Mailing list/Mail Merge

 

Bước 3. Giáo viên à Soạn Giáo trình giáo án và Upload theo chuẩn SCORM /File trình bày nếu chưa có kỹ năng/phần mềm soạn SCORM…

 

Bước 4. Trước khoá học/trước giờ vào lớp học à Giảng viên phải trình bày về cách tổ chức giáo trình, bài giảng với hội đồng bộ môn, trợ giảng hoặc Giáo vụ/Quản trị CNTT để nhận sự đồng thuận, hiểu cách tổ chức thực hiện quy trình giảng dạy điện tử hoặc các bài thực hành trực tuyến như: Máy Ảo, MS Office, Cloud, ứng dụng phần mềm Kế toán, ngân hàng “iBanking”, chứng khoán “iStock” , giao dịch điện tử … trên LMS được nhuần nhuyễn và nhằm phát hiện các sai sót cần sửa chửa.

 

Bước 5. Kết thúc khoá học/môn học/giờ học à Giảng viên, Trợ giảng hỗ trợ lập báo cáo, xuất báo cáo tự động chấm điểm 3 loại điểm

1. Điểm chăm học/chuyên cần à nhằm xác định quyền được/không được ôn bài/kiểm tra bài cũ/kiểm tra tiết/thi giữa kỳ …

2. Điểm hạnh kiểm/đạo đức à Thay thế nhận xét, đánh giá và nhằm xác định quyền được thi chứng chỉ/tín chỉ/thi cuối học kỳ…

3. Điểm làm bài Quiz/Test exam/ Ngân hàng đề thi của bộ môn à Chấm điểm tự động và có kết quả ngay lập tức khi nộp bài nhằm Minh bạch, công bằng tránh can thiệp của bất kỳ đội ngũ làm việc nào trong Trường/Trung tâm Đào tạo hay đối tượng tham gia học tập.

 

Tóm lại: Qua các trình bày phân tích trên về vấn đề tổ chức các dữ liệu thông tin người dùng để chuyển thành các Thành viên của Lớp, Môn, Khoá học … điều này càng chứng tỏ LMS “rất phức tạp, khó khăn nếu không nghiên cứu,phân tích và triển khai thật ứng dụng thực tiễn trong Đào tạo và Quản lý

LMS không phải là Zoom, Microsoft Teams “viết tắt: Teams”, Big Blue Button “viết tắt: BBB”, Skype, WebEx, Meeting Google Hangout vì đơn giản là các công cụ phần mềm/Web service trên không quản lý hoặc cung cấp các chức năng và chuẩn SCORM cho giáo trình, mindmap sơ đồ tư duy, các giáo trình giáo án, nội dung 3D… và còn rất nhiều thách thức khó khăn trong quản lý, hiển thị, tương tác nội dung số mà chỉ có LMS hoặc LCMS mới tập trung giải quyết gọi chung là “Kỹ năng tổ chức, quản lý và triển khai Giáo trình Số hoá điện tử“.

 

Trên trọng cảm ơn các bạn đã đọc bài viết phân tích phức tạp về LMS này!

Chúc các bạn, nhà giáo, tổ chức đào tạo có nhiều kỹ năng, định hướng và quyết định triển khai /tổ chức LMS đúng hướng và không nhầm lẫn với các hệ thống UCs!

MS Team ghi hình video MP4 nhúng vào ActivePresenter8 biên tập và iSpring xuất sang SCORM 1.2 cho LMS vậy PBIRS làm gì?


Phần 1. Tại sao phải làm lòng vòng nhiều bước để cho Học viên/sinh viên xem lại Video giảng dạy?

  1. MS Teams lưu video mp4 trước đây dùng Web Stream sau lại đổi sang SharePoint Online lưu và cái gì có thể thay đổi? Lưu trữ có hạn chế với Giảng viên, học sinh.
  2. WebEx, Google handout, Zoom … cũng có tính năng lưu mp4/kmv nhưng bị hạn chế dung lượng hoặc phải save về local disk và thường bị tràn rất bất ngờ gây lỗi cho việc biên tập media.
  3. Video mp4 sau khi ghi hình và chia sẻ lại theo kiểu Replay thường không xác định được lượng người xem lại, nhàm chán và hầu hết không tái sử dụng được, không hiệu quả cho người học do có thể họ chỉ cần xem những đoạn bị thiếu, chứ không phải xem toàn bộ video….
  4. Video dùng lại thường không có tính tương tác, chỉ thuần tuý là replay để xem lại, lại không ghi nhận được thông tin phân tích về người xem, người làm bài, hoặc giảng viên ít khi xem lại để biết mình dạy sai cái gì, thừa thiếu… để từ đó có thể giúp họ tự sửa lại mình nên nói gì, giảng/viết hoặc trình bày cái gì cho phù hợp hơn sau mỗi lần ghi hình, quả đúng là bãi rác điện tử số.
  5. Việc sửa, soạn “biên tập” lại Video và lồng CC, Quiz, Exam, Simulator, hoạt cảnh, Q&A … thường là phức tạp, lại không có nhiều công cụ hoặc chuẩn để nhúng vào LMS.
  6. LMS lại hạn chế dung lượng chứa các tư liệu media (kể cả dạng SCORM đã nén, thường video sẽ rất lớn và Quản trị LMS thường không cho phép giảng viên upload > 5 – 10Gb 1 file video như vậy, do Tài nguyên LMS còn phải xem xét với hàng tram giảng viên như vậy là không khả thi).
  7. LMS là nơi chứa các nội dung giáo trình giáo án dạng tương tác số nhưng kích thước file thường nhỏ < 1 – 4 GB vì ngoià việc upload lên, giảng viên còn phải để cho hệ thống chấm điểm, Log ghi nhật ký tương tác của học viên, sau này còn nâng cấp sửa đổi giáo trình giáo án qua các khoá học… Việc lưu Media Video, Audio, CC chuẩn SCORM cũng trên LMS là thách thức vượt khả năng của hệ thống LMS kể cả LCMS có tích hợp phần mềm chuyên dụng cho phần CDNphân phối nội dung media số” vì còn nhiều học viên/sinh viên truy cập, tương tác trên hệ thống nội dung SCORM nói trên, điểm chăm chỉ/chuyên cần, điểm ôn thi, điểm kiểm tra…

Dưới đây tôi xin trình bày cách làm Media Video mà các Giảng viên/giáo viên/ trợ giảng có thể tự làm các nội dung Video giảng dạy có ý nghĩa giáo dục sư phạm, có thể có giá trị kinh tế và quan trọng trong kỷ nguyên Đào tạo số.

Phần 2. Dùng MS Team ghi hình các buổi giảng dạy:

Truy cập Web địa chỉ https://teams.microsoft.com

Đăng nhập bằng tài khoản của Giảng viên/Giáo viên dạy lớp:


Chọn nút 3 chấmvà chọn menu “Start recording


Sau khi bấm chế độ ghi hình lớp học, buổi học diễn ra và cho tới khi kết thúc, chúng ta sẽ bấm Stop recording.

 

Phần 3. Xuất ra file MP4 và nhúng vào ActivePresenter 8:

Truy cập vào MS Team thông qua Web: https://teams.microsoft.com


Truy cập vào Tab: Files > Chọn mở thư mục Recordings trong SharePoint Online


Bấm phải chuột vào dấu
trong cột có chứa Video MP4 cần tải về.

 

Phần 4. Dùng ActivePresenter8 biên tập lại nội dung Video:

Mở ActivePresenter 8 và đặt tên New Project cho Bài giảng, sau đó Add thêm các Video MP4 đã download từ MS Teams về


Chi tiết các thao tác sửa Video MP4 tham khảo bài viết: https://thangletoan.wordpress.com/2021/12/07/dung-active-presenter-soan-lai-tai-lieu-giang-day-so-trong-lms-theo-chuan-html5-va-scorm-1-2/

Tiếp theo, xuất ra file HTML5 chuẩn SCORM 1.2:

Trước khi xuất ra SCORM nên kiểm tra cấu hình xuất file đã được định nghĩa: Font, Color, size borders, tên tác giả, logo bản quyền …. Đã chuẩn chưa


Tiếp theo chọn xuất ra SCORM 1.2 cho LMS



 

Phần 5. Dùng ActivePresenter8 xuất SCORM và xử lý lại các file MP4s (đổi tên file):

Khi xuất ra file SCORM 1.2 từ ActivePresenter 8 thành công, chúng ta nên dùng 7.zip để Open Archive hoặc Extract file .zip


Vào thư mục HTML5 của file nén .zip


Mở tiếp đến thư mục con resources:

Tìm và lọc chọn hết các file có đuôi Media video .mp4 và chọn để copy ra thư mục Explorer với

mục tiêu chính là sửa tên file cho dễ nhìn, sắp xếp theo trình tự nội dung để học viên/sinh và giảng viên quản lý/ theo dõi dễ hơn:


Chúng ta có thể lấy theo tên có ở mục lục đã biên tập ở phần ActivePresenter8 cho thuận tiện


Sau khi đổi hết tên các file MP4 theo tên có trong mục lục ActivePresenter8, chúng ta sẽ Upload các file đó lên Youtube.com để hosting Media và lấy URL nhúng vào LMS/LCMS

 

Phần 6. Sau khi đổi tên file mp4, Upload vào các Channel của Youtube:

Chúng ta mở Youtube.com với tài khoản của Giảng viên/giáo viên, bấm nút TẠO “CREATE”:


Mở thư mục có chứa các file MP4 đã đổi tên theo số thứ tự các mục lục nói trên. Kéo thả các file đó vào cho youtube upload hoàn thiện


Thường các nội dung Video là rất nhiều và phân thành từng Cảnh “scenes” hoặc theo chủ đề giảng dạy “Modules” hoặc theo môn dạy/lớp dạy … nên trên youtube sẽ

Nên tạo thành các Danh sách “PlayListed” để phân bổ “mapping” vào các file mp4 giúp dễ quản lý, dễ chia sẻ, bảo mật hiển thị nội dung với từng đối tượng người xem khác nhau.

 


Trong quá trình Upload nên youtube/tearchertube.com chúng ta phải cấu hình một số thông số hợp lý như:

Tên chủ đề/môn/chương dạy:


Thậm trí nên copy lại Tiêu đề và Đường liên kết của Video URL ra 1 file txt để giúp sau này có thể dùng lại cho SCORM 1.2, nhúng vào các bài viết khác…

Lưu ý: Nên đưa các Video MP4 vào các Danh sách (PlayLists) để dễ quản lý, nâng cấp, thay đổi và chia sẻ nội dung.


Nên tạo DANH SÁCH PHÁT MỚI “Play listed” mới và định nghĩa chế độ hiển thị “Không công khai – Unlisted” giúp bảo mật và chỉ hiển thị đúng với đối tượng cần sử dụng.


Sauk hi tạo được Danh sách phát, chúng ta cần chỉnh cấu hình cho video đang upload lên Youtube theo đúng Danh sách phát vừa tạo


Bấn nút tiếp “NEXT” Sang phần Tab “Các thành phần của video”, nên xoá Bản dịch Tiếng Việt do Youtube tự động dịch (chất lượng dịch từ vi sang en hoặc ngược lại không dùng được).



Sau khi xoá bản dịch tự động, chúng ta bấm TIẾP “NEXT” chuyển tab “Kiểm
tra“, các vấn đề không phạm bản quyền và các luật sử dụng âm thanh .. chúng ta sẽ chuyển tiếp


Các nội dung là giáo dục, nghiêm túc, và tuỳ từng độ tuổi chúng ta phải chọn các vấn đề chính xác và nghiêm túc theo luật như: đây không phải là nội dung dành cho trẻ em.


Cuối cùng, nội dung giảng dạy chỉ dành cho các học viên, sinh viên theo lớp/môn/khoá học của Giảng viên, nên chúng ta sẽ chọn “không công khai” rồi bấm nút “LƯU”


Chúng ta lặp đi lặp lại các Vide MP4 khác khi upload xong và Youtube.com sẽ hiển thị danh sách các nội dung video đã cấu hình:


 

Phần 7. Dùng iSpring plugin MS PowerPoint để thiết lập lại nội dung Slider (Outline) cho các Video nhúng URL link của Youtube:


Tạo ra các Sliders trình bày chủ yếu là Title là tên môn học/ ngày/ buổi giảng dạy…


Đến Slider cần đưa URL tương ứng với Video có ở Youtube.com:


Copy/ dán và bấm nút Preview để kiểm tra đúng video, sau đó bấm nút OK để đóng cửa sổ nhúng URL


Sau khi sửa cả Tiêu đề của Slider vừa xong, Chúng ta làm tương tự với các Slider khác

Cuối cùng, chúng ta sẽ bấm Menu: iSpring Suite > Bấm nút Ribbon: Publish


Bấm nút Kiểm tra (Preview)


Sau khi chọn đúng Font, size, color, các vị trí trình bày và các công cụ cho người học cũng như tool tương tác online cho giảng viên chúng ta bấm Publish.


Phần 8. Trên LMS dùng quyền cuả “Giảng viên” hoặc “Trợ giảng” Tạo chủ đề cho môn học và Upload SCORM 1.2 vào LMS:


Cuối cùng là kiểm tra kết quả khi vận hành LMS trong môn học có SCORM Video đã upload:


 

Phần 9. Báo cáo và phân tích chất lượng giảng dạy, học tập của học viên/sinh viên trên LMS và PBIrs:

  • Nội dung dễ trình bày, dể theo dõi, có tương tác (Marker Tools, Presenter Info, Resources …)
  • Người học viên/sinh viên có thể tra cứu xem lại nhanh ở các Slides trong mục OUTLINE.
  • Trong các video có Quiz, Test Exam thì hệ thống sẽ tự chấm điểm, và thực hiện các chính sách như: phải làm bài qua 70% điểm thì mới cho bật Slider tiếp theo…
  • Hệ thống LMS xác định chính xác vị trí từng người xem đang dừng ở Slider nào … có thể quy đổi ra điểm chăm chỉ để giáo viên xác định câu hỏi, các đánh giá về khả năng kiến thức nắm bắt của người học.


Giảng viên có thể dễ dàng theo dõi chất lượng học, tình hình học tập của từng cá nhân/ toàn bộ khoá học để điều chỉnh:

  • Điều chỉnh thời lượng học,
  • Đặt câu hỏi/thảo luận tập trung vào các phần mà học viên chưa/đã học để củng cố kiến thức,
  • Bổ sung các câu ôn tập, ôn thi và kiểm tra sát với lượng kiến thức mà học viên đã đọc/xem/làm bài…

 

Ngoài ra, Giảng viên/giáo viên có thể xuất ra Excel Report hoặc các hệ thống Database SQL có phần mềm công cụ phân tích như PowerBI , Power Query Excel để xử lý chuyên báo cáo



 



 

Phần 10. Dùng PowerBI phân tích chất lượng giảng dạy và học tập của học viên/sinh viên:


Và dùng các bước xử lý cơ bản tạo ra file PBI phân tích mẫu các báo cáo điểm số, chăm chỉ và chất lượng đào tạo



 

 

Sau khi design xong Báo cáo phân tích về hệ thống Điểm số, Chăm chỉ trên PowerBI dựa vào bảng điểm Excel đã được xuất ra từ LMS,

Nhà trường/ Trung tâm đào tạo có hệ thống Máy chủ PBI Report Server, giảng viên/Giáo viên sẽ xuất ra báo cáo Dashboard.



Lưu ý: Cách trên chỉ thực hiện được khi máy tính đang chạy PBI Desktop rs phải được join domain với cụm máy chủ PBI RS server.

Hoặc dùng cách đơn giản hơn Upload file .pbi vào hệ thống PowerBI Report Server theo các thư mục do Quản trị nhà Trường cấp quyền



Xem chi tiết Dashboard


Tóm lại,

  • Giáo viên/giảng viên đã lập báo cáo phân tích điểm số, chăm chỉ để Lãnh đạo Nhà Trường và các bộ phận liên quan tới việc theo dõi, báo cáo tình hình chất lượng học tập của học viên/ sinh viên
  • Một cách Quản lý chương trình đào tạo liên tục, lâu dài, minh bạch, phân tích chất lượng đào tạo có chiều sâu, thực chất.
  • Tất cả các Dashboard “báo cáo phân tích nhanh/chi tiết” đều có thể truy cập qua Web, Smartphone, máy tính trực tuyến trong Toàn Trường/Trung tâm đào tạo.
  • Nếu muốn theo dõi phân tích các trợ giảng, cũng như trình độ/chất lượng đào tạo của Giảng viên đứng lớp cũng áp dụng được.
  • Chúng tôi sẽ có cơ hội vừa giảng dạy vừa tự sản xuất nội dung số và thương mại chúng với ý nghĩa tốt đẹp, mở rộng, nâng cao và ngày phát triển giáo dục số, chúng tôi không hy vọng và phương pháp dạy thêm dạy lụi mà là mở tư duy người học bằng việc cung cấp thật nhiều tư liệu số của chính mình làm ra.

Ví dụ: lập ra các Shop, các thư viện điện tử cho thuê, cho mượn, bán sách hoặc Video nội dung số của chính Giảng viên/giáo viên trong Trường/ Trung tâm đào tạo


Một cách nghĩ một cách làm, tôi yêu người Việt Nam!

Cách thức bổ sung ngân hàng đề thi cho các Chương trình thi chứng chỉ trực tuyến trên LMS Moodle


Tiếp tục các bài viết thuộc nhóm chủ đề Xây dựng kỹ năng Điện tử Số hoá trong Đào tạo, E-learning, LMS, LCMS, MOODLE và MOOC

Tham khảo:

Hướng dẫn tận dụng lại Sơ đồ Tư duy version cũ (wise-mapping)


Cách sản xuất Video SCORM có chứa tương tác , chấm điểm dùng chuẩn HTML5 và SCORM trong LMS


 

Phần 1. Lưu đồ để làm các câu hỏi đề thi bổ sung vào ngân hàng đề thi:

 


Phần 2. Phần mềm Soạn đề thi theo chuẩn XML/LMS:


 

Phần 3. Cập nhật XML lên LMS theo chuẩn Moodle SCORM:

Truy cập LMS bằng quyền Giảng viên “Teacher” hoặc Trợ giảng “Non-Editor Teacher” và bật trạng thái Soạn giáo trình “Turn Edit”:


Ở mục Block “Administration Courseware” và chọn mục Ngân hàng đề thi “Question Banks”:


Tạo tên cho Môn thi hoặc khoá thi hoặc kỳ thi…


Trong trường hợp này chúng ta chọn Vùng 2, dùng cho cả khối nghĩa là nhiều khoá học hoặc phiên bản cũ -> mới đều dùng để ôn thi và thi trực tuyến hoặc thi trực tiếp được.

Kéo xuống phía dưới sẽ có form khai báo tên ngân hàng đề thi mới


 

Nhập tên của Ngân hàng đề thi (không được trùng tên với các đề thi cũ)


 


 

Tiếp theo chúng ta chuyển sang Tab: Nhập


Tiếp theo, ta kéo xuống phía dưới để nhập tên file XML đã soạn đề tư công cụ soạn


Sau khi nhập xong file đề thi


 

Kéo xuống dưới cùng nội dung đã được nhập (không bị báo lỗi về điểm số đã cho từng câu…)


Hệ thống sẽ tự động nhảy về Tab: Ngân hàng câu hỏi


Danh sách từng câu hỏi, đáp án, điểm số của từng câu

Lưu ý:

  • Các sai sót trong phần ngân hàng đề thi này có thể sửa riêng lẻ từng câu, nhưng một khi đã được tạo thành các Bộ câu hỏi Quiz thi trực tuyến và một khi đã/đang có thí sinh thi, chúng ta không thể sửa chữa các câu trong ngân hàng đề ngay lúc đó (Bảo mật, tính toàn vẹn, minh bạch và công bằng với người thi – “Sai cùng sai, đúng cùng đúng”.
  • Theo kinh nghiệm chia sẻ, để tránh sai sót như điểm số, nội dung câu hỏi hoặc đáp án. Nên sửa theo quy trình 1 chiều nghĩa là:
    • Sửa nội dung từ phần mềm soạn đề (sau đó có thể upload lên LMS/Moodle hoặc không cần),
    • Nếu nội dung sửa ít thì chỉ cần Sau đó mở phần Ngân hàng đề thi trên LMS và sửa lại các sai sót đó
    • Cách làm này hiệu quả, đơn giản và để tránh thiếu sót sau này.

 

Phần 4. Chọn các câu hỏi từ Ngân hàng đề thi ra làm bộ đề/bài thi hoặc Bài ôn thi chứng chỉ với nhiều tiêu chí:

  • Câu hỏi ngẫu nhiên,
  • Câu trả lời bị tráo đáp án,
  • Thí sinh cùng lúc sẽ có nội dung câu khác nhau,
  • Giới hạn thời gian, Số câu, Số lần làm bài,
  • Chỉ có Trình duyệt duy nhất được hỗ trợ hoặc phần mềm làm bài trên Web Browse (Opera, Safari …),
  • Hạn chế truy cập các công cụ search, FB, Google, Yahoo.
  • Chặn Clipboard copy/paste
  • Chặn Download/Upload,
  • Màn hình Recording làm bài,
  • Theo dõi bàn phím/con chuột của thí sinh làm bài và có ghi hình thời gian thực làm bằng chứng.

 

Sau khi chúng ta tạo ra một chủ đề mới và đặt tên chủ đề là ôn tập/ Chương trình thi chứng chỉ ….


Bấm thêm hoạt động hoặc tài nguyên


Khai báo cấu hình quy định về bài thi


 


Các hình thức thi được thể hiện theo kiểu thay đổi Số lần làm bài “retake”:


Trong các quy chế về số lần thi/làm bài rất khác nhau theo từng tính chất của từng loại kỳ thi.

Ví dụ 1: ở Hãng IBM, Microsoft, VMware, CISCO, CompTia… được tổ chức thi các kỳ thi qua các hãng Uỷ quyền như Prometric hoặc Pearson Vue …

  • Số lần thi sẽ tính theo mức độ điểm được gọi là Pass “đỗ” 300 / 500 điểm quy đổi ~ 6 điểm hoặc 700/1000 điểm ~ 7 điểm và
  • Fail “trượt” khi điểm dưới các mức nói trên.
  • Lần 1 mà không pass thì
  • Nộp tiền thi lần 2 (được phép thi lại sau 1 tuần), nếu vẫn fail thì
  • Nộp tiền thi lần 3 (được phép thi lại sau 1 tháng), nếu vẫn fail thì
  • Nộp tiền thi lần 4 (được phép thi lại sau 1 năm) nếu vẫn fail thì bỏ môn thi không cần lần 5.

 


Cho phép hiển thị ảnh thẻ của thí sinh



Hệ thống LMSkhông publish/NAT online mà phải đi qua hệ thống Cloud Edge nên phần này không dùng

Có thể dùng bào mật Layer 3, chặn dải IPv4, thời gian vào thi …


Hệ thống LMSkhông publish/NAT online mà phải đi qua hệ thống Cloud Edge nên phần này không dùng

 

Nếu muốn quản lý kỳ thi theo từng lớp, đợt hoặc khối để tránh lộ đề thi…


 

Nếu muốn quản lý chấm điểm “chăm chỉ” tinh thần làm bài …


Gán thẻ để giúp Giáo viên, Trợ giảng hoặc Học viên tìm dễ dàng phần ôn/ thi


 

Tiếp theo


Chỉnh sửa bổ sung câu hỏi trong đề thi


Cấu hình cách tính điểm và kiểu câu hỏi ôn/thi trắc nghiệm:



 

Chọn số lượng câu bị tráo trong 1 .. n đề thi của n thí sinh


Lưu ý: Nếu số lượng câu hỏi trong ngân hàng đề lớn hơn 100 câu > Number of Random questions (100)

thì nên chọn lượt 1 là 100 câu và lặp lại lựa chọn trên 1 hoặc nhiều lần tiếp theo để thểm “add” vào cho hết tổng số câu hỏi trong ngân hàng đề.

Ví dụ: Ngân hàng đề có 375 câu, thì ta sẽ phải add 3 lần 100 câu tráo đề và lần thứ 4 sẽ add 75 câu tráo đề còn lại = Sigma(100q x 4 + 75q)


 

Sau khi tạo xong các trang và số lượng câu thi thì việc này đã chính thức đưa bộ đề tráo câu thi trắc nghiệm vào hệ thống LMS,

Thí sinh cũng như hội đồng thi có thể bắt đầu kiểm tra, vận hành thi thử … kiểm duyệt và tổ chức hệ thống chính thức bước sang phần thi trực tuyến.




 






Chúng ta có thể mở lại các trang đề thi để sửa và kết thúc ở trang cuối (câu hỏi cuối cùng)


Bấm nút “Làm Xong”



Bấm nút Xác nhận “NỘP BÀI VÀ KẾT THÚC

Hệ thống LMS báo điểm


Đây là kiểu Ôn tập/ôn thi nên Giảng viên đã cấu hình cho phép học viên biết câu sai, câu đúng. Còn trong các kỳ thi thực sự sẽ không có chuyện đó


 

Chúc các nhà giáo, các giảng viên và các lãnh đạo nhà trường/Trung tâm Đào tạo Giáo dục luôn luôn

  • Đầu tư,
  • Vận hành các hệ thống các kỳ thi Hiện đại, Văn minh, Công bằng, Minh bạch và Sáng suốt để giúp chọn lọc ra những Thế hệ
  • Học sinh/ Sinh Viên/ Thí sinh tốt, làm bài nghiêm túc, chuyên cần học /ôn thi kỹ lưỡng và vượt qua các kỳ thi Online/Offline/Blending hiệu quả, trung thực

Một hình thức Tuyển dụng Kỹ sư/Cử nhân Lành nghề và Lý thuyết vững vàng!

Bệnh “Ngộ nhận” là gì ? làm sao lại có bệnh này và cách chữa bệnh này ?


Trên đời hoạn lộ có rất nhiều cảnh đời và con đường mà mỗi người chọn để đi, để sống “ĐƯỜNG SỐNG” và cái nghiệp nó dẫn dụ đi theo “NGHIỆP DẪN” (hơi khó hiểu ở vế sau, nhưng mà có lẽ đúng vì chúng ta luôn có 2 vế để mà cân bằng).

Sống trên đời có 2 thứ chúng ta xét tới đó là:

Loại người thứ nhất: sẽ nói nhiều trước khi làm hoặc “chém gió” trước khi nghĩ và làm thực.

Loại người thứ hai: sẽ làm hùng hục trước khi nói hoặc “Trảm” trước khi tấu (ít có khả năng mắc bệnh, không bàn đến trong bài này).

– Tôi xin vẽ cách hiểu logic của những thứ nói trên như sau:

image

– Xét theo góc độ bệnh học: chúng ta có thể đổ lỗi về căn nguyên bệnh này là do Virus “Ngộ nhận”

Virus bệnh này ấp ủ thường trực trong mỗi suy nghĩ con người chúng ta, với những ai tỉnh táo, sáng suốt, mạnh khỏe tinh thần thì nó khống có điều kiện chuyển thành bệnh, với bất kỳ ai mụ mẫm, háo danh, mờ mắt chỉ cần có điều kiện là mắc bệnh ngay.

Các Cán bộ viên chức nào cũng mong muốn có bảng thành tích cá nhân vàng chóe để khẳng định khả năng sáng tạo, sự thông minh nhạy bén, khiếu diễn thuyết, tài viết lách, cuốn từ điển sống của tri thức, trình độ thuyết phục dẻo đến kiến trong lỗ cũng phải bò ra…

Muốn kết luận được tài năng của bản thân lại cần đến những người xung quanh nhận xét về mình, mà thái độ của thiên hạ vô cùng đa dạng:

  1. Người dĩ hòa vi quý lúc nào chẳng gật gù, nắm tay lắc lắc,
  2. Người giữ xã giao mỉm cười, nhìn xa ngẫm nghĩ,
  3. Người không muốn biểu lộ thái độ thì quay đi chăm chú làm việc khác,
  4. Chỉ một thiểu số người vì lý do sâu xa nào đó sẽ tán thưởng nồng nhiệt khen ngợi hết lời, tấm tắc lắc lư thế là cơn bệnh ngộ nhận bắt đầu phát tác tự nhiên hơn cả ruồi.

Những người ngộ nhận thấy tự tin hơn, khi gặp gỡ đồng nghiệp và cấp trên rất đon đả, chững chạc, trong đầu họ lăm lăm một số ý tưởng, chủ đề thu phát được qua các tần số tán gẫu công cộng, chỉ đợi dịp là thao thao bất tuyệt.

Hệ quả: vậy là đã có nhiều sếp cứ ngỡ rất tình cờ tìm ra nhân tài bèn tin cậy giao việc cho mặc sức thể hiện và ung dung đợi kết quả như ý trong khi những tài năng này lo toát mồ hôi hột chạy vạy nhờ vả anh em, bạn bè giúp đỡ làm hộ, viết thuê để cốt sao thành quả thật hoành tráng tương xứng với năng lực mà bản thân và cấp trên cùng ngộ nhận.

Tác dụng phụ:

Không ít trường hợp đã biết rõ mình nhưng cố tình “hình tượng hóa bản thân – nặn tượng”  cao lồng lộng bằng cách lo lót bằng cấp này nọ, thuê làm luận văn để đại từ nhân xưng có thêm mấy tiền tố đáng nể hơn. Một số người khác còn bào chế những tuyệt chiêu bằng cách quảng cáo, khuếch trương những quan hệ ảo. Họ thường đưa ra vài đại từ nhân xưng thân mật hoặc danh từ riêng kiểu:  cái tay Nguyễn Văn X này, ông anh Minh Z ấy, sếp Trần Y chứ gì… với giọng điệu người nhà, thậm chí còn lấy điện thoại di động ra bấm số gọi ngay, sau một lúc lại thanh minh tiếc rẻ anh ấy, sếp ấy chắc đang bận họp nên tắt máy (thực tế đọc được mấy cái tên này trên báo chí hoặc nghe ai đó kể chuyện có quen biết, thế là coi như bạn người cũng là bạn mình, “thế giới đại đồng “).

Qua kịch bản biểu diễn của bệnh nhân ngộ nhận ấy mà khối người lác mắt, cung kính nhờ cậy việc này việc nọ…

Xét trên khía cạnh nhân văn, người nào ngộ nhận về bản thân thì bất lợi trên đường sự nghiệp. Lý do là mình tự kỷ ám thị đến mức theo chủ trương duy ngã độc tôn, coi thiên hạ yếu kém, mãi đến lúc sực tỉnh mới ngấm sự chán ngán, suy sụp. Hơn nữa, để người khác ngộ nhận về mình thì hậu quả xấu cho cả hai bên: người được ngộ nhận càng đắc ý uống thuốc mê quá liều khó tỉnh, người ngộ nhận thì thất vọng bởi không chọn đúng mặt gửi vàng, lại còn hoang mang vì trình độ bản thân không phân biệt được thật giả, hay dở. Có những người chưa từng hiểu lầm về bản chất và năng lực của mình nhưng do vài lần được khen thành tích nhỏ như ong mật thành con chim công, thế là vênh váo tự hào coi mình bắt đầu gia nhập thế hệ thiên tài mới. Tất nhiên không phải ai cũng cả tin với lời khen như vậy nhưng do được nhiều lời khen lấy lòng quá đâm ra sung sướng, tự thấy mỹ mãn với mình.

Nguyên nhân bệnh thêm nặng:

Có thể kết luận rằng: khen ngợi không trung thực chính là nguyên nhân khiên cho bệnh ngộ nhận phát tác. Tăng bốc phỉnh nịnh là liều thuốc độc cực mạnh giết chết nhận thức chân chính. Ngỡ rằng đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ có thuốc chữa trị, nhưng giời ạ, khó lắm! Làm gì có loại cân đo vi chính xác để xác định lời khen nào thật, giả? Có ai thừa nhận rằng những lời mình vừa nói là tâng bốc? Cho nên danh ngôn mới chua rằng: lời nói như tên, đã cắm vào tai ai, không tài nào rút ra được. Tất nhiên, cần có ngoại lệ cho những câu nói khiến cho người ta ngộ nhận, đó là những mũi tên vô hình tẩm mật ong rừng! Ngọt ngào lắm ai ơi!

 

Phương pháp chữa:

Rất ít thuốc để chữa, thuốc rất đắng tùy thuộc cấp độ bệnh nhẹ hay nặng và quan trọng “Tự vấn lương tâm và tự giác ngộ”:

  • Có thấy sai không ?
  • Có thấy cần quay đầu lại để làm lại mà không hối tiếc không ?
  • Có tự vấn lương tâm chua sót trước khi trở thành người có “Đạo đức giả” không ?

 

Thuốc chữa chỉ có tác dụng hiệu quả:

  • Khi thấy cảnh đời con người đau khổ, chỉ có cảm thông sâu sắc, chia sẻ với họ thật lòng, các bạn à: “sống trong đời sống cần có tấm lòng cao thượng  biết hy sình vì gia đình, người thân, bạn bè” mới không bao giờ còn cái bệnh Quỉ quái đó.
  • Trong lời ăn tiếng nói phải tử tế, trân thành và biết trân trọng mọi người

(từ cái nhỏ nhất đừng có văng tục chửi thề, ngay cả từ viết tắt chửi tục cũng vậy – vì cái tâm của bạn nó nghe được, nó cũng sẽ nhớ được, nó thành quen ở mồm “Khẩu thiệt” thì nó cũng có thể dẫn đến ở ý thức, nhận thức và hành động của bạn “nó là Vô thức ý” rồi dẫn tới hành sử thực tế của bạn. Đậy gọi là “NGHIỆP DẪN Ý” nhiều tai họa, tính mạng hiểm nguy chỉ bởi lời ăn tiếng nói, câu viết như vậy đó).

  • Đừng lười suy nghĩ, đừng lười lao động chân tay hay trí óc, hãy vận động để sáng tạo hãy học hỏi thay vì ngồi chỗ “Chém gió”, hãy làm việc cho dù “Chó cứ sủa đoàn người cứ đi”.
  • Không phải vì bạn đóng góp cho ai, cho xã hội nào, cho công ty nào được nhiều giá trị là vinh quang đâu, đừng lầm tưởng nay có thể là như thế này mai thế khác nhưng Lao động là vinh quang.
  • Hạn chế “Chém gió” khi có thể là tiết kiệm thời gian dành cho Lao động hoặc chỉ đúng với mục đích tôn cao giá trị của “Lao động là vinh quang”.

 

Chúc Cô gì, chú bác, anh chị em và tất thẩy Trời – người – các loài vật không mắc bệnh “NGỘ NHẬN” !

 

Trích báo:  Hà nội ngàn năm văn hiến.

P.S: Bài này không có trong báo sức khỏe & đời sống.

THAM LUẬN TRONG HỘI THẢO KHOA HỌC "TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC GIẢNG DẬY VÀ ỨNG DỤNG CNTT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN THEO NHU CẦU ĐỔI MỚI”


 

Nhìn từ góc độ của một trong những người làm kinh tế, phát triển đội ngũ những người có năng lực lao động sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và Viễn thông nhằm đem lại nhiều giá trị thiết thực và ổn định phát triển kinh doanh cho Doanh nghiệp. Chúng tôi nhìn nhận Đổi mới Giáo dục  theo hai mục đích:

         Bắt nguồn từ sự kế thừa truyền thống Cha Ông, tinh thầnHiếu học” và nhìn lại các hoạt động cách tân giáo dục đầu thế kỷ 20 để nhận thức được rõ ràng sự đổi mới, cách mạng, tính hiện đại trong triết lý giáo dục và phương thức thực hiện đầy sáng tạo của các nhà giáo dục canh tân thời đó.

         Từ nhận thức được giá trị Canh tân đem vào thời kỳ Đổi mới nhằm khuyến khích giáo dục áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mới, cách tân giáo dục và cụ thể hơn chính là hướng các giáo viên, học sinh, sinh viên đến với những sự nghiệp “Giác ngộ giáo dục”.

Nhìn từ góc độ kinh tế: Sản phẩm của giáo dục chính là những con người được giác ngộ giáo dục, chất lượng giáo dục phải được đánh giá bằng yếu tố kinh tế và văn hóa.

Đánh giá hiện trạng:

Suốt 5 năm qua, Doanh nghiệp chúng tôi đã thực hiện nhiều đợt tìm hiểu, nghiên cứu và có đánh giá với tình hình phát triển năng lực và chất lượng nhân lực CNTT của Việt Nam thông qua các đánh giá của nhiều vị lãnh đạo các Trường Đại học tại Việt Nam:

Tôi xin dẫn chứng như:

Ông Nguyễn Việt Hải, Phó hiệu trưởng Đại học Hải Phòng, cũng cho rằng chất lượng đào tạo nhân lực CNTT hiện còn một khoảng cách khá xa so với thực tế. “Tuy nhiên. cũng cần phân biệt rõ : nhiệm vụ của các trường đại học là đào tạo kiến thức cơ bản chứ không phải là đào tạo kiểu dạy nghề. Còn để sinh viên ra trường có thể nhanh chóng nhập cuộc với doanh nghiệp, cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp,” ông Hải nói. Trên thực tế thì sự gắn kết này còn khá lỏng lẻo. Không có mấy doanh nghiệp đặt vấn đề với nhà trường phải đào tạo sinh viên như thế nào. Theo ông Hải, doanh nghiệp nên phối hợp với nhà trường để giúp đào tạo giai đoạn cuối, hoặc đào tạo bổ sung những kiến thức thực tế với khoảng thời gian vài tháng.

 

Ông Nguyễn Hồng Anh, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng, cho rằng do đặc thù của thị trường lao động CNTT là phục vụ cho rất nhiều lĩnh vực, ngoài kiến thức về tin học còn đòi hỏi các kiến thức chuyên ngành và nhiều kỹ năng khác, nên việc tái đào tạo là cần thiết. Hiện nay, đa số các nhà tuyển dụng đều đánh giá sinh viên Việt Nam cần cù, sáng tạo và có kiến thức cơ bản tốt. Song, ngoại ngữ còn yếu nên họ chưa phát huy hết khả năng của mình. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT, theo ông Hồng Anh, một trong những vấn đề bức thiết hiện nay là áp dụng mọi biện pháp để nâng cao trình độ ngoại ngữ. “Một trong những biện pháp mà các nước đã áp dụng là quy định sinh viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ mới được nhận bằng tốt nghiệp. Điểm ràng buộc ở đầu ra này sẽ tạo động lực mạnh mẽ và bắt buộc sinh viên phải cố gắng đạt được trình độ ngoại ngữ theo quy định. Bên cạnh đó, cần tăng cường các chương trình hợp tác đào tạo và giảng dạy trực tiếp bằng ngoại ngữ cho sinh viên” .

Cơ hội và thách thức:

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Lê Doãn Hợp, chất lượng nguồn lao động thấp là một trong những lực cản phát triển của ngành CNTT-truyền thông Việt Nam. Với dự án nhà máy lắp ráp và kiểm định chip tại TP.HCM, Intel dự định tuyển 4.000 người lao động. Thế nhưng, khi phỏng vấn 2.000 sinh viên năm cuối, chỉ có khoảng 100 sinh viên đạt yêu cầu tuyển dụng. Cũng như vậy, Renesas Việt Nam có nhu cầu tuyển 500 kỹ sư, nhưng trong hai năm chỉ tuyển được 60 người trong số 1.000 người dự tuyển. Và số được tuyển còn phải qua đào tạo thêm từ 3-6 tháng mới có thể làm việc…

Công ty chúng tôi sau gần 5 năm mới tuyển dụng được 30 người sau đó phải qua đào tạo 4- 5 tháng mới có thể làm việc, một bài toán rất nan giải, kém hiệu quả cho Doanh nghiệp khi phải đầu tư nhân lực tại thị trường Việt Nam.

Câu hỏi của chúng tôi hôm này vẫn đồng nghĩa với câu hỏi cách đây 5 năm của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: “CNTT Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với làn sóng đầu tư quy mô chưa từng có. Song, nỗi lo ngại lớn nhất hiện nay là làm thế nào tìm đủ nguồn nhân lực CNTT đáp ứng được nhu cầu”.

 

Trải nghiệm thực tiễn:

Với hơn 16 năm làm công tác Công nghệ thông tin, nhiều năm học tập, nghiên cứu và làm việc tại nước ngoài. Tôi xin phép đưa ra 2 ví dụ và có cả nhận định của tôi về vấn đề Giáo dục tại Việt Nam như sau:

  1. Tôi đã bỏ ra rất nhiều dịp để hỏi các bạn hữu và những người có vai trò quan trọng trong công tác quản lý giáo dục tại nước ngoài (nước Đức) như: Luật sư kinh tế chính sách đối ngoại Thu Lan Böhm, Bác sĩ Jens Kroll Đại học y khoa Munich đều cùng cho biết những con số đáng buồn của sinh viên Việt Nam:

         Hơn 63% sinh viên không theo được hệ thống tín chỉ châu âu ECTS, không chủ động, không có óc sáng tạo và không tập trung thời gian cho học tập trau dồi kinh nghiệm.

         20% trong  số đó xin được hạ cấp từ trình độ đại học xuống cao đẳng để theo đuổi học hàm (mặc dù trong số đó có 3 -4 thạc sĩ bảo vệ ở Việt nam).

         Điểm yếu mà họ nhận thấy nhất đó là tính chủ động giao tiếp ngoại ngữ, CNTT quá yếu không có nhiều kỹ năng xử lý, và đặc biệt không biết đến khái niệm “Năng lực tổng hợp trong lĩnh vực chuyên sâu”.

  1. Thời gian công tác ở các tổ chức như: FAO, Hải quan Italia, Tây ban Nha và ở Đức tôi có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các sinh viên trường Đại học Kinh tế Rome Tor Vergata.

         Thầy hiệu trưởng đọc lời hứa hẹn như sau:

Sau hai năm đào tạo chuyên sâu, sinh viên sẽ được chuẩn bị tốt như các nhà kinh tế để bắt đầu một nghề nghiệp trong:

·         Các cơ quan nghiên cứu của chính phủ các tổ chức kinh tế quốc gia và quốc tế.

·         Các tập đoàn lớn.

·         Ngân hàng lớn.

·         Tổ chức tài chính và các trung tâm nghiên cứu.

         Sau tháng đầu tiên tôi được nghe thầy Phó hiệu trưởng đọc báo cáo tình hình học tập “thất bại”:

·         90% sinh viên điểm dưới trung bình môn Khoa học máy tính.

·         85% sinh viên điểm dưới trung bình môn kỹ thuật máy tính.

·         64% sinh viên điểm kém môn thống kê xử lý trên mạng máy tính và cả ngoại ngữ (Anh ngữ – hóa ra họ cũng kém tiếng Anh như ta vậy ?).

         Ngay sau đó, thầy chủ nhiệm khoa đưa ra một số yêu cầu thay đổi trong học tập:

·         Các sinh viên phải tham gia kết hợp nghiên cứu sâu lý thuyết kinh tế và nghiên cứu cẩn thận các vấn đề thế giới thực tại và các tổ chức kinh tế. 

·         Các giáo viên trong quá trình đào tạo sinh viên kinh tế học lý thuyết 40% và ứng dụng thực tế ở mức cao nhất 60%, thông qua quá trình làm việc trực tiếp với các chuyên gia của FAO, tham gia hội thảo, và nghiên cứu giám sát trong một môi trường hỗ trợ CNTT.

·         Cuối chương trình cần có các cuộc thi chứng chỉ ngắn hạn về CNTT, về IELTS.

         Sau 1 năm, chính chúng tôi cũng không thể ngờ được rằng các bạn sinh viên lại có thể vượt qua những kỳ thi khó khăn đó một cách tuyệt vời: 100% tốt nghiệp với 22 chứng chỉ MBC (Microsoft Business Certificate) , 22 MBA với tầm cỡ quốc tế đã chờ đón họ, họ được đánh giá là các sinh viên có “Năng lực tổng hợp trong lĩnh vực chuyên sâu”. Giờ thì họ đang làm ở các vị trí rất quan trọng như FAO, Hải quan, bệnh viện quốc tế…

Như vậy, tôi đã có may mắn để tổng hợp và nhìn lại suy nghĩ của mình, so sánh nó vời nhiều cách nhìn và quan điểm của nhiều người về giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục bậc Đại học ở Việt Nam.

Chắc chắn rằng, nếu chúng ta không đưa thêm một hoặc nhiều hình thức đào tạo tín chỉ mới để đạt chất lượng tiêu chí chuẩn Quốc tế, chúng ta sẽ luôn bị luẩn quẩn, thụt lùi trong bài toán đầu ra cho cơ hội nghề nghiệp của sinh viên, đầu ra không đáp ứng chất lượng nhân lực của Doanh nghiệp…

Chúng tôi cũng đồng quan điểm với chủ trương của Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia mở trường đào tạo CNTT, khuyến khích hình thành những trung tâm đào tạo bổ sung để nâng cấp trình độ nhân lực CNTT sau khi đã tốt nghiệp đại học. Bên cạnh đó, cũng khuyến khích việc thuê các giáo viên, chuyên gia nước ngoài hoặc Việt kiều giảng dạy tại các trường đào tạo CNTT. Ngoài ra, còn tăng cường giảng dạy bằng những giáo trình tiếng Anh và đẩy mạnh mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường. “Chúng ta tham gia đào tạo CNTT trong bối cảnh thật đặc biệt, vì thế cần phải có cách làm phù hợp,” Phó thủ tướng  Nguyễn thiện Nhân nói.

 

Điểm mấu trốt hay là Câu hỏi mở:

Hướng nghiệp là một phương pháp học trong lĩnh vực đổi mới giáo dục bậc Đại học ? 

 

Đã từ lâu, chúng ta quan niệm đã là “Học Hướng nghiệp” nghĩa là học ở trình độ “thợ” hay là “thấp”. Thậm trí trong phương pháp đào tạo của Chúng ta là nghiễm nhiên đào tạo “Hướng nghiệp” nghĩa là đào tạo các trình độ Trung cấp hoặc Cao đẳng.

Đã nói tới “Hướng nghiệp” thì nói tới bằng cấp “thấp” chất lượng không cao vì không được một tổ chức Quốc tế nào công nhận.

 

Xét từ góc độ kinh tế và văn hóa chúng ta đang đánh giá và thực hiện sai vi trí của “Hướng nghiệp”, vì chỉ coi “Hướng nghiệp” như là đào tạo thợ thủ công, kỹ thuật bậc thấp khi so sánh với bậc đào tạo Đại học.

Ngày nay chúng ta đang thiếu thợ nghề thừa kỹ sư, cử nhân. Trong khi đầu ra của bậc Đại học là các kỹ sư, cử nhân hầu hết bị đánh giá là lý thuyết suông, có năng lực rất thấp về thực hành, hay gọi là không có tính “thợ nghề” thiếu hẳn “Năng lực tổng hợp trong các lĩnh vực chuyên sâu” .

 

Vậy, nên chăng chúng ta cần một hình thức đào tạo hệ thống “Hướng nghiệp” cho bậc Đại học luôn đi với nó là bộ môn tiêu chuẩn Quốc tế về giảng dậy và Chứng chỉ Quốc tế ?

 

Công ty chúng tôi đang đảm nhiệm trọng trách này với hơn 70 trường Đại học, cao đẳng và hơn 200 trường PTTH, PTCS trên toàn Quốc, con số này đang tăng lên hàng ngày.

         Nâng cấp hệ thống dịch vụ Email Outlook Live miễn phí, không giới hạn số lượng hòm thư cho tất cả các Trường thuộc Sở và Bộ GD&ĐT.

         Tư vấn triển khai các dịch vụ công nghệ điện toán, lưu trữ dữ liệu giảng dậy.

         Tập huấn, chuyển giao công nghệ quản trị và phát triển các dịch vụ Cổng thông tin Đào tạo.

         Đào tạo hệ thống “Hướng nghiệp” cho tất cả các bậc học yêu thích, đam mê và khát khao Công nghệ cao và mới.

         Thi chứng chỉ và cấp bằng đào tạo tín chỉ Quốc tế:

·        Hệ đào tạo văn phòng với chứng chỉ MBC.

·        Hệ đào tạo chuyên gia mạng CNTT với chứng chỉ IT PRO.

·        Hệ đào tạo chuyên gia CNTT, giải pháp Cổng thông tin với chứng chỉ MCTS.

·        Ngoài ra còn có các hệ đào tạo ngắn hạn: Quản trị dự án, PMI, CRM…

 

Hà nội, 10/10/2011

Lê Toàn Thắng.

 

Luận chứng:

         Kế thừa truyền thống:

Nhà văn Nguyên Ngọc coi Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào Duy Tân “là một hiện tượng đặc sắc, một tỉnh ngộ anh minh và dũng cảm khác thường, một nhận thức mới có tính chất chuyển thời đại, còn mới mẻ và thiết thực cho đến tận ngày nay”.

Nguyên Ngọc, “Một bước nhận thức mới về Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy Tân”, Chu Hảo và các tác giả khác, “Một trăm năm Đông Kinh nghĩa thục, NXB Tri Thức, 2008, tr. 6.

         Giá trị canh tân:

Bùi Khánh Thế, từ quan điểm ngôn ngữ học, khảo sát văn bản Văn minh tân học sách mà ông coi như một tuyên ngôn chính trị văn hóa của cuộc vận động duy tân và vai trò của chữ quốc ngữ trong đổi mới giáo dục.

        Quan điểm đổi mới giáo dục thời Canh tân:

Vũ Thế Khôi đi sâu phân tích cơ sở triết học của việc “thay hẳn hệ thống giáo dục với triết lý tĩnh bằng triết lý động” của các lãnh tụ Duy Tân – Nghĩa thục.

         Giá trị đổi mới trong thời Canh tân:

Trịnh Văn Thảo về Công ty Liên Thành, một công ty kinh doanh theo lối tư bản do các nhà canh tân về kinh tế ở miền trung và miền nam sáng lập vào năm 1906, cho thấy khẩu hiệu Chấn hưng Công thương của phong trào Duy Tân đã biến thành thực tại sinh động và thành công như thế nào.

Nhiều tác giả. “Lời giới thiệu.” Trong Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, hai thời khắc đầu thế kỷ, tr.11-15. NXB Văn Hóa Sài Gòn và Đại học Hoa Sen, 2007.

 

CÔNG TY TNHH NOVA SỐ – NOVA DIGITAL CO., LTD


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.

Cty TNHH NOVA DIGITAL được thành lập dưới sự tham gia cố vấn và đầu tư từ những chuyên gia công nghệ cao Microsoft, VMware, IBM, EMC với định hướng phát triển trở thành một trong những đơn vị hàng đầu về Sản xuất phần mềm Giải pháp, Tư vấn giải pháp, Dịch vụ Triển khai các Giải pháp phần mềm CNTT trong Quản lý Doanh nghiệp và Điều hành các hệ thống giải pháp Điện toán đám mây.

Đội ngũ nhân sự có năng lực, kinh nghiệm trên 10 năm về triển khai và đào tạo công nghệ, sở hữu nhiều chứng chỉ Quốc tế quan trọng đảm bảo khả năng cạnh tranh trong việc phát triển dịch vụ Đào tạo và triển khai giải pháp CNTT tại Việt Nam và các nước ĐNÁ.

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Công ty TNHH NOVA DIGITAL hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất phẩm mềm Quản lý bằng CNTT, Dịch vụ triển khai và Đào tạo CNTT với thế mạnh nhiều năm kinh nghiệm:

  • Phát triển dịch vụ đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin – Kinh tế và Viễn thông.
  • Đối tác Hợp tác cung cấp các giải pháp CNTT cho 3 Hiệp hội chuyên ngành:
    • Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam – VASEP (hơn 500 Doanh nghiệp thành viên trong các lĩnh vực XNK, Chế biến, Sản xuất, Ngân hàng, Thương mại Thuỷ sản).  website: http://www.vasep.com.vn/ 
    • Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (hơn 300 Doanh nghiệp thành viên trong các lĩnh vực XNK, chế biến, sản xuất, Ngân hàng, Thương mại Gỗ – nội thất). website:  http://vietfores.org/
    • Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Chè Việt Nam – VITAS ( hơn 80 Doanh nghiệp thành viên trong các lĩnh vực XNK, chế biến, sản xuất, Ngân hàng, Thương mại Chè – ẩm thực Việt Nam).  Website: http://www.vitas.org.vn
  • Các giải pháp phần mềm tin học vào ứng dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như:
    • Office 365 Cloud.
    • Cung cấp các phần mềm bản quyền của Microsoft, VMware, Lạc Việt cho Doanh nghiệp Việt Nam.
    • Chứng thư số của Viettel ISP cho khai báo thuế Việt Nam.
    • Hệ thống SMS của Viettel Telecom cho Quản lý sản xuất – Kinh tế.
  • Cung cấp giải phải pháp phần mềm tin học ứng dụng trong trường học Phổ thông và Đại học.
    • Hệ thống SMS của Viettel Telecom cho Quản lý Trường Đại học.
    • Hệ thống SMS Học bạ cho Quản lý Trường Phổ thông.
  • Đối tác triển khai giải pháp duy nhất của Microsoft Live@edu tại Việt Nam.
    • Triển khai hệ thống Exchange Online, SharePoint Online, Forefront Protection for Exchange Online, Skydrive.
    • Tích hợp hệ thống ADSync với Windows Live ID và SSO.
    • Triển khai các giải pháp SSO giữa Moodle hoặc SharePoint On-premise với Outlook Live.
    • Dịch vụ Đào tạo Live@edu for Administrators và Giáo viên các Trường Phổ thông – Đại học.
  • Đối tác duy nhất triển khai nâng cấp Office365 Education của Microsoft tại Việt Nam.
    • Nâng cấp từ Microsoft Live@edu sang Office 365 cho 300 trường PTCS, 128 trường PTTH, 40 Trường CĐ- Trung học chuyên nghiệp, 37 Trường Đại học,  20 Viện và Sau Đại học tại 39 tỉnh thành Việt Nam.
    • Cung cấp phần mềm và triển khai các giải pháp tích hợp, khai thác Office 365 cho toàn bộ các Trường tại Việt Nam.
    • Dịch vụ đào tạo Office 365 gồm 3 môn chuẩn của Microsoft:
      • Course 70-321 Deploying Office 365.
      • Course 70-323 Administering Office 365 for SMB.
      • Course 74-324 End User Office365 training.
  • Đại lý chính thức AER và LAR của Microsoft cung cấp phần mềm giáo dục tại Việt Nam.
  • Đối tác đạo tạo University và Triển khai giải pháp Ảo hoá Chuyên nghiệp của VMware tại Việt Nam.
    • Đại lý sản phẩm phần mềm ảo hoá VMware.
    • Đối tác đào tạo uỷ quyền của VMware tại Việt Nam.
    • Đối tác triển khai Service Solution IT Professional of VMware.
  • Trung tâm thi chứng chỉ Công nghệ Thông tin Quốc tế Prometric, Pearson Vue.
  • Xây dựng trang web điện tử, xây dựng cổng thông tin Doanh nghiệp.

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC & NHÂN SỰ

Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ phát triển dịch vụ Đào tạo, định hướng kinh doanh, cung cấp các giải pháp ứng dụng CNTT, đảm bảo dịch vụ hỗ trợ khách hàng và duy trì hoạt động của Trung tâm một cách hiệu quả, NOVA Digital đã xây dựng một cơ cấu tổ chức một cách chặt chẽ, hợp lý bao gồm các phòng ban có mối quan hệ hỗ trợ và phối hợp đồng bộ tạo nên một sức mạnh tập thể. Đáp ứng và cung cấp các dịch vụ phục vụ khách hàng Doanh nghiệp một cách toàn diện, chu đáo.

image

CEO: Giám đốc điều hành

CIO: Giám đốc kỹ thuật.

CMO: Giám đốc quản lý đối tác.

CFO: Trưởng quản lý tài chính kế toán.

AM: Quản lý khách hàng.

CCO: Trưởng quản lý chăm sóc khách hàng.

CTO: Trưởng quản lý kỹ thuật và triển khai hỗ trợ kỹ thuật Khách hàng.

 

NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ – CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC

Chứng chỉ công nghệ Microsoft MCP:

          Chứng chỉ chuyên ngành cao cấp về hệ thống mạng (MCITP)

          Chứng chỉ chuyên gia CNTT về SharePoint 2010 (MCM).

          Chứng chỉ chuyên gia CNTT về Dynamic CRM.

          Chứng chỉ chuyên gia về Đào tạo CNTT của Microsoft (MCT)

Partner Microsoft Live@edu

image

Đối tác duy nhất triển khai Microsoft Live@edu tại Việt Nam.

Microsoft Licensing Sales Specialist LAR & AER

Chứng chỉ cấp phép bán hàng chuyên khối Doanh nghiệp, chính phủ và Giáo dục.

 

Microsoft Office Specialist

Chứng chỉ chuyên ngành về hoạt động nghiệp vụ văn phòng

Microsoft Learning Solution

Ủy quyền của Microsoft về cung cấp các giải pháp cho Giáo dục và Đào tạo

Microsoft SharePoint Platform

          Cung cấp giải pháp Cổng thông tin điện tử và Microsoft Learning Gateway theo nền tảng SharePoint.

          Gia công phần mềm, triển khai dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho các Trường Quốc tế và Đại học như: Hanoi University of Pharmacy – http://www.hup.edu.vn , UNISHANOI: http://portal.unishanoi.org

Microsoft Dynamic CRM

Giải pháp triển khai hệ thống Chăm sóc khách hàng

Microsoft Business Intelligence

          Giải pháp Doanh nghiệp thông minh chuyên cung cấp giải pháp BI 2008, BI 2012 trên nền Windows Server 2008 R2, Windows Server 2012 cho Hải Quan Việt Nam và Hiệp hội CBXN TS VASEP, Hiệp hội Chè VITAS.

Đối tác của SourceCode

image

Chuyên triển khai giải pháp “Business Process Management Solution” cho Doanh nghiệp Viễn thông Viettel Telecom tại 64 tỉnh thành.

Khảo thí thi chứng chỉ Quốc tế

image

          Chuyên tổ chức thi chứng chỉ CNTT của Microsoft, IBM, WMware.


SẢN PHẨM, GIẢI PHÁP & DỊCH VỤ

1.      Chương trình Microsoft Partner Program

          Đối tác của Microsoft phát triển mạng lưới và đánh giá, xác thực năng lực đối tác tại Việt Nam.

          Phát triển các gói sản phẩm, giải pháp cho các doanh nghiệp, đối tác.

          Đại lý chính thức cung cấp các phần mềm có bản quyền tại Việt Nam.

2.      Chương trình Microsoft LAR & AER (Microsoft Authorized Education Resller)

Tư vấn, cung cấp và đào tạo khai thác các phần mềm có bản quyền của Microsoft cho các đơn vị là Trường Đại học, Cao đẳng, THPT…

3.      Chương trình Live@edu và Office365 Cloud

Đối tác độc quyền triển khai cung cấp gói dịch vụ Microsoft Cloud miễn phí cho khối Giáo dục tại Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm:

          Hệ thống Email trực tuyến.

          Hệ thống cổng thông tin giáo dục trực tuyến.

          Hệ thống hội thảo trực tuyến.

          Hệ thống Microsoft Office trực tuyến.

          Hệ thống Dynamic CRM trực tuyến.

          Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn và triển khai kỹ thuật Microsoft Cloud.

4.      Giải pháp phần mềm dựa trên nền tảng hạ tầng SharePoint và .Net Framework

          Cung cấp giải pháp cổng thông tin quản lý nội dung giáo trình, giáo án, trắc nghiệm cho khối giáo dục.

          Cung cấp giải pháp cổng thông tin quản lý nội dung giáo trình, giáo án, trắc nghiệm cho khối doanh nghiệp quản trị nhân sự.

5.      Giải pháp dịch vụ gia tăng trên di động (SMS Mobile)

Cung cấp giải pháp quản lý học sinh, sinh viên và phản hồi thông tin qua tổng đài nhắn tin thuê bao điện thoại di động.

6.      Phòng thi chứng chỉ Quốc tế được khảo thí ủy quyền của Prometric và Pearson Vue

Phòng thi đạt tiêu chuẩn Quốc tế được Prometric ủy quyền cho phép học viên thi và nhận các chứng chỉ chuyên ngành CNTT đạt chuẩn Quốc tế tại Việt Nam.

7.      Giải pháp ảo hóa hệ thống VMware

Đối tác độc quyền của VMware tại Việt Nam

          Tư vấn giải pháp.

          Triển khai hạ tầng.

          Đào tạo và chuyển giao công nghệ.

8.      Giải pháp phát triển dịch vụ trực tuyến trên nền Microsoft Cloud computing

Đối tác duy nhất tại Việt nam tư vấn, triển khai, đào tạo và chuyển giao công nghệ về các giải pháp trên nền Microsoft Cloud Apps.

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

Các thành viên xây dựng NOVA DIGITAL đều là những người có từ 10 – 16 năm kinh nghiệm triển khai trong các lĩnh vực:

1.      Dầu khí: PVOL

2.      Ngân hàng: Vietin Bank, VP Bank

3.      Bảo hiểm: Prudential, Manulife

4.      Vinamilk

5.      Đào tạo: RMIT University, de Heus, HUP, HUBT, HCMUT, NEU, HLU, Nhất Nghệ, DNU, HUESTAR.

6.      Hải Quan: Hải Quan Việt nam, FAO – FIIU – WCOO.

7.      Viễn Thông: Viettel Telecom.

8.      Truyền hình: VTC, Viettel Media, Mobiphone Media, PGM Senvang, HTC

 

CÁC DỰ ÁN TIÊU BIỂU ĐÃ THỰC HIỆN

Khách hàng Doanh nghiệp

Thời gian

Sản phẩm và dịch vụ cung cấp

Viettel Telecom

(64 tỉnh thành, 6000 người dùng).

2007

Giải pháp Quản lý Quy trình về Hợp đồng Mua Bán

của  K2Workflow SourceCode trên nền SharePoint Office 2007 Server

Microsoft

2008

Mô hình giải pháp SMS Mobile ứng dụng cho Nông thôn

VASEP

2011

Cổng thông tin chuyên ngành Thủy sản

http://www.vasep.com.vn

VITAS

2010

Công thông tin nội bộ Hiệp hội Chè

http://portal.vitas.org.vn

Microsoft for Education

Từ 2008 đến nay

Chương trình Live@edu triển khai tại Việt Nam cho:

– 300 trường PTCS

– 128 trường PTTH

– 40 Trường CĐ- Trung học chuyên nghiệp

– 37 Trường Đại học

– 20 Viện và Sau Đại học tại 39 tỉnh thành Việt Nam.

– 15 Trường Quốc tế.

VISC

2012

Trang học bạ trực tuyến Hocba.vn

http://hocba.vn

Viettel CA

2010

Cung cấp chữ ký số cho các ngành Thuế, Hải quan điện tử và các Doanh nghiệp thuê Hosting máy chủ.

NAT&L

2009

Tư vấn và triển khai giải pháp Mobile SMS Gateway của Microsoft UPG tại nhà máy mía đường Nghệ An.

Bộ Nông nghiệp (MART)

2009

Triển khai giải pháp thống kê giá nông nghiệp qua Mobile (Microsoft Project MIDAS)

Khách hàng GIÁO DỤC

Thời gian

Sản phẩm và dịch vụ cung cấp

Đại học Dược HN (Hanoi University of Pharmacy)

11.000 người dùng

2010

Triển khai giải pháp hạ tầng Web hosting, Sharepoint portal, Learning Geatway, hội thảo trực tuyến bằng Microsoft Lync Online.

Website: http://www.hup.edu.vn

Kiểu dự án: Lai ghép điện toán đám mây

Đại học Văn Lang

25.000 người dùng

2009

Triển khai dịch vụ hạ tầng Outlook Live, Moodle tích hợp Windows Live ID.

Website: http://www.vanlanguni.edu.vn/

Kiểu dự án: Lai ghép điện toán đám mây

Đại học Bách Khoa TP.HCM

35.000 người dùng

2009

Triển khai dịch vụ hạ tầng Outlook Live, PSA tích hợp Windows Live ID.

Website: http://www.hcmut.edu.vn/en

Kiểu dự án: Cloud and On-Premise

Đại học Tôn Đức Thắng

45.000 người dùng

2010

Triển khai dịch vụ hạ tầng Outlook Live, PowerShell đồng bộ dữ liệu người dùng.

Website: http://english.tdt.edu.vn/ 

Kiểu dự án: Lai ghép điện toán đám mây

Đại học Đà nẵng

32.000 người dùng

2009

Triển khai dịch vụ hạ tầng Outlook Live, PowerShell đồng bộ dữ liệu người dùng.

Triển khai Cổng thông tin Moodle Learning với Windows Live ID.

Website: http://www.dnu.edu.vn

Kiểu dự án: Lai ghép điện toán đám mây

Đại Học Dân lập Thăng Long

9000 người dùng

2008

Triển khai dịch vụ hạ tầng Outlook Live, PowerShell đồng bộ dữ liệu người dùng.

Triển khai Cổng thông tin Joomla với Windows Live ID.

Website: http://thanglong.edu.vn/

Kiểu dự án: Lai ghép điện toán đám mây

Đại học Đông Đô

5000 người dùng

2009

Triển khai dịch vụ hạ tầng Outlook Live, PowerShell đồng bộ dữ liệu người dùng.

Triển khai Cổng thông tin ASP.Net với Windows Live ID.

Website: http://www.dongdo.edu.vn

Kiểu dự án: Lai ghép điện toán đám mây

Đại học Quản trị Kinh Doanh Công nghệ HUBT

25.000 người dùng

2010

Triển khai dịch vụ hạ tầng Outlook Live, PowerShell đồng bộ dữ liệu người dùng.

Triển khai Cổng thông tin Moodle Learning với Windows Live ID.

Website: http://www.hubt.edu.vn

Kiểu dự án: Lai ghép điện toán đám mây

Khách hàng GIÁO DỤC QUỐC TẾ

Thời gian

Sản phẩm và dịch vụ cung cấp

Australian International School – Vietnam

 

1000 người dùng

2012 đến nay

Triển khai dịch vụ hạ tầng Outlook Live, PowerShell đồng bộ dữ liệu người dùng.

Triển khai Cổng thông tin SharePoint 2010 với Windows Live ID và SSO.

Website: http://www.aisvietnam.com

Kiểu dự án: Lai ghép điện toán đám mây

Kinder World Group

2000 người dùng

2010

Triển khai dịch vụ hạ tầng Outlook Live, PowerShell đồng bộ dữ liệu người dùng.

Triển khai Cổng thông tin Joomla với Windows Live ID và SSO.

Website: http://kinderworld.net/

Kiểu dự án: Lai ghép điện toán đám mây

the International School Ho Chi Minh City (ISHCMC)

3000 người dùng

2011

Triển khai dịch vụ hạ tầng Outlook Live, PowerShell đồng bộ dữ liệu người dùng.

Triển khai Cổng thông tin Joomla với Windows Live ID và SSO.

http://www.ishcmc.com/

UnisHanoi

1000 người dùng

2012 đến nay

Tư vấn giải pháp SharePoint, Exchange và triển khai Hạ dịch vụ quản lý hệ thống trọn gói

http://portal.unishanoi.org

 

ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC CỦA NOVA DIGITAL

Doanh nghiệp mạnh về cung cấp giải pháp, thiết bị, dịch vụ  và phần mềm CNTT

image

Microsoft Small Business Specialist

Đối tác triển khai dịch vụ Office 365 cho Trường CĐ, ĐH và Doanh nghiệp

Đối tác chuyên triển khai và đào tạo các giải pháp Cổng thông tin SharePoint, BizTalk, SQL, Lync và Office Online.

image

Solution Service IT Professional

Đối tác chuyên triển khai giải pháp Ảo hoá vCenter & vCloud mạng Doanh nghiệp cho các Trường CĐ, ĐH và Doanh nghiệp.

image

Solution Service NAS Professional

Đối tác chuyên triển khai giải pháp Lưu trữ mạng nội bộ và Điện toán đám mây NAS to LAN & vCloud cho các Trường CĐ, ĐH và Doanh nghiệp.

image

 Service Provider SERVER & SAN Professional

Đối tác chuyên triển khai giải pháp Máy chủ Server & SAN cho các Trường CĐ, ĐH và Doanh nghiệp.

 

image

          Đối tác tư vấn và triển khai hệ thống phần mềm giải pháp dịch vụ khai báo Hải quan “E-Manifest Vietnam Customs”.

          Đối tác tư vấn và triển khai hệ thống Quản lý Nội dung số Truyền hình Viễn thông Viettel Media.

image

          Đối tác tư vấn và triển khai sản phẩm phần mềm Quản lý tài chính Khách hàng Doanh nghiệp ERP.

image

          Đối tác tư vấn và triển khai hệ thống Quản lý Nội dung số Truyền hình Tin tức VTC Media.

          Đối tác tư vấn và triển khai hạ tầng ảo hoá trong Đào tạo CNTT VTC Labs Management.

image

          Đối tác tư vấn và triển khai hệ thống Quản lý dịch vụ Ảo hoá Điện toán đám mây vCloud CMC IDC HCMC.

 

Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực Đào tạo CNTT

image

image

1.      Viện Đào tạo Công nghệ và Quản trị Robusta

2.      IPMAC.

3.      IT Academic Thang Long.

4.      NetPro IT Academic.

5.      Trung tâm CNTT Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội.

6.      Viện đào tạo CNTT & Viễn thông – Đại Học Mở Hà Nội.

7.      Viện Đào tạo Công nghệ sau đại học – Đại Học Bách Khoa Hà nội.

8.      Học viện CNTT – Kinh tế Quốc Dân.

9.      Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế.

10.  Nhất Nghệ.

 

Đối tác Hiệp hội Doanh nghiệp Thông tấn

image

          14 năm Đối tác tư vấn và triển khai hỗ trợ nâng cao năng lực CNTT tại Hiệp hội Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam (VASEP)

image

          4 năm Đối tác tư vấn và triển khai xây dựng, đào tạo năng lực quản lý nghiệp vụ văn phòng tại Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS)

 

image

          14 năm làm Đối tác tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật  CNTT tại Doanh nghiệp sản xuất và chế biến đồ Gỗ nội thất trực thuộc Hội Gỗ Việt Nam

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI

Chúng tôi cam kết

          Chất lượng dịch vụ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng tôi do đó chúng tôi luôn tập trung để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng với tinh thần phục vụ tận tụy và sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu đề ra.

          Cùng với đó chúng tôi không ngừng nâng cao năng lực công nghệ và cải tiến quy trình chất lượng nhằm cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất.

          Chân thành, chủ động trong việc xây dựng quan hệ đối tác để cùng phát triển.

          Đoàn kết nội bộ, nỗ lực phấn đấu vì một sự nghiệp Giáo dục tiến bộ.

          Tái đầu tư xã hội thông qua các hoạt động Giáo dục cộng đồng.

Chiến lược phát triển

          Chúng tôi không ngừng đầu tư để đảm bảo luôn đi trước và đón đầu công nghệ tiên tiến dựa trên những đối tác chiến lược lâu năm.

          Không ngừng mở rộng quan hệ đối tác tạo cơ hội phát triển lớn mạnh.

          Xây dựng mạng lưới khách hàng sâu rộng và bền vững.

          Đẩy mạnh công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ với các hãng đối tác.

          Xây dựng chiến lược nhân sự ổn định dựa trên triết lý nhân bản sâu sắc.

          Hướng tới mục tiêu trở một trong những đơn vị tiên phong về cung cấp dịch vụ đào tạo và giải pháp công nghệ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.