Cách nâng cấp từ VMware ESXi host 5.5 lên VMware ESXi 6.0 không động tới dữ liệu và máy ảo


Từ các bản vá của ESXi 5.5 (patch ESXi 5.5) ta có rất nhiều cách nâng cấp lên A,B, E, U2 … và quan trọng khi lên ESXi 6.0 chạy ổn định và nhiều tính năng mới.

Có 2 cách phổ biến nhất đó là:

  1. Nâng cấp ESXi 5.5 lên ESXi 6.0 thông qua bản VMware Offline Bundle
  2. Nâng ESXi 5.5 lên ESXi 6.0 thông qua cài lại mới bản VMware Free Hypervisor ISO file 6.0

Lưu ý: cả 2 cách đều phải downtime các máy ảo, gây gián đoạn các ESXi Host.

Cách 1:

Bước 1:

Download file VMware-ESXi-6.0.0-2494585-depot.zip từ trang web http://vmware.com  ESXi Offline Bundle (VMware-ESXi-6.0.0-2494585-depot.zip)

image

 

Bước 2:

sao chép file VMware-ESXi-6.0.0-2494585-depot.zip vào phân vùng datastore của máy chủ ESXi host cần nâng cấp

image

Bước 3:

Chuyển máy chủ Host về trạng thái maintenance Mode

Thông qua vSphere client > phải chuột  > chọn chế độ enter maintenance mode)

Sau đó dùng lệnh của CLI được kết nối thông qua PuTTy client để điều khiển lệnh nâng cấp

image

 

Cấu trúc lệnh:

esxcli software vib update -d /vmfs/volumes/your_datastore/VMware-ESXi-6.0.0-2494585-depot.zip

Trường hợp không chạy được lệnh trên do cổng SSH (TCP/IP port 22) không mở

Dùng vSphere client chọn máy chủ Host  > Mở Configuration TAB > chọn mục Security Profile > Bấm link Properties > chọn SSH và bấm

image

image

Bước 4:

Khởi động lại máy chủ ESXi Host sau khi nâng cấp bằng lệnh CLI nói trên, sau đó hãy thoát khỏi chế độ maintenance mode.

 

Cách 2: Nâng cấp ESXi 5.x lên ESXi 6.0 thông qua file ISO VMware-VMvisor-Installer-6.0.0-2494585.x86_64.iso

Bước 1:  Bạn hãy download file iso này từ hãng VMware theo link:

Free version of VMware ESXi 6.0 hypervisor.

image

Bước 2:

Hãy burn file iso ra đĩa CD/DVD hoặc USB bootable

Bước 3:

Khởi động lại máy chủ Host, chỉnh BIOS để có thể boot máy chủ host bằng CD/DVD hoặc USB nói trên.

Bước 4:

Hãy chạy từng bước cho tới phần thông báo chọn nâng cấp “upgrade”

image

Hãy ấn phím Enter sau đó bấm F11 để xác nhận việc nâng cấp

image

Hoàn thành việc nâng cấp xong, bạn sẽ chọn chế độ khởi động lại ESXi Host

Sau bước trên bạn sẽ thấy màn hình boot lên ESXi Host 6.0

image

 

Nếu có một số trường hợp ngoại lệ xẩy ra như (card mạng không nhận được sau khi khởi động lên, gọi là màn hình Hồng chết chóc xuất hiện “purle screen of death – PSOD” bạn có thể phải dùng cách roll back / revert back để quay về phiên bản ESXi 5.5 dễ dàng.

Dưới đáy màn hình bên phải có dòng chữ SHIFT + R  (recovery mode)

image

Hãy chọn đúng phiên bản muốn quay về khi nâng cấp lên ESXi 6.0 không thành công

image

Bấm Y để xác nhận roll back

image

 

Chúc các bạn nâng cấp thành công và không bị vướng lỗi để phải roll back mất thì giờ và thất vọng !

Cách thêm card mạng NIC vào gói cài ISO của Hypervisor ESXi 5.5


Kể cả với phiên bản VMware ESXi 5.5.0 update 1, 1a, 1b đều vẫn dùng bình thường.

Đặc biệt có quá nhiều bài thảo luận nói về các Card mạng đã không còn tương thích hoặc không thể cài Hypervisor ESXi 5.5 cho chạy với các Card mạng với khá nhiều lý do cần phải đặt ra ?

Ví dụ:

– Lý do về tiêu chuẩn ký giữa hãng VMware và các hãng vendor cung cấp Card NIC ?

– Lý do về tiêu chuẩn card mạng version cũ không hỗ trợ tốt ?

– Lý do bảo mật, loại bỏ đồ chất lượng kém của Trung quốc ?

– Loại bỏ thiết bị gắn chip ăn cấp thông tin, bảo mật, chống chip gián điệp Mãn châu Trung quốc cài sẵn trên các Card mạng ?

Trong bài viết này, chúng ta dùng card mạng  Realtek R8168,Realtek 8111E, 8111D, và trình điều khiển link tới website lưu driver ta có thể download từ phiên bản ESXi 5.1.0 Update 2 hoặc từ my.vmware.com .

Bạn có thể dùng các phần mềm 7zip/winzip để extract card mạng net-r8168 driver và sử dụng chúng cùng với công cụ ESXi Customizer.

vib_path

 

Kể từ phiên bản ESXi 5.5.0 Build 1331820  đều không bao gồm các trình điều khiển Card Realtek R8168 hoặc R8169 driver trong bộ cài ISO.

Do vậy, nếu bạn định cài thử nghiệm, HomeLabs ESXi host mà chỉ có loại card mạng Realtek 8168 bạn sẽ cần sửa lại file cài ISO.

Hầu hết các công cụ dễ dùng thường nhắm vào phần mềm của Andreas Peetz’s (@VFrontDEESXi Customizer 2.7.2 tool. Đây là phần mềm ESXi Customizer cho phép bạn chọn được ESXi 5.5.0 ISO file và kèm với trình điều khiển mới là dạng file .vib.

Bạn có thể download và giải nén VMware Bookbank NET-R8168 driver từ  phiên bản vSphere 5.1 ISO hoặc sao chép nó từ link sau:

Hãy chạy phần mềm ESXi Customizer và xây dựng lại 1 file cài ESXi 5.5 Hypervisor .ISO mới.

ESXi-Customizer_ESXi-5.5.0_r8168

Bây giờ bạn đã có file cài ESXi 5.5 Hypervisor .iso mới , hãy đưa nó vào CD/ISO để boot và cài vào các Host phiên bản vSphere 5.5.

 

Trường hợp đặc biệt:

Nếu chúng ta đang dùng bản ESXi 5.1 với một số Card mạng chuẩn tương thích như Intel Dual Network Card, nếu cắm thêm Card RealTek nói trên thì có phải cài lại ESXi 5.1 / ESXi 5.5 Hypervisor hay không ?

–  Bạn sẽ cần cài trình điều khiển Realtek drivers mà không cần cài lại ESXi. Bạn chỉ cần copy file driver VMware_bootbank_net-r8169_6.011.00-2vmw.510.0.0.799733.vib

vào máy chủ ESXi host vị trí thư mục: /vmfs/volumes/datastore trong máy chủ ESXi 5.5 host bằng các công cụ như WinSCP

– Hãy đảm bảo là đã cho phép dùng SSH enable, và sau đó dùng lệnh cài VIB thông qua PuTTy kết nối

esxcli software vib install -v /vmfs/volumes/datastore/VMware_bootbank_net-r8169_6.011.00-2vmw.510.0.0.799733.vib

– Khởi động lại ESXi 5.5 host

– Sau khi khởi động bạn sẽ nhìn thấy Realtek card hiện ra.

realtec NIC Realtek 8169 NIC in ESXi 5.5 not detected by default   install a VIB

Muốn kiểm tra các chương trình đã được cài dạng VIB:

esxcli software vib list

Muốn xem các tham số có trong lệnh “vib”:

esxcli software vib –help

esx cli Realtek 8169 NIC in ESXi 5.5 not detected by default   install a VIB

– Hoặc có thể dùng lệnh Power CLI để viết 1 script sẽ tạo ra 1 bản ESXi 5.5 Hypervisor ISO bao gồm các trình điều khiển Card mạng thiếu để cài đặt,

Nội dung như sau:

# Add VMware Online depot

Add-EsxSoftwareDepothttps://hostupdate.vmware.com/software/VUM/PRODUCTION/main/vmw-depot-index.xml

# Clone the ESXi 5.5 GA profile into a custom profile

$CloneIP = Get-EsxImageProfile ESXi-5.5.0-1331820-standard

$MyProfile = New-EsxImageProfile -CloneProfile $CloneIP -Vendor$CloneIP.Vendor -Name (($CloneIP.Name) + "-customized") -Description$CloneIP.Description

# Add latest versions of missing driver packages to the custom profile

Add-EsxSoftwarePackage -SoftwarePackage net-r8168 -ImageProfile$MyProfile

Add-EsxSoftwarePackage -SoftwarePackage net-r8169 -ImageProfile$MyProfile

Add-EsxSoftwarePackage -SoftwarePackage net-sky2 -ImageProfile$MyProfile

# Export the custom profile into ISO file

Export-EsxImageProfile -ImageProfile $MyProfile -ExportToISO -FilePathc:\temp\ESXi-5.5.0-1331820-standard-customized.iso

Sau đó dùng phiên bản ESXi-Customizer-PS để chạy script này, tham khảo các sử dụng ở link sau:

http://www.v-front.de/p/esxi-customizer-ps.html

 

– Tham khảo các dòng thiết bị đã được sửa để hỗ trợ cho ESXi 5.5:

https://docs.google.com/spreadsheets/d/10Vzx4NLhx1XzhmS-hQuIO1wXa98_8EKN3bhXjFx2GgQ/edit#gid=1771586992

 

Chúc bạn Thành công !

Muốn tăng dung lượng ổ cứng trong máy ảo chạy ESXi 5.x gặp lỗi snapshot


Hiện em đang dùng esxi 5.1 và gặp 1 trường hợp hơi khó hiểu, xin thầy giải đáp giúp em với ạ:

– Khi browser vào datastore chứa máy ảo thì thấy một số file snapshot, mặc dù em không tạo.image

– Có thêm file ten_vps000001.vmdk và máy ảo sử dụng luôn file này để chạy, em có gửi hình trong file đính kèm.

Giờ em muốn tăng dung lượng ổ cứng lên nhưng không tăng được, nhờ thầy bớt chút thời gian xem giúp em xem nguyên nhân do đâu nhé.

image

Nhìn các file em chụp thì chắc chắn là lúc 1 giờ đêm đã làm động tác snapshot.

Em có thể check ở mục sau:

Chọn vSphere client mở máy chủ vCenter hoặc ESXi host

Tìm đến máy ảo đã bị snapshot

clip_image002

Bấm chuột phải ở menu: Snapshot à Snapshot Manager …

Sẽ thấy các máy đã bị snapshot

clip_image004

Vấn đề để thêm được ổ cứng dung lượng mới thì không sao (làm được) nếu thêm dung lượng cho chính ổ cứng đang bị snapshot chỉ có cách là merge hoặc Consolidate “một cách xoá hết các bản snapshot – không phải chọn Delete All trong snapshot manager” .

Em tham khảo link nói về snapshot để hiểu cách merge tránh làm hỏng hoặc redo nhầm version khi đã snapshot nhé:

http://kb.vmware.com/selfservice/microsites/search.do?language=en_US&cmd=displayKC&externalId=1015180

và em muốn merge hay consolidate VM đã bị snapshot:

http://kb.vmware.com/selfservice/search.do?cmd=displayKC&docType=kc&docTypeID=DT_KB_1_1&externalId=2003638

Sau khi em merge được snapshot thì em sẽ có thể chỉnh sửa kích thước ổ cứng như bình thường.