Nâng cấp vSphere 6.7 lên 8.0 update 1 trong thực tế cần kiểm tra như thế nào?


Hướng dẫn nâng cấp VMware ESXi 6.7, 7.x lên 8.0 update 2

FAQ. Học viên hỏi tôi về việc bạn đó muốn upgrade 2 con Esxi Host, trong đó có 1 con ESXi version 6.7.0 Update 3 (Build 15160138) và 1 con ESXi 7.0 Update 3 lên Version 8.0 để tương thích với vCenter 8.0.0.10100, vậy bạn đó muôn biết cần thực hiện các bước upgrade như thế nào để an toàn hạn chế rủi ro, nên sử dụng phương thức upgrade nào an toàn và đơn giản ?

 

Tôi đã trả lời như sau:

Bước 1. Em vao trang https://vmware.com/go/hcl và kiểm tra xem hiện thời 2 máy chut vật lý, serial máy chủ, CPU chipset có được support ngầm định với bản vSphere version 8 ?

Bước 2. Download ban va esxi update iso 8.0 update 2 để tương ứng vcenter 8 u2.

        Link Download ISO vSphere 8 update 2: https://customerconnect.vmware.com/evalcenter?p=vsphere-eval-8

Bước 3. Thử tạo 1 vm trên vsphere 6.7 hoac 7.0 cũ ( đang chạy chưa nâng cấp) và cấu vm guest os other, kiểu VMware 8 để test cấu hình và file iso bộ cài 8.0 u1 xem cài được không, cấu hình giống bài lab 1: mô-đun 3 trong E-learning.

Ví dụ: vm ESXi Nested: 8gram, 4vcpu, vd1 20GB , 2 vmnic vmxnet3 và mount cdrom vào file iso để cài test.

  • Nó chạy qua phần check cpu và cài ảo trong ảo esxi nested được là ta có thể khẳng định nâng cấp version lên 8.0 u1 được.
  • Khi bạn đó thử các bước trên ESXi Nested VM thì có màn báo:

  • vậy Bạn sẽ cứ thử next và cài xem có chạy được không nhé.

Bước 4.

  • Phải vMotion các VMs có trên từng host cũ này hoặc backup VMs vào tủ NAS/External Disk riêng trước khi định nâng cấp.
  • Trên host cũ này chỉ còn các vms chấp nhận gián đoạn tạm thời để nâng cấp.

     

Bước 5. Có 3 cách nâng cấp vSphere 6.7 lên 7.x hoặc 8.x như sau:

Cách 1. Dùng rufus tạo usb boot từ files iso 8.0u1 esxi và cắm usb vào máy chủ vật lý để reboot và chọn chế độ upgrade:

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Chuẩn bị USB

  • Kết nối USB vào máy tính.
  • Lưu ý: USB sẽ bị xóa toàn bộ dữ liệu trong quá trình tạo USB boot, hãy sao lưu các dữ liệu quan trọng trước khi tiếp tục.

Bước 3: Mở Rufus

  • Mở Rufus trên máy tính của bạn.

Bước 4: Chọn USB

  • Trong “Device” (Thiết bị), chọn USB mà bạn muốn tạo thành USB boot.

Bước 5: Chọn File ISO

  • Trong phần “Boot selection” (Lựa chọn boot), nhấp vào nút “Select” (Chọn) và tìm đến file ISO vSphere 8.0u1 ESXi bạn đã tải xuống.

Bước 6: Chọn Chế độ Boot

  • Trong phần “Partition scheme” (Kiểu phân vùng), chọn “MBR” nếu máy tính của bạn sử dụng chuẩn BIOS. Nếu máy tính sử dụng chuẩn UEFI, hãy chọn “GPT”.
  • Trong phần “File system”, hãy chọn “FAT32”.

Bước 7: Đặt Tên

  • Trong phần “Volume label” (Nhãn ổ đĩa), bạn có thể đặt tên cho USB boot của mình (tùy chọn).

Bước 8: Bắt đầu tạo USB boot

  • Nhấp vào nút “Start” (Bắt đầu) để Rufus bắt đầu quá trình tạo USB boot. Rufus sẽ xóa toàn bộ dữ liệu trên USB và tạo USB boot từ file ISO vSphere 8.0u1 ESXi.

Bước 9: Kết thúc

  • Khi quá trình tạo USB boot hoàn tất, bạn có thể rút USB ra khỏi máy tính.

Bước 10: Nâng cấp máy chủ

  • Cắm USB boot vào máy chủ vật lý.
  • Khởi động lại máy chủ và chọn chế độ boot từ USB. Cách này có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất máy chủ của bạn. Thông thường, bạn có thể thay đổi thứ tự boot trong BIOS hoặc chọn chế độ boot tạm thời bằng cách nhấn một phím như F12 hoặc ESC khi khởi động máy tính.

Bước 11: Tiến hành nâng cấp

  • Khi máy chủ đã boot từ USB, bạn sẽ thấy giao diện cài đặt của vSphere 8.0u1 ESXi. Theo các hướng dẫn trên màn hình để tiến hành quá trình nâng cấp.
  • Sau khi upgrade xong reboot lại host là đợi khởi động thành công và em vào wbe vsphere check version. Done

 

Cách 2. nếu các máy chủ vật lý có hỗ trợ iDirect – DELLEMC Server, ipmi – SupperMicro Server, pmi/ iLO – Lenovo/IBM/HPE Server

  • Điều khiển bmc ipv4 từ xa và em có quyền mount cd media file iso, em sẽ đẩy files này và mount để boot bằng file iso và thao tác upgrade tương tự cách 1.
  • Ví dụ các bước đưa file ISO cài đặt vSphere 8 vào USB của máy chủ có hỗ trợ iDirect – DELLEMC Server, IPMI – Supermicro Server và PMI/iLO – Lenovo/IBM/HPE Server có thể khác nhau một chút. Dưới đây là một hướng dẫn tổng quát để bạn có thể tham khảo:
  • Chuẩn bị:
  • Tải về file ISO cài đặt vSphere 8 từ nguồn tin cậy: https://customerconnect.vmware.com/evalcenter?p=vsphere-eval-8
  • Chép file ISO vào USB 32GB và Kết nối USB vào máy tính.
  • Nếu sử dụng iDirectDELLEMC Server:
  • Tải công cụ Dell iDRAC Service Module từ trang web chính thức của Dell.
  • Cài đặt công cụ trên máy tính của bạn.
  • Mở công cụ Dell iDRAC Service Module và tuân thủ hướng dẫn để tạo USB boot từ file ISO vSphere 8.
  • Nếu sử dụng IPMISupermicro Server:
  • Truy cập giao diện IPMI của máy chủ (thông qua địa chỉ IP của IPMI và thông tin đăng nhập).
  • Trong giao diện IPMI, tìm các tùy chọn liên quan đến quản lý boot và USB.
  • Chọn tùy chọn tạo USB boot và hướng dẫn theo các bước để chọn file ISO vSphere 8 và tạo USB boot.
  • Nếu sử dụng PMI/iLOLenovo/IBM/HPE Server:
  • Truy cập giao diện quản lý PMI/iLO của máy chủ (thông qua địa chỉ IP của PMI/iLO và thông tin đăng nhập).
  • Trong giao diện PMI/iLO, tìm các tùy chọn liên quan đến quản lý boot và USB.
  • Chọn tùy chọn tạo USB boot và hướng dẫn theo các bước để chọn file ISO vSphere 8 và tạo USB boot.

Lưu ý quá trình cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất máy chủ và giao diện quản lý BIOS BCM được sử dụng là khác nhau cả về Version.

                

Cách 3. Để vá lỗi hoặc nâng cấp từ vSphere 6.7 lên vSphere 8 thông qua vCenter 8.0 Appliance, bạn có thể sử dụng các bước dưới đây:

Ghi chú: vSphere Lifecycle Manager baselines (previously called vSphere Update Manager VUM) is being deprecated. You can instead manage the lifecycle of the hosts in your environment by using vSphere Lifecycle Manager images (vLCM). See KB to learn how you can switch from using baselines, to using a single image for your clusters.

  • Chuẩn bị:
  • Đảm bảo rằng bạn đã sao lưu dữ liệu quan trọng và tạo một bản snapshot (nếu cần) của vCenter Server và máy chủ ESXi trước khi tiến hành bất kỳ thay đổi nào.
  • Tải về bản cập nhật hoặc bản nâng cấp vSphere 8 từ trang web hỗ trợ của VMware: https://customerconnect.vmware.com/en/evalcenter?p=vsphere-eval-8
  • Tạo Clusters hoặc Add Host

 

  • Vá lỗi:
  • Đăng nhập vào giao diện quản lý vCenter 8.0 Appliance.
  • Truy cập mục “Updates > Hosts Baselines” hoặc “Hosts Images > Clusters or Standalone hosts” tùy thuộc vào phương pháp bạn muốn sử dụng (với Baselines hoặc Images).
  • Xác định các bản vá lỗi hoặc bản cập nhật mà bạn muốn áp dụng lên máy chủ ESXi.
  • Chọn các bản vá lỗi hoặc bản cập nhật và áp dụng chúng cho các máy chủ ESXi tương ứng.

Tham khảo: Cách nâng cấp vá lỗi vSphere 6.7 từ GA (8169922) lên Update 3 (14320388)

https://thangletoan.wordpress.com/2020/03/18/cach-nang-cap-va-loi-vsphere-6-7-tu-ga-8169922-len-update-3-14320388/

  • Nâng cấp:
  • Đăng nhập vào giao diện quản lý vCenter 8.0 Appliance.
  • Truy cập mục “Updates > Hosts Baselines” hoặc “Hosts Images > Clusters or Standalone hosts” tùy thuộc vào phương pháp bạn muốn sử dụng (với Baselines hoặc Images).
  • Xác định bản nâng cấp vSphere 8 mà bạn muốn áp dụng lên máy chủ ESXi.
  • Chọn bản nâng cấp và áp dụng nó cho các máy chủ ESXi tương ứng.

Tham khảo: https://kb.vmware.com/s/article/89519

Tham khảo: https://docs.vmware.com/en/VMware-vSphere/8.0/vsphere-lifecycle-manager/GUID-DC7146CA-8E5F-4568-860A-5350C0D41826.html

Tại sao VMware vSphere 5.5 Nested không tự động cài "Installed VMware Tool"


 

Các bạn đã quen với việc dựng các hệ thống máy ảo VM dạng Nested đều từng trải qua lỗi hơi kỳ của VMware ESXi host là không thấy bộ cài Installed VMware Tool hoặc cài bị lỗi

image 

Có 3 phương án cho vấn đề này:

1. VMware vừa phát hành một Fling mới mà cung cấp cho bạn với một VIB mà bạn có thể cài đặt VMware Tools bên trong một máy chủ Nested ESXi. (https://labs.vmware.com/flings/vmware-tools-for-nested-esxi )

Hãy download bản cập nhật mới nhất (20.8.2015) của Fling về vá lỗi việc cài Installed VMware Tool cho các máy chủ ESXi Host Nested 5.x

Sau khi download xong hãy thực hiện bước cài đặt sau:

Để cài đặt VIB, bạn chỉ đơn giản là chỉ cần tải về và tải lên các VIB nó để Nested ESXi kho dữ liệu của bạn và sau đó chạy các lệnh sau:

esxcli system maintenanceMode set -e true
esxcli software vib install -v /vmfs/volumes/[VMFS-VOLUME-NAME]/esx-tools-for-esxi-9.7.0-0.0.00000.i386.vib -f
esxcli system shutdown reboot -r “Installed VMware Tools”

Bạn cũng có thể cài đặt trực tiếp từ VIB VMware.com nếu bạn có kết nối internet trực tiếp hoặc ủy quyền từ ESXi host của bạn bằng cách chạy các lệnh sau:

esxcli network firewall ruleset set -e true -r httpClient
esxcli software vib install -v http://download3.vmware.com/software/vmw-tools/esxi_tools_for_guests/esx-tools-for-esxi-9.7.0-0.0.00000.i386.vib -f

Sau khi VIB đã được cài đặt thành công, bạn sẽ cần phải khởi động lại máy chủ để các thay đổi có hiệu lực. Để xác minh, bây giờ bạn có thể đăng nhập hoặc vSphere Web / C # Khách hàng của bạn và bây giờ bạn sẽ thấy tình trạng cho VMware Tools cho Nested ESXi host của bạn hiển thị màu xanh lá cây và các địa chỉ IP của các máy chủ Nested ESXi sẽ được hiển thị.

image

Sở dĩ chúng ta phải cài được Installed VMware Tool trên các máy chủ ESXi Host 5.x Nested là vì : khi tôi cần phải khởi động lại hoặc tắt máy một Nested ESXi VM, thay vì phải nhảy vào giao diện điều khiển máy ảo hoặc SSH vào ESXi host, tôi có thể chỉ cần nhấp chuột phải vào Web vSphere / C # Khách hàng và chỉ nói tắt máy hoặc khởi động lại.

Các card mạng ảo VMXNET3 (10gbps) không nhận hoặc không điều khiển trên nền ESXi 5.x Nested.

Ngoài ra, Trong vSphere 5.0, VMware giới thiệu các API Operations Guest (chính thức được gọi là VIX API) mà bây giờ là một phần của API vSphere. API này thực sự là khá tiện dụng vì nó cho phép bạn thực hiện các hoạt động của Guest trong máy ảo mà không cần kết nối mạng vì nó dựa trên Installed VMware Tool đang chạy .

2.Phương án đổi Hệ điều hành:

Bạn chỉ cần thay thế lại tên hệ điều hành đã tạo ra máy ảo, bằng cách stop máy ESXi Host 5.x Nested và vào mục edit setting:

Hãy chuyển từ hệ điều hành: Other “VMware ESXi 5.x”

image

 

đổi tên sang hệ điều hành:  Linux “SUSE Linux Enterprise 11 (64-bit)”

image

 

Sau khi chỉnh sang tên hệ điều hành mới, bạn hãy bấm OK và bật máy VM chạy lại để kiểm tra kết quả.

image

Dưới thanh tình trạng Task xuất hiện:

image

Lưu ý: cần phải Upgrade Virtual Hardware lên VM Version 10/11.

image

Nhờ có nâng version lên 11, bạn mới có thể Hot-plug hoặc hot-Add được CPU, RAM, CD Mount, Thêm HDD, USB.

– Chúng ta chỉ có thể tăng thêm CPU, RAM, HDD khi VM đang chạy, không thể giảm CPU, RAM khi máy ảo đang chạy.

Phướng án 3: Nâng cấp máy ảo ESXi Host 5.x Nested lên bản ESXi Host 6.0, phiên bản 6.0 đã sửa toàn bộ lỗi trên.

Hãy học cách nâng phiên bản ESXi Host từ 5.x lên 6.0 mà không làm ảnh hưởng dữ liệu VM, Network đang có trên hệ thống ESXi Host cũ.

Chúc các bạn năm mới, thành công !