Y-Sinh Học sưu tầm 1: Chỉ số đường huyết và thành phần dinh dưỡng của các loại thực phẩm Việt Nam


Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm sẽ hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường thiết lập 1 chế độ dinh dưỡng khoa học. Bài viết này tổng hợp danh sách chỉ số đường huyết của hầu hết các thực phẩm thường ngày.

Bạn muốn đọc gì trước:

  1. Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?,
  2. Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm
  3. Tiểu đường đang trở thành mối đe dọa tới sức khỏe con người
  4. Chỉ số đường huyết của gạo lứt ở mức trung bình
  5. Có thể bạn chưa biết?
  6. Cà phê tốt cho người tiểu đường? Nên uống bao nhiêu thì tốt?
  7. Các thực phẩm dạng uống/ép/hoa quả tươi giúp ổn định đường huyết
  8. BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THỰC PHẨM
  9. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CỦA BẢNG THÀNH PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM

 

1. Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm (tên viết tắt GI) sẽ giúp bạn đo lường được khả năng mà thực phẩm đó làm tăng đường huyết của bạn sau ăn so với 1 loại thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm được phân loại thành 3 mức độ đó là: thấp (GI<55); trung bình (56-74), cao (>75).

Trong thành phần máu luôn tồn tại 1 lượng đường nhất định. Nếu lượng đường máu này tăng quá cao vượt ngưỡng cho phép sẽ dẫn tới bị bệnh tiểu đường. Hiệp hội đái tháo đường Mỹ đưa ra chỉ số đường trong máu của 1 người bình thường như sau:

+ Đường huyết lúc đói: 5.0 – 7.2 mmol/L (90 – 130 mg/dL)

+ Mức đường huyết sau ăn 2 giờ đồng hồ: < 10 mmol/L (< 180 mg/dL)

+ Đường huyết lúc bình thường : 6.0 – 8.3 mmol/L (110 – 150 mg/dL)

2. Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm

Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm GI không được đo lường theo vị ngọt hay nhạt của thực phẩm đó, mà người ta dựa vào tốc độ chuyển hóa của các loại thực phẩm đó thành đường sau ăn để đo lường.

– Các loại thức ăn, đồ uống có GI thấp (dưới mức 56) là gồm chủ yếu các loại rau có lượng carbonhydat thấp nên chúng không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu của cơ thể sau ăn.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp phổ biến đó là các loại họ đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng), những loại trái cây tươi có cam, táo, lê, đào, kiwi, , nho, chuối. Bên cạnh đó các loại sữa và thực phẩm được chế biến từ sữa, yến mạch mì nguyên hạt cũng àm tăng đường huyết chậm.

Chỉ số đường huyết GI của các loại đậu thường khá thấp

– Các loại thức ăn, đồ uống có GI trung bình (tầm từ 56 – 69) gồm có các loại thực phẩm như là nước cam, gạo, mật ong. Nhóm thực phẩm này sẽ chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải.

– Thực phẩm có chỉ số GI cao (trên 70) gồm có các loại thực phẩm giàu tinh bột như là khoai tây, bánh mì. Nhóm thực phẩm này có khả năng chuyển hóa và tăng đường huyết rất nhanh, không tốt đối với sức khỏe của người đái tháo đường.

Khoai tây là thực phẩm có GI rất cao

Lưu ý: Nghiên cứu được công bố bởi trường Đại học Havard, cho biết gạo lứt chứa cực kỳ nhiều chất xơ hòa tan cho nên không làm tăng đáng kể đường huyết sau ăn. Chính vì thế, bạn chỉ cần thay thế ⅓ của 1 phần cơm gạo trắng bằng gạo lứt (tầm nửa chén cơm) hằng ngày thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm lên đến 16%.

Chỉ số đường huyết của gạo lứt thấp hơn gạo thường

 

3. Tiểu đường đang trở thành mối đe dọa tới sức khỏe con người

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 180 triệu người bị bệnh tiểu đường và trung bình hằng năm có trên 1 triệu người chết do căn bệnh này. Tiểu đường gây nên các biến chứng cấp tính như hạ đường huyết đột ngột, đường huyết quá cao dẫn đến tình trạng hôn mê. Nếu không được đi cấp cứu kịp thời thì sẽ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Và các biến chứng mãn tính càng nghiêm trọng hơn, tác động trực tiếp đến mắt, biến chứng về tim mạch, thần kinh, thận, xương, biến chứng nhiễm trùng,… Đều là những cơ quan quan trọng của cơ thể.

Bệnh tiểu đường có những biến chứng nghiêm trọng về tim mạch và nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.

Tính đến thời điểm năm 2018, Việt Nam cũng có khoảng hơn 6 triệu người dân bị bệnh tiểu đường, đây là một căn bệnh mãn tính nhưng có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Theo những nghiên cứu về thực đơn hằng ngày đối với người bệnh tiểu đường, chuyên gia khuyến cáo:

– Lượng chất xơ trong khẩu phẩn ăn

+ Lượng chất xơ tối thiểu:  Trong khẩu phần lượng chất xơ ăn phải đảm bảo 14g cho 1.000 calo tiêu thụ.

+ Lượng chất xơ cho nam giới và nữ giới:  Nam giới cần khoảng 30 – 38g chất xơ/ mỗi ngày, nữ giới cần khoảng 25-30g/ ngày từ các loại thực phẩm toàn phần.

Nên ăn nhiều chất xơ trong các bữa ăn: rau, củ, quả.

– Thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng

Một loại thực phẩm dinh dưỡng được bác sĩ khuyên dùng có thể sử dụng thay thế thực đơn thường nhật là gạo lứt. Gạo lứt có thể sử dụng thay gạo thường vì chỉ số đường huyết của gạo lứt thấp hơn gạo thường.

4. Chỉ số đường huyết của gạo lứt ở mức trung bình

Theo bảng chỉ số đường huyết thực phẩm chuẩn, chỉ số đường huyết của gạo lứt dao động trong khoảng từ 56 – 69. Gạo lứt chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải, chứa nhiều thành phầm dinh dưỡng, có thể thay thế một số loại thực phẩm chính trong bữa ăn.

Những lợi ích mang lại từ việc sử dụng gạo lứt:

– Không những tăng cường sức khỏe, hỗ trợ trí nhớ mà còn có khả năng điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu

Lượng hemoglobin trong lớp cùi của hạt gạo lứt được chuyển hóa thành glycosyl-hóa, cải thiện quá trình tổng hợp insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, gạo lứt chứa các vitamin nhóm B, và các chất kháng oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể.

– Tác dụng ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường

+ Giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch: Gạo lứt chứa các chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3, inositol hexaphosphate (IP6)…Là các chất có tác dụng phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, giảm lượng triglyceride, tăng HDL cholesterol tốt, tăng bài tiết chất béo…

Coenzyme Q10 mang lại tác động tích cực đối với áp suất máu và cholesterol, cải thiện những chức năng của cơ tim, ổn định nhịp tim, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, tai biến tim mạch.

+ Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng enzim và lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt kích thích quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy.

+ Tăng cường hệ miễn dịch: Sterol và sterolin trong gạo lứt có tác dụng quan trọng giúp hệ miễn dịch kháng vi khuẩn, vi rút, phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa.

+ Cải thiện chức năng gan: Gạo lứt giúp giải độc cho cơ thể. Acid alpha Lipioc là tác nhân nhằm tinh lọc gan khỏi ngộ độc bởi các chất hóa học. Acid alpha Lipioc được mở rộng điều trị xơ gan, ngộ độc kim loại nặng, nấm độc…

+ Xương và răng chắc khỏe: Do giàu magie một khoáng chất cải thiện hệ xương khớp. Bổ sung magie sẽ giúp ngăn ngừa viêm khớp và các loại bệnh khác liên quan.

Gạo lứt mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

 

5. Có thể bạn chưa biết?

Con số thống kê

– Chữa bệnh: 87% người bị bệnh tiểu đường thuyên giảm bệnh sau 1 năm điều trị bằng phương pháp tự nhiên này.

– Ngăn ngừa:  Những người dùng gạo lứt làm thực đơn bữa ăn từ 1-2 ngày trong tuần có thể giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Kết hợp gạo lứt với các thực phẩm khác sử dụng cho cuộc sống thường ngày

– Trà gạo lứt

– Gạo lứt muối mè

– Sữa gạo lứt

– Thực đơn bữa ăn kết hợp với rau củ quả

Chỉ số đường huyết của gạo lựt thấp là thực phẩm được khuyến khích  kết hợp làm món ăn hàng ngày

Lưu ý khi sử dụng đối với người bị bệnh tiểu đường

– Không ăn gạo lứt trong thời gian dài: 3-4 lần trong tuần là thích hợp nhất.

– Chọn gạo lứt có xuất xứ uy tín: sạch và không chứa chất hóa hoc.

– Sơ chế gạo: Không ngâm gạo quá lâu trong nước, vo gạo không cần quá sạch mất đi chất dinh dưỡng trong gạo lứt.

– Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ đến lên kế hoạch thực đơn hằng ngày.

– Đọc kĩ và làm theo đúng những phương pháp sử dụng gạo lứt.

+Trà: Phải lọc ngay lấy nước khỏi bã

+ Nhai thật kĩ gạo lứt để không bị chướng bụng.

Người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình, xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hằng ngày hợp lý dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ số đường huyết của gạo lứt xếp loại trung bình, người tiểu đường có thể xếp loại thực phẩm này vào thực đơn điều trị bệnh tiểu đường, nhưng nên chú ý kĩ hơn về cách dùng của nó.

Bảng thống kê chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm hằng ngày:

Nhóm thực phẩm

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết (GI)

Bánh mỳ 

Bánh mì trắng 

100 

Bánh mì toàn phần 

99 

Bánh mì tươi 

31,1

Lương thực 

Gạo trắng 

83 

Lúa mạch 

31 

Yến mạch 

85 

Bột dong 

95 

Gạo giã dối 

72 

Khoai lang 

54 

Khoai sọ 

58 

Sắn (khoai mì) 

50 

Củ từ 

51 

Khoai bỏ lò 

135 

Quả chín 

Chuối 

53 

Táo 

53 

Dưa hấu 

72 

Cam 

66 

Xoài 

55 

Nho 

43 

Mận 

24 

Anh Đào 

32

Rau 

Cà rốt 

49 

Rau muống 

10 

Đậu 

Lạc 

19 

Đậu tương 

18 

Hạt đậu 

49 

Sữa 

Sữa gầy 

32 

Sữa chua 

52 

Kem 

52 

Glucema 

41 

Đường 

Đường kính 

86 

Các sản phẩm bánh, ngũ cốc 

Bánh bích quy 

50-65 

 

 

6. Cà phê tốt cho người tiểu đường? Nên uống bao nhiêu thì tốt?

Cà phê và rượu là 2 thức uống được người trưởng thành yêu thích. Nhiều người uống mỗi ngày, chính vì vậy họ lo ngại về các ảnh hưởng của cà phê tới sức khỏe. Nghiên cứu gần đây cho rằng cà phê tốt cho người tiểu đường, những người uống cà phê thường giảm nguy cơ tiểu đường và giảm nguy cơ tử vong.

6.1. Đàn ông uống từ 3-4 tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm 17% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết thì cà phê và rượu có liên quan tới các bệnh về lối sống như bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch, bệnh ảnh hưởng đến các mạch máu như đường huyết và huyết áp.

Cà phê chứa rất nhiều thành phần, 1 số trong đó tốt cho việc phòng chống bệnh về lối sống như bệnh tiểu đường tuýp 2. Đã có khá nhiều báo cáo trên thế giới bao gồm cả Nhật Bản cho rằng: “Cà phê hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2”.

6.2. Cà phê tốt cho người tiểu đường? Nên uống bao nhiêu thì tốt?

Trong “Nghiên cứu JPHC” của Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về y học toàn cầu bởi Mitsuhiko Noda công bố vào 2009, trên khoảng 5000 – 6000 những người Nhật trong độ tuổi 40-69, uống “1 ngày 3 đến 4 ly” cà phê, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với những người” không uống” sẽ giảm 17% ở nam và 38% ở nữ .

Điều thú vị là xu hướng này không xuất hiện ở những người có thói quen uống trà hoặc trà ô long. Có báo cáo cho rằng cà phê có tác dụng ức chế kích hoạt cortisol được tiết ra để phản ứng với stress, giảm bớt tình trạng tăng huyết áp do stress, giảm tác động của stress.

Đàn ông khi uống 3-4 tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm 17% nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu cho biết “Ngoài việc giảm căng thẳng, cà phê còn có một tác dụng đặc biệt là làm giảm nguy cơ đái tháo đường”.

6.3. Uống 4 đến 5 tách cà phê mỗi ngày làm giảm 12% nguy cơ tử vong

Trong một nghiên cứu mới đây, Viện Ung thư Quốc gia đã phân tích dữ liệu của khoảng 50.000 người, tỷ lệ tử vong có xu hướng giảm đi khi bạn uống cà phê.

Được thành lập vào năm 2006, nhóm nghiên cứu “UK Biobank” đã thu thập dữ liệu từ khoảng 9,2 triệu người, gồm mẫu máu và DNA, thói quen lối sống và thông tin về mức độ hoạt động thể chất.

Nhóm nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu của 52.641 nam nữ ở độ tuổi trung bình là 57. Kết quả là nhóm nhận thấy việc uống cà phê tương quan nghịch với tỷ lệ tử vong.

Nguy cơ tử vong giảm so với những người không uống cà phê tương ứng là: 12% người uống 2-3 ly mỗi ngày, 12% người uống 4-5 ly mỗi ngày, 16% người uống 6-7 ly cà phê mỗi ngày, 14% đối với những người uống nhiều hơn 6 ly mỗi ngày.

6.4. Tại sao cà phê lại tốt cho sức khỏe?

Cà phê có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch, khả năng rằng caffeine và axit chlorogenic chứa trong cà phê có liên quan đến sự trao đổi chất.

Caffeine có chức năng kích thích dây thần kinh giao cảm, và khi uống cà phê, chỉ số huyết áp cũng như lượng đường trong máu sẽ tăng ngay lập tức sau đó. Tuy nhiên, uống cà phê mỗi ngày được cho là có thể đẩy mạnh quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể.

Ngoài ra, axit chlorogenic (một polyphenol chứa trong cà phê) có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Oxy hoạt tính chủ yếu là oxy không ổn định được tạo ra trong cơ thể, khi oxy hoạt động quá mức sẽ làm tổn thương các tế bào và gen, phản ứng với lipid trong máu, gây xơ cứng động mạch và nhồi máu cơ tim.

Người ta cho rằng axit chlorogenic hoạt động để ngăn chặn tình trạng viêm và mất cân bằng oxy hóa, stress và góp phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch.

Phòng ngừa bệnh tim mạch và xơ cứng động mạch

6.5. Uống bao nhiêu ly thì tốt?

Cà phê là một loại thức uống có tác dụng tốt cho sức khỏe, cà phê tốt cho người tiểu đường, nhưng hãy cẩn thận khi bạn uống quá nhiều.

Khi uống một lượng lớn caffein có trong cà phê có thể gây mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhịp tim tăng nhanh hoặc chậm bất thường, tăng huyết áp.

Chất caffeine tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây khó ngủ và mệt mỏi, tạo cảm giác hưng phấn tác động vào chức năng vận động, tác động lên cơ xương, làm cảm giác mệt mỏi trở nên nặng nề hơn.

6.6. Cà phê tốt cho người tiểu đường – Uống bao nhiêu ly cà phê thì tốt?

Ngoài ra, caffeine tác động lên cơ tim gây ra tình trạng co thắt cơ tim và tăng cung lượng tim, làm giãn nở mạch máu của thận, giúp lợi tiểu thúc đẩy việc tiết nước tiểu làm tăng lưu lượng máu đến thận.

Theo cơ quan An toàn Thực phẩm của Liên minh châu Âu EU (EFSA) lượng caffeine tiêu chuẩn để duy trì một sức khỏe ổn định ở người trưởng thành là dưới 400mg, lượng hấp thụ của 1 lần không được vượt quá 200mg.

Đối với cà phê thông thường, người ta nói rằng lượng caffeine thích hợp là từ 4 đến 5 ly mỗi ngày.

 

7. Các thực phẩm dạng uống/ép/hoa quả tươi giúp ổn định đường huyết

7.1. Dưới đây là một số thực phẩm giúp ổn định đường huyết:

  • Bưởi (GI – 25): Đây là loại quả “số 1” về lượng vitamin C. Trong từng múi bưởi có chứa các enzym giúp hấp thu đường, nhờ đó giảm lượng mỡ dự trữ từ đường chuyển hóa thành.
  • Sữa tươi (GI – 40): Uống 1 cốc sữa tươi sẽ khống chế hoạt tính của các enzym hợp thành cholesterol, từ đó hạn chế cholesterol sinh ra.
  • Sữa đậu nành (GI – 43): Đây là những axit amin có khả năng duy trì và củng cố hệ miễn nhiễm, đồng thời làm giảm hàm lượng cholesterol và chỉ số đường huyết.
  • Nước mơ (GI – 57): Trong mơ có chứa những thành phần giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa oxy, làm chậm quá trình lão hóa và đẩy nhanh sự hồi phục của các tế bào.
  • Cà chua (GI – 30): Cà chua không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn có thể giúp giảm cân hiệu quả.
  • Nước ép táo (GI – 15): Trong táo có chứa chất xơ hòa tan pectin giúp giữ nước và làm sạch ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, đồng thời giữ cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và giảm mức cholesterol trong cơ thể.
  • Cam tươi (GI – 43): Cam rất giàu vitamin C, canxi, phốt-pho, kali, axit citric caroten, hesperidin, chất xơ… vừa tốt cho quá trình chuyển hóa của đường ruột vừa giúp giảm sự tích lũy độc tố, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
  • Đào (GI – 50): Đào chứa dồi dào chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, hơn nữa còn ức chế quá trình hấp thu chất béo, giúp không bị tăng cân.
  • Cháo yến mạch (GI – 50): Có chỉ số GI thấp sẽ tốt cho việc kiểm soát chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường, cháo yến mạch còn cung cấp một lượng lớn protein và chất xơ, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Kiwi (GI – 50): Trong 1 quả kiwi xanh chứa 4g chất xơ và dồi dào vitamin cùng khoáng chất có lợi cho cơ thể và rất an toàn cho việc kiểm soát đường huyết.
  • Chuối (GI – 55): Chuối không những góp phần đốt cháy chất béo mà còn ngăn ngừa sự hấp thụ carbohydrate vào cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

 

7.2. Một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm

  • Thực đơn mỗi bữa ăn nên có nhiều loại đa dạng, thay đổi món thường xuyên. Số lượng thực phẩm vừa đủ với nhu cầu của cơ thể, sao cho giữ cân nặng hợp lý.
  • Bữa ăn nên có nhiều thành phần thực phẩm như bột đường, đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ), chất béo và chất xơ (rau củ quả, đậu, ngô) giúp đường được hấp thu vào máu từ từ.
  • Nên bổ sung thêm nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn hằng ngày vì trong rau xanh có nhiều chất xơ, giúp ổn định chỉ số đường huyết.
  • Một số loài cá như cá hồi giàu chất béo omega-3 rất có lợi cho tim mạch của bệnh nhân tiểu đường, giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường liên quan đến tim mạch. Các chất béo tốt như MUFA, PUFA, DHA không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn rất tốt trong việc giúp chống lại các bệnh về huyết áp hoặc mỡ máu.
  • Nên sử dụng các loại sữa ít chất béo, có chứa đường palatinose và chất xơ hòa tan, sẽ không làm đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.
  • Một số loại thức ăn đặc biệt mà người bệnh tiểu đường nên tránh bao gồm các loại protein có hại như các loại thịt đóng hộp, các loại thức ăn chế biến sẵn giàu đạm, muối và đường. Tương tự với các loại trái cây đóng hộp cũng là thức ăn mà bệnh nhân tiểu đường nên tuyệt đối tránh. Các loại thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên hay thịt xông khói cũng khiến đường huyết của người bệnh không ổn định trong mức an toàn.

8. BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THỰC PHẨM

Bảng thành phần dinh dưỡng có thể giúp bạn biết được chính xác các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm hàng ngày bạn tiêu thụ. Bảng thành phần dinh dưỡng được xây dựng nhằm giúp người tiêu dùng có thể tra cứu để hiểu rõ mình có đang bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hay cần tránh những chất nào nếu có ý định giảm cân.

Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam được Viện dinh dưỡng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, phân tích thành phần thực phẩm trong 20 năm qua bao gồm 15 thành phần dinh dưỡng chính của 501 thực phẩm được chia thành 14 nhóm và các bảng hàm lượng acid amin, acid béo, chất khoáng, vi khoáng trong thực phẩm.

86 chất dinh dưỡng trong 100 gam thực phẩm được phân loại như sau:

Các thành phần chính (proximate): nước, protein, lipid, glucid, lactoza, celluloza và tro

Đường tổng số và các đường đơn: galactoza, maltoza, lactoza, fructoza, glucoza, sacaroza

Các chất khoáng vì vi khoáng: calci, sắt, magie, mangan, phosphor, kali, natri, kẽm, đồng, selen

Các vitamin tan trong nước: vitamin C, B1, B2,PP, B3, B6, folat, B9, H, B12

Các vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K

Các carotenoid: lutein, zeaxanthin, beta-cryptoxanthin, lycopene, alpha-caroten, beta- carotene

Purin

Các isoflavon: tổng số acid béo no và không no, palmitic, margaric, stearic, arachidic, behenic, lignoceric, linolenic, linoleic, arachidonic, EPA, DHA và tổng số acid béo trans.

Các acid amin: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanine, threonine, valin, leucine, isoleucine, arginin, histidin, cystin, tyrosin, alanine, acid aspartic, acid glutamic, glycin, prolin, serin.

Tính trên 100g thực phẩm ăn được:

 

  

TÊN THỨC ĂN

Thải bỏ

Tro

Calories-

Năng lượng 

Protein

Chất đạm 

Lipid-

Chất béo 

Glucid

Carbon hydrates 

Dietary fiber

Chất xơ (cellulose)

Cholesterol –

Chất béo gây xơ vữa động mạng

Calcium-

Canxi 

Phospho 

Iron-

Sắt 

Sodium-

Natri 

Potassium-

Kali 

Beta-carotene 

Vitamin A 

Vitamin B1 

Vitamin C 

  

  

% 

kcal 

g 

g 

g 

g 

mg 

mg 

mg 

mg 

mg 

mg 

mcg 

mcg 

mg 

mg 

Ngũ cốc và sản phẩm chế biến từ chúng

1 

Gạo nếp cái 

1 

346 

8,6 

1,5 

74,9 

0,6 

0 

32 

98 

1,2 

3 

282 

0 

0 

0,14 

0,0 

2 

Gạo tẻ 

1 

344 

7,9 

1,0 

76,2 

0,4 

0 

30 

104,0 

1,3 

5 

241 

0 

0 

0,10 

0,0 

3 

Bắp tươi 

45 

196 

4,1 

2,3 

39,6 

1,2 

0 

20 

187,0 

1,5 

0 

0 

170 

0 

0,21 

0,0 

4 

Bánh bao 

0 

219 

6,1 

0,5 

47,5 

0,5 

0 

19 

88,0 

1,5 

0 

0 

0 

0 

0,10 

0,0 

5 

Bánh tráng mỏng

0 

333 

4,0 

0,2 

78,9 

0,5 

0 

20 

65,0 

0,3 

0 

0 

0 

0 

0,00 

0,0 

6 

Bánh đúc 

0 

52 

0,9 

0,3 

11,3 

0,1 

0 

50 

19,0 

0,4 

0 

0 

0 

0 

0,00 

0,0 

7 

Bánh mì 

0 

249 

7,9 

0,8 

52,6 

0,2 

0 

28 

164,0 

2,0 

0 

0 

0 

0 

0,10 

0,0 

8 

Bánh phở 

0 

141 

3,2 

0,0 

32,1 

0,0 

0 

16 

64,0 

0,3 

0 

0 

0 

0 

0,00 

0,0 

9 

Bún 

0 

110 

1,7 

0,0 

25,7 

0,5 

0 

12 

32,0 

0,2 

0 

0 

0 

0 

0,04 

0,0 

Khoai củ và các sản phẩm chế biến từ chúng

10 

Củ sắn 

25 

152 

1,1 

0,2 

36,4 

1,5 

0 

25 

30,0 

1,2 

2 

394 

0 

0,0 

0,03 

34,0 

11 

Củ từ 

6 

92 

1,5 

0,0 

21,5 

1,2 

0 

28 

30,0 

0,2 

0 

0 

0 

0,0 

0,00 

2,0 

12 

Khoai lang

17 

119 

0,8 

0,2 

28,5 

1,3 

0 

34 

49,0 

1,0 

31 

210 

150 

0,0 

0,05 

23,0 

13 

Khoai lang nghệ 

13 

116 

1,2 

0,3 

27,1 

0,8 

0 

36 

56,0 

0,9 

0 

0 

1470 

0,0 

0,12 

30,0 

14 

Khoai môn 

14 

109 

1,5 

0,2 

25,2 

1,2 

0 

44 

44,0 

0,8 

0 

0 

0 

0,0 

0,09 

4,0 

15 

Khoai tây 

32 

92 

2,0 

0,0 

21,0

1,0 

0 

10 

50,0 

1,2 

7 

396 

29 

0,0 

0,10 

10,0 

16 

Miến dong 

0 

332 

0,6 

0,1 

82,2 

1,5 

0 

40 

120,0 

1,0 

0 

0 

0 

0,0 

0,00 

0,0 

17 

Bột sắn dây 

0 

340 

0,7 

0,0 

84,3 

0,8 

0 

18 

20,0 

1,5 

0 

0 

0 

0,0 

0,00 

0,0 

18 

Khoai tây chiên 

0 

525 

2,2 

35,4 

49,3 

6,3 

0 

37 

130,0 

2,1 

0 

0 

0 

00,0 

0,15

1,0 

Hạt, quả giàu protein, chất béo và chế phẩm

19 

Cùi dừa già 

20 

368 

4,8 

36,0 

6,2 

4,2 

0 

30 

154,0 

2,0 

7 

555 

0 

0,0 

0,10 

2,0 

20 

Cùi dừa non 

0 

40 

3,5 

1,7 

2,6 

3,5 

0 

4 

53,0 

1,0 

0 

0 

0 

0,0 

0,04 

6,0 

21 

Đậu đen (hạt) 

2 

325 

24,2 

1,7 

53,3 

4,0 

0 

56 

354,0 

6,1 

0

0 

30 

0,0 

0,50 

3,0 

22 

Đậu Hà lan (hạt) 

0 

342 

22,2 

1,4 

60,1 

6,0 

0 

57 

303,0 

4,4 

9 

135 

70 

0,0 

0,77 

0,0 

23 

Đậu xanh 

2 

328 

23,4 

2,4 

53,1 

4,7 

0 

64 

377,0 

4,8 

6 

1132 

30 

0,0 

0,72 

4,0 

24 

Hạt điều 

0 

605 

18,4 

46,3 

28,7 

0,6 

0 

28 

462,0 

3,6 

0 

0 

5 

0,0 

0,25 

1,0 

25 

Đậu phộng

2 

573 

27,5 

44,5 

15,5 

2,5 

0 

68 

420,0 

2,2 

4 

421 

10 

0,0 

0,44 

0,0 

26 

 

5 

568 

20,1 

46,4 

17,6 

3,5 

0 

1200 

379,0 

10,0 

49 

508 

15 

0,0 

0,30 

0,0 

27 

Đậu phụ 

0 

95 

10,9 

5,4 

0,7 

0,4 

0 

24 

85,0 

2,2 

0 

0 

0 

0,0 

0,03 

0,0 

 

 

9. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CỦA BẢNG THÀNH PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Ở Việt Nam, năm 1941 M.Autret và Nguyễn Văn Mậu (Viện Pasteur Hà Nội), đã xuất bản Bảng thành phần thức ăn Đông Dương gồm 200 loại. Năm 1972, viện Vệ sinh dịch tễ học Hà Nội – Bộ Y tế (Phạm Văn Sổ và Bùi Thị Nhu Thuận) và Viện Nghiên cứu kỹ thuật ăn mặc – Bộ Quốc phòng (Từ Giấy và Bùi Minh Đức) đã phối hợp xuất bản cuốn “Bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam” dựa trên các công trình nghiên cứu trong nước và tham khảo một số tài liệu nước ngoài. Năm 2000, Viện Dinh dưỡng trên cơ sở tham khảo các công trình đã xuất bản và các kết quả nghiên cứu, phân tích thành phần thực phẩm tiến hành trong 20 năm qua, kết hợp với tài liệu tham khảo cập nhật của một số nước trong khu vực châu Á, đã tái bản “Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam”gồm 15 thành phần dinh dưỡng chính của 501 thực phẩm được chia thành 14 nhóm và các bảng hàm lượng acid amin, acid béo, chất khoáng, vi khoáng trong thực phẩm. Cuốn sách do tập thể Khoa Hóa-Vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện dinh dưỡng biên soạn. Năm 2005, đểđáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng, các cán bộlàm công tác dinh dưỡng tiết chế tại bếp ăn tập thể, nhân viên y tế làm công tác tưvấn dinh dưỡng có thể tra cứu nhanh các số liệu thành phần thực phẩm thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày, Viện dinh dưỡng đã xuất bản “Bảng thành phần dinh dưỡng của một số thức ăn thông dụng” bao gồm 436 thực phẩm được chia thành 4 nhóm chính là nhóm cung cấp chất bột, nhóm cung cấp chất đạm, nhóm cung cấp chất béo, nhóm cung cấp vitamin và muối khoáng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng, khoa học thực phẩm, văn hóa ẩm thực và nhiều bạn đọc vẫn mong có một Bảng thành phần có số liệu đầy đủ, cập nhật về thành phần các chất sinh năng lượng, các acid amin, acid béo, acid folic, các loại đường, hàm lượng khoáng, chất xơ, vi khoáng, vitamin, hợp chất hoá thực vật…trong thực phẩm hiện có trên thị trường Việt Nam với cấu trúc tiện tra cứu hơn, do đó Viện Dinh dưỡng đã biên soạn cuốn “Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam” và được ra mắt bạn đọc trong năm 2007.

Link tham khảo:
http://www.fao.org/fileadmin/templates/food_composition/documents/pdf/VTN_FCT_2007.pdf

Bệnh “Ngộ nhận” là gì ? làm sao lại có bệnh này và cách chữa bệnh này ?


Trên đời hoạn lộ có rất nhiều cảnh đời và con đường mà mỗi người chọn để đi, để sống “ĐƯỜNG SỐNG” và cái nghiệp nó dẫn dụ đi theo “NGHIỆP DẪN” (hơi khó hiểu ở vế sau, nhưng mà có lẽ đúng vì chúng ta luôn có 2 vế để mà cân bằng).

Sống trên đời có 2 thứ chúng ta xét tới đó là:

Loại người thứ nhất: sẽ nói nhiều trước khi làm hoặc “chém gió” trước khi nghĩ và làm thực.

Loại người thứ hai: sẽ làm hùng hục trước khi nói hoặc “Trảm” trước khi tấu (ít có khả năng mắc bệnh, không bàn đến trong bài này).

– Tôi xin vẽ cách hiểu logic của những thứ nói trên như sau:

image

– Xét theo góc độ bệnh học: chúng ta có thể đổ lỗi về căn nguyên bệnh này là do Virus “Ngộ nhận”

Virus bệnh này ấp ủ thường trực trong mỗi suy nghĩ con người chúng ta, với những ai tỉnh táo, sáng suốt, mạnh khỏe tinh thần thì nó khống có điều kiện chuyển thành bệnh, với bất kỳ ai mụ mẫm, háo danh, mờ mắt chỉ cần có điều kiện là mắc bệnh ngay.

Các Cán bộ viên chức nào cũng mong muốn có bảng thành tích cá nhân vàng chóe để khẳng định khả năng sáng tạo, sự thông minh nhạy bén, khiếu diễn thuyết, tài viết lách, cuốn từ điển sống của tri thức, trình độ thuyết phục dẻo đến kiến trong lỗ cũng phải bò ra…

Muốn kết luận được tài năng của bản thân lại cần đến những người xung quanh nhận xét về mình, mà thái độ của thiên hạ vô cùng đa dạng:

  1. Người dĩ hòa vi quý lúc nào chẳng gật gù, nắm tay lắc lắc,
  2. Người giữ xã giao mỉm cười, nhìn xa ngẫm nghĩ,
  3. Người không muốn biểu lộ thái độ thì quay đi chăm chú làm việc khác,
  4. Chỉ một thiểu số người vì lý do sâu xa nào đó sẽ tán thưởng nồng nhiệt khen ngợi hết lời, tấm tắc lắc lư thế là cơn bệnh ngộ nhận bắt đầu phát tác tự nhiên hơn cả ruồi.

Những người ngộ nhận thấy tự tin hơn, khi gặp gỡ đồng nghiệp và cấp trên rất đon đả, chững chạc, trong đầu họ lăm lăm một số ý tưởng, chủ đề thu phát được qua các tần số tán gẫu công cộng, chỉ đợi dịp là thao thao bất tuyệt.

Hệ quả: vậy là đã có nhiều sếp cứ ngỡ rất tình cờ tìm ra nhân tài bèn tin cậy giao việc cho mặc sức thể hiện và ung dung đợi kết quả như ý trong khi những tài năng này lo toát mồ hôi hột chạy vạy nhờ vả anh em, bạn bè giúp đỡ làm hộ, viết thuê để cốt sao thành quả thật hoành tráng tương xứng với năng lực mà bản thân và cấp trên cùng ngộ nhận.

Tác dụng phụ:

Không ít trường hợp đã biết rõ mình nhưng cố tình “hình tượng hóa bản thân – nặn tượng”  cao lồng lộng bằng cách lo lót bằng cấp này nọ, thuê làm luận văn để đại từ nhân xưng có thêm mấy tiền tố đáng nể hơn. Một số người khác còn bào chế những tuyệt chiêu bằng cách quảng cáo, khuếch trương những quan hệ ảo. Họ thường đưa ra vài đại từ nhân xưng thân mật hoặc danh từ riêng kiểu:  cái tay Nguyễn Văn X này, ông anh Minh Z ấy, sếp Trần Y chứ gì… với giọng điệu người nhà, thậm chí còn lấy điện thoại di động ra bấm số gọi ngay, sau một lúc lại thanh minh tiếc rẻ anh ấy, sếp ấy chắc đang bận họp nên tắt máy (thực tế đọc được mấy cái tên này trên báo chí hoặc nghe ai đó kể chuyện có quen biết, thế là coi như bạn người cũng là bạn mình, “thế giới đại đồng “).

Qua kịch bản biểu diễn của bệnh nhân ngộ nhận ấy mà khối người lác mắt, cung kính nhờ cậy việc này việc nọ…

Xét trên khía cạnh nhân văn, người nào ngộ nhận về bản thân thì bất lợi trên đường sự nghiệp. Lý do là mình tự kỷ ám thị đến mức theo chủ trương duy ngã độc tôn, coi thiên hạ yếu kém, mãi đến lúc sực tỉnh mới ngấm sự chán ngán, suy sụp. Hơn nữa, để người khác ngộ nhận về mình thì hậu quả xấu cho cả hai bên: người được ngộ nhận càng đắc ý uống thuốc mê quá liều khó tỉnh, người ngộ nhận thì thất vọng bởi không chọn đúng mặt gửi vàng, lại còn hoang mang vì trình độ bản thân không phân biệt được thật giả, hay dở. Có những người chưa từng hiểu lầm về bản chất và năng lực của mình nhưng do vài lần được khen thành tích nhỏ như ong mật thành con chim công, thế là vênh váo tự hào coi mình bắt đầu gia nhập thế hệ thiên tài mới. Tất nhiên không phải ai cũng cả tin với lời khen như vậy nhưng do được nhiều lời khen lấy lòng quá đâm ra sung sướng, tự thấy mỹ mãn với mình.

Nguyên nhân bệnh thêm nặng:

Có thể kết luận rằng: khen ngợi không trung thực chính là nguyên nhân khiên cho bệnh ngộ nhận phát tác. Tăng bốc phỉnh nịnh là liều thuốc độc cực mạnh giết chết nhận thức chân chính. Ngỡ rằng đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ có thuốc chữa trị, nhưng giời ạ, khó lắm! Làm gì có loại cân đo vi chính xác để xác định lời khen nào thật, giả? Có ai thừa nhận rằng những lời mình vừa nói là tâng bốc? Cho nên danh ngôn mới chua rằng: lời nói như tên, đã cắm vào tai ai, không tài nào rút ra được. Tất nhiên, cần có ngoại lệ cho những câu nói khiến cho người ta ngộ nhận, đó là những mũi tên vô hình tẩm mật ong rừng! Ngọt ngào lắm ai ơi!

 

Phương pháp chữa:

Rất ít thuốc để chữa, thuốc rất đắng tùy thuộc cấp độ bệnh nhẹ hay nặng và quan trọng “Tự vấn lương tâm và tự giác ngộ”:

  • Có thấy sai không ?
  • Có thấy cần quay đầu lại để làm lại mà không hối tiếc không ?
  • Có tự vấn lương tâm chua sót trước khi trở thành người có “Đạo đức giả” không ?

 

Thuốc chữa chỉ có tác dụng hiệu quả:

  • Khi thấy cảnh đời con người đau khổ, chỉ có cảm thông sâu sắc, chia sẻ với họ thật lòng, các bạn à: “sống trong đời sống cần có tấm lòng cao thượng  biết hy sình vì gia đình, người thân, bạn bè” mới không bao giờ còn cái bệnh Quỉ quái đó.
  • Trong lời ăn tiếng nói phải tử tế, trân thành và biết trân trọng mọi người

(từ cái nhỏ nhất đừng có văng tục chửi thề, ngay cả từ viết tắt chửi tục cũng vậy – vì cái tâm của bạn nó nghe được, nó cũng sẽ nhớ được, nó thành quen ở mồm “Khẩu thiệt” thì nó cũng có thể dẫn đến ở ý thức, nhận thức và hành động của bạn “nó là Vô thức ý” rồi dẫn tới hành sử thực tế của bạn. Đậy gọi là “NGHIỆP DẪN Ý” nhiều tai họa, tính mạng hiểm nguy chỉ bởi lời ăn tiếng nói, câu viết như vậy đó).

  • Đừng lười suy nghĩ, đừng lười lao động chân tay hay trí óc, hãy vận động để sáng tạo hãy học hỏi thay vì ngồi chỗ “Chém gió”, hãy làm việc cho dù “Chó cứ sủa đoàn người cứ đi”.
  • Không phải vì bạn đóng góp cho ai, cho xã hội nào, cho công ty nào được nhiều giá trị là vinh quang đâu, đừng lầm tưởng nay có thể là như thế này mai thế khác nhưng Lao động là vinh quang.
  • Hạn chế “Chém gió” khi có thể là tiết kiệm thời gian dành cho Lao động hoặc chỉ đúng với mục đích tôn cao giá trị của “Lao động là vinh quang”.

 

Chúc Cô gì, chú bác, anh chị em và tất thẩy Trời – người – các loài vật không mắc bệnh “NGỘ NHẬN” !

 

Trích báo:  Hà nội ngàn năm văn hiến.

P.S: Bài này không có trong báo sức khỏe & đời sống.

Bài sám hối trước tượng phật Ngài Quán thế âm Bồ tát


Quì trước Tượng Quán thế âm Bồ tát

1 Bát nước trong vắt 9 hạt gạo thơm

Cúi đầu chấp tay

Con xin lay phật

Lòng con thành thật

Chí nguyêh theo Ngài

Lãnh cõi trần ai

Mong về Tịnh độ

Thấy đời thật khổ

Lắm kẻ điêu tàn

Sống kiếp lầm than

Vì chưa giác ngộ

Nay con đã rõ

Dù trễ hơn không

Cố sức gắng công

Xả thân cầu đạo

Lánh vòng phiền não

Núp bóng từ bi

Mạn tham sân si

Con nguyện từ khước

Lỗi lầm từ trước

Vì tánh còn mê

Nay con xin thề

Thành tâm sám hối

Lấy công chuộc tội

Quyết chí tu hành

Lánh dữ theo lành

Vun trồng cội phúc

Nước nay tuy đục

Lọc mãi phải trong

Con nguyện hết lòng

Bồ đề kiên cố

Lợi danh cám dỗ

Chẳng chút động tâm

Bụi tục bụi trần

Con nguyện dũ sạch

Cho lòng thanh bạch

Cho chí thanh bình

Chánh niệm quang minh

Cầu xin chư Phật

khi con nhắm mắt

Xin phóng đạo hào quang

Tiếp dẫn cho con

Nương về Tịnh độ

Nguồn mê bể khổ

Nghiệp chướng luân hồi

Nay đã dứt rồi

Con xin thệ nguyện

Nguyện thành chánh giác

Nguyện độ chúng sinh

Nguyện thành Phật đạo

 

HỒI HƯỚNG

Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ a di đà phật.

 

Nguyên tác: Đệ tử Phùng Thị Thơm

Hiệu Pháp Danh: Cư sĩ Diệu âm : Diệu Hương

 

Chế tác: Đệ tử Lê Toàn Thắng

Hiệu Pháp danh: Đàm Hiếu

 

Hoàn thành 6 tháng tu tập bằng lời dậy của Phật


Con đường hướng thượng là con đường tu tập chuyển hóa những nghiệp nhân bất thiện, hướng đến sự đoạn tận khổ đau, đạt đến quả vị giải thoát. Con đường hướng thượng ấy, mỗi người là chủ nhân của chính mình và phải tự mình cất bước.

Lời giảng dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta phải ý thức được rằng, đời sống của mỗi người có hạnh phúc và thánh thiện hay không, không nằm ở sự nguyện cầu van xin, hay dựa dẫm vào một thế lực thần linh nào khác, hay ước vọng một sự che chở nào của thế lực bên ngoài, mà ở chính sự tu tập của chính mỗi người, nếu mỗi người biết tu tập chuyển hóa những nghiệp ác thành nghiệp thiện.

Con người sinh ra trên cuộc đời này, có người được sống an vui hạnh phúc, có người lại chịu nhiều khổ đau bất hạnh, thiết nghĩ tất cả sự đau khổ hay hạnh phúc đều có sự tác động mật thiết của ý nghĩ, lời nói và việc làm của mỗi người. Nếu ai biết thực hành những thiện pháp thì sẽ hưởng được đời sống an lành hạnh phúc, còn trái lại nếu thực hành những pháp bất thiện thì sẽ tự chuốc lấy khổ đau. Như vậy, cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ là do chính mình quyết định, chứ không phải một ai khác can thiệp vào. Điều này được minh chứng qua lời dạy minh triết của Bậc Giác ngộ cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm, lời dạy ấy được ghi lại trong kinh Tạp A Hàm thông qua cuộc đối thoại giữa Đức Thế Tôn và vua Ba Tư Nặc.

Có bốn hạng người là những hạng người chúng ta nên biết:

Thứ nhất:  Hạng người từ bóng tối đi vào bóng tối

Thứ hai: Hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng

Thứ ba: Hạng người từ ánh sáng đi vào bóng tối

Thứ tư: Hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng

Qua quan điểm trên của Đức thế tôn về cách đánh giá và là cái nhình mới mẻ về Con người, Chúng ta sẽ ý thức được giá trị thực sự của con người là ở chính mình, và con đường hướng thượng. Như vậy, con đường hướng thượng, là con đường mà chính mỗi người chúng ta phải tu tập chuyển hóa những nghiệp nhân bất thiện, hướng đến sự đoạn tận khổ đau, đạt đến quả vị giải thoát. Con đường hướng thượng ấy, mỗi người là chủ nhân của chính mình và phải tự mình cất bước tiến lên thôi bạn à.

Lưu trữ tư liệu


Thánh điển Phật giáo
Tam.jpg
Kinh

Luận

Hồi ký tháng 12: Khao khát sống tự do và hoàn thành được nhiều thiện nghiệp giúp cho đời người


 

Tháng 12 năm 2012, đúng là tháng có nhiều nhân duyên kỳ lạ với tôi, nó như là sự tổng kết lại của gân 30 năm qua đi trong cuộc đời tôi.

Nó hiện về bao nhiêu ký ức vui, lo âu và 2 năm trước là buồn đau, hẫng hụt khi phải chia tay mãi mãi với Cha tôi.

Tháng 12 cũng là điều vô cùng đặc biệt khi tôi tìm được 1 bài thuốc kỳ lạ, bài thuốc này đã được nhiều người thực nghiệm.

Nó đến khi tôi đang mong muốn làm được những điều tôi ước ao như: tìm được thuốc chữa vĩnh viễn những bệnh như:

– Mẹ tôi và những người tôi biết đến : Tiểu đường, mỡ trong máu, Viêm đa khớp, Gút.

– Hen suyễn cho cháu tôi và đặc biệt Cao huyết áp gây tai biến.

Ước gì được quay trở lại cách đây 2 năm trước khi Cha tôi bị tai biến lần 3, tôi sẽ đem bài thuốc này để làm cho Cha tôi không bị tai biến lần 3, chính nó đã cướp đi cuộc sống của Cha tôi.

Nói vậy không phải tôi thù hận gì bệnh tật bởi vì: Sinh lão bệnh tử, tuổi thọ con người rồi cũng tới hạn, tôi chỉ muốn có nhiều thời gian để hoàn thành tâm nguyên, làm nhiều điều thiện được nhiều Thù thắng, phước đức cho con cháu sau này.

Vậy là giờ đây tôi tự làm cho mẹ tôi, tôi, và mọi người xung quanh mình, mọi người tự làm chuột bạch thí nghiệm 1 ngày và hy vọng sẽ không ai phải khổ vì bệnh Tai biến như Cha tôi nữa.

Ước vọng của tôi là có thật vì tôi không thể biết là người thứ bao nhiều dùng bài thuốc này để phòng chống bệnh đó rồi, chỉ biết nó đã muôn với Cha tôi, tôi không muốn nó muộn với bất cứ ai khi đọc bài thuốc này, bài thuốc này là ghi chép lại của tôi bởi nhiều người đã có công đức truyền lại nó cho muôn đời sau, chỉ tiếc là họ đã không đủ dũng khí hoặc không dùng cách chia sẻ trên các mạng internet xã hội để cho nhiều người biết đến. Tôi xin mạn phép chia sẻ lại cho mọi người biết tới nó để tin dùng.

Tuy vậy còn phải nói đến lòng tin, mức độ chính xác, hiệu quả của bài thuốc là lời tiên nghiệm nhiều năm mới biết được. Nếu các bạn không tin lời tôi viết ra xin hãy đừng đọc bài viết này.

Còn làm theo cách tôi viết thì có 4 mục đích:

  • Bài thuốc này chia sẻ vì tôi muốn mọi người sẽ không bị mắc bênh tai biến sau này, mong muốn sức khoẻ của mọi người con đất Việt là thứ tài sản quý nhất.
  • Tôi không muốn ai đó sẽ bị mắc bệnh như Cha tôi đã từng bị.
  • Nó là liệu pháp chữa bệnh về cả mặt tinh thần, giúp những người đang bị có niềm tin để chữa được bệnh tật.
  • Đối với riêng tôi , đây như thể chút bỏ đi một phần lo lắng, băn khoăn trong cuộc đời mình chưa làm gì  được nhiều để chữa bệnh cho những người thân của mình.

Vậy là sang năm mới rồi, tôi xin chúc mọi người con đất Việt, tràn đầy sinh lực, hạnh phúc, có đủ niềm tin để làm được những điều mình hằng mong ước.

Điều thệ nguyện 1: Tôi thệ nguyện ở đời người làm theo lời Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật dậy, làm nhiều điều thiện để giúp công đức cho con cháu noi theo.

Bài thuốc Phòng Chống tai biến Mạch máu não

(chỉ cần làm 1 lần trong đời người)

A. Nguyên liệu:

A.1. Nguyên liệu chính:

(Mua tại hiệu thuốc bắc đã tán sẵn hoặc đem về nhà tự tán lấy)

1. Hạnh nhân: 10 gram

2. Chi tử: 10 gram

3. Đào nhân: 10 gram

(tất cả 3 thứ trộn lẫn và tán nhỏ)

A.2. Nguyên liệu phụ:

1. Gạo nếp: 10 hạt (nguyên vẹn)

2. Hạt tiêu sọ trắng: 10 hạt

(tất cả 2 thứ trộn lẫn tán nhỏ)

3. Lòng trắng trứng gà: 1 quả (bỏ lòng đỏ)

B. Cách làm và sử dụng:

– Trộn lẫn đều cả 2 loại nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ với nhau. (có thể dùng 1 hộp nhựa sạch có thìa để trộn lẫn với nhau).

rồi gói lại bằng một mảnh vải.

– Đặt gói thuốc vào chính giữa lòng bàn chân phía dưới  huyệt Dũng Tuyền 2 đốt ngón tay.

image

Lưu ý: Nữ đắp chân bên phải, Nam đắp chân bên trái.

– Dùng băng quấn chặt không để thuốc chảy ra ngoài (có thể lấy băng dính, túi ni-lông mềm đặt lên trên gói thuốc rồi hãy quấn băng).

– Thời gian đắp từ chiều tối hôm trước đến sáng hôm sau càng lâu càng tốt rồi mới tháo ra.

– Khi tháo băng thấy lòng bàn chân có màu xanh dương là tốt, có tác dụng, màu xanh càng đậm là càng tốt, báo thể trạng có phản ứng tích cực để ngăn chặn bệnh tai biến.

Chú ý: Không được rửa chân ngay, để màu xanh phai nhạt dần,

 

Nam Mô A di đà phật,

Nam Mô Bổn sư thích ca mâu ni phật.

Nam Mô Quán thế Âm bồ tát.

Nam Mô Đại Thế chí Bồ tát.

Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Nam Mô Đức Phổ hiền Bồ Tát.

Nam Mô Hải Hội Thanh tịnh Vương Phật.

Nam Mô Dược sư Lưu ly Quang Vương Phật.

 

Chúc mọi người thành công, có được sức khoẻ dồi dào, thâm tâm an lạc. thanh tịnh , an toàn không bị mắc bệnh tai biến mạch máu não. !

Sưu tầm: Chú giải về 84 câu cú trong Chú Đại bi của Quán Thế Âm Bồ Tát


CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu của HT Tuyên Hóa)

1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da

Hàng ngày chúng ta vẫn thường tụng Nam mô A – di – đà Phật. Nam mô Bổn sư Thích – ca Mâu – ni Phật. Nhưng quí vị có biết Nam – mô có nghĩa là gì không? Chắc là rất ít người biết được. Cách đây vài năm, có lần tôi đã đặt vấn đề này trong một pháp hội nhưng chưa một người nào có được câu trả lời hoàn chỉnh cả.

Nam – mô, phiên âm chữ Nama từ tiếng Phạn. Trung Hoa dịch là “Quy y”; cũng dịch là “Quy mạng kính đầu”. Có nghĩa là: “Con xin đem toàn thể sinh mạng của con về nương tựa vào chư Phật”. Cái bản ngã của chính mình không còn nữa. Mà con xin dâng trọn vẹn thân mạng mình lên chư Phật. Nếu chư Phật cho con sống thì con sống; bảo con chết thì con chết. Con hoàn toàn tin vào chư Phật. Đó gọi là “Quy mạng”.

Còn “Kính đầu” có nghĩa là hết sức cung kính và nương tựa vào đức Phật. Đó là ý nghĩa của Nam – mô.

Còn “Quy y” có nghĩa là đem hết thân và tâm của mình, đem hết cả mạng sống của mình trở về nương tựa vào đức Phật.

Nói tổng quát. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da có nghĩa là “Xin quy y Tam Bảo vô biên vô tận trong khắp mười phương”.

Đó chính là bản thể của Bồ – tát Quán Thế Âm. Quí vị nên khởi tâm Từ Bi mà trì niệm. Mặc dù đó là bản thể của Bồ – tát Quán Thế Âm, nhưng cũng có nghĩa là quy y với toàn thể chư Phật trong mười phương, suốt cả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Khi quí vị trì niệm thần chú này. Không những chỉ nhắc nhở mình quy y với Tam Bảo thường trụ trong khắp mười phương vô biên vô tận mà còn khiến cho tất cả mọi loài hữu tình khi nghe được thần chú này cũng đều quay về quy y, kính lễ mười phương ba đời thường trụ Tam Bảo.

Quí vị có biết Tam bảo là gì không? Đó là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Quí vị nên biết rằng, trên thế gian này Phật bảo là cao quý nhất. Cũng thế, Pháp bảo và Tăng bảo là điều cao thượng và quý báu nhất. Không những cao quý ở thế gian mà còn cao quý đối với những cảnh giới xuất thế gian, cho đến đối với cõi trời phi tưởng phi phi tưởng nữa. Không còn có gì cao quý hơn Tam bảo trong Phật pháp nữa. Trong mười pháp giới thì cảnh giới Phật là cao nhất. Thế nên chúng ta cần phải cung kính quy ngưỡng và tín thọ nơi Tam bảo cao quý, phát khởi tín tâm kiên cố và thâm sâu, không một mảy may nghi ngờ.
Có người sẽ hỏi: Quy y Tam bảo sẽ có lợi ích gì? Tối thiểu nhất là khi quí vị quy y Phật rồi thì đời đời kiếp kiếp không còn đọa vào địa ngục nữa; khi quí vị quy y Pháp rồi thì đời đời kiếp kiếp không còn đọa vào hàng ngạ quỷ (quỷ đói) nữa; khi quí vị quy y Tăng rồi thì quí vị không còn bị đọa làm loài súc sinh nữa. Đây là những đạo lý căn bản của việc quy y Tam bảo.

Nhưng khi đã quy y rồi, quí vị phải tự nguyện và tinh tấn thực hành các việc lành, tương ứng với lời dạy của đức Phật thì mới xứng đáng gọi là quy y. Nếu quí vị vẫn còn giữ nguyên các tập khí ngày trước như sát sanh, trộm cắp, tà hạnh dâm dục, nói dối, nghiện ngập và làm mọi điều mình thích để thỏa mãn ngũ dục thì quí vị không thể nào tránh khỏi đọa vào 3 đường ác (ngạ quỷ, địa ngục, súc sinh). Bở vì trong Phật pháp không có sự nhân nhượng. Quí vị không thể nói: “Tôi đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng rồi, nên tôi sẽ không bao giờ bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh nữa. Vậy nên tôi có quyền làm điều gì tôi muốn…”

Quí vị phải thay đổi, chuyển hóa mọi tập khí xấu của mình và tích cực thực hành những việc thiện, dứt khoát không bao giờ làm những việc ác nữa. Nếu quí vị còn tiếp tục làm những việc xấu ác, thì quí vị sẽ bị đọa ngay vào địa ngục.

Đạo Phật không giống như ngoại đạo. Họ tuyên bố rằng: “Quan trọng nhất là niềm tin. Nếu có niềm tin thì dù có làm việc ác, cũng có thể vào được thiên đường. Còn ngược lại, nếu ai thiếu lòng tin, dù có gắng sức làm việc phúc đức, thì cũng sẽ rơi vào hỏa ngục”.
Nếu quí vị tin vào đức Phật mà vẫn tạo các nghiệp ác thì nhất định quí vị sẽ bị đọa vào địa ngục. Dù quí vị không tin vào đức Phật, mà vẫn gắng sức làm việc phước thiện thì quí vị vẫn được lên thiên đàng. Phật pháp không bao giờ mê hoặc con người bằng cách nói: “Nếu quí vị tin vào đức Phật, thì mọi điều sẽ được như ý.” Ngược lại, nếu quí vị tin vào đức Phật mà vẫn không chịu từ bỏ các việc ác thì quí vị vẫn phải bị đọa vào địa ngục.
“Được rồi”. Quí vị lại thắc mắc: “Nếu đã tin Phật rồi mà cũng đọa vào địa ngục như không tin, thì tại sao phải quy y Tam bảo?”

Chân chính quy y Tam bảo có nghĩa là phải từ bỏ việc ác, quay về đường thiện, sửa đổi mọi lỗi lầm. Như một người được khai sinh lại với tên mới, từ đây chỉ làm thuần túy những việc lành. Không làm những việc xấu ác nữa. Như thế mới đạt được lợi ích thiết thực. Chính vì vậy mà câu chú: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da có nghĩa là: “Quy y Tam bảo vô cùng vô tận trong khắp mười phương”.

Khi quí vị trì niệm chú này, cũng có thể giúp tiêu trừ được những ách nạn cho quí vị. Lúc gặp tai chướng, quí vị hay thường trì niệm: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì tai chướng ấy liền được tiêu trừ. Tai nạn lớn sẽ biến thành tai nạn nhỏ, và nếu gặp tai nạn nhỏ thì cũng sẽ được tiêu sạch. Chú này được gọi là “Tiêu tai pháp”, là một trong năm bộ chú hộ ma.

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da cũng còn được gọi là “Tăng ích pháp”. Nghĩa là từ trước đến nay quí vị đã từng gieo trồng nhiều thiện căn, và vẫn thường trì tụng chú này, thì thiện căn của quí vị sẽ tăng trưởng thêm gấp nhiều lần, lợi lạc không kể xiết. Nên chú này được gọi là “Tăng ích pháp”.

Quí vị có thể niệm toàn bộ chú Đại Bi, hoặc chỉ cần niệm câu chú đầu tiên này thôi: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da là “Thành tựu pháp”, bất luận quí vị muốn điều gì, thì sở nguyện sở cầu của quí vị đều được thành tựu như ý muốn. Nếu quí vị không có con trai mà muốn cầu sinh con trai, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da sẽ sinh được con trai. Nhưng quí vị phải trì niệm với tâm trí thành, không phải chỉ niệm một hai ngày rồi thôI, mà phải niệm liên tục ít nhất là trong ba năm. Nếu quí vị không có được bạn tốt, mà muốn gặp được một người, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì liền gặp được ngay bạn lành. Nếu quí vị trì niệm được toàn thể bài chú Đại Bi thì quá tốt, nếu không chỉ cần niệm câu đầu tiên Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, cũng sẽ thành tựu những công đức không thể nghĩ bàn.

Câu chú này cũng còn được gọi là “Hàng phục pháp”. Năng lực của câu chú đó có thể hàng phục thiên ma, chế phục ngoại đạo khi nó nghe đến câu chú này.

Tuy vậy, câu chú này không phải là “Câu triệu pháp”. Khi quí vị trì niệm một câu chú thuộc trong “Câu triệu pháp” thì tất cả các loại yêu ma quỷ quái khắp nơi đều đến trình diện và có thể bắt giữ, hoặc sai khiến được chúng.

Vậy nên, câu chú Nam mô hắc ra đát ra đá ra dạ da này có công năng rất mạnh, không thể suy lường được. Nếu nói chi tiết, thì không thể nào cùng tận được.

Tóm lại, trong câu Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, thì Nam mô có nghĩa là “quy mạng kính đầu”. Hắc ra đát na là “bảo”. Đá ra dạ có nghĩa là “Tam”. Da nghĩa là “Lễ”.

Nghĩa toàn câu là: “Xin đem hết thân, tâm, tính mạng của mình quy y và kính lễ Tam Bảo vô tận vô biên trong khắp cả mười phương, suốt cả ba đời”. Chúng ta phải cúi đầu đảnh lễ thường trụ Tam bảo.

Vì sao gọi là vô tận vô biên? Vì chư Phật trong thời quá khứ là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời hiện tại là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời vị lai là vô cùng vô tận. Cho nên Tam bảo là vô biên vô tận.

2. Nam mô a rị da

Nam mô như đã giảng ở trên, nghĩa là “đem hết thân tâm, tánh mạng quy y và kính lễ, học tập chư Phật và chư Bồ – tát”.

A rị có nghĩa là “Thánh giả”. Có nghĩa là người xa lìa tất cả các ác pháp. Nên Nam mô A rị da có nghĩa là kính lễ các bậc Thánh giả, người đã xa lìa tất cả các pháp bất thiện.

3. Bà lô yết đế thước bát ra da

Bà lô yết đế có nghĩa là “quán” trong danh hiệu Quán Thế Âm Bồ – tát. Cũng được dịch là “quang” từ danh hiệu Vairocana (Tỳ – lô – giá – na) nghĩa là Quang Minh Biến Chiếu – hào quang chiếu khắp mọi nơi. Còn được dịch là: “Sở quán sát” nghĩa là cảnh giới được quán chiếu, được quán sát đến.

Thước bát ra da có nghĩa là “tự tại”.

Ý nghĩa toàn câu là quán chiếu quán sát một cách rộng khắp và tự tại. Đó chính là ý nghĩa của danh hiệu Bồ – tát Quán Tự Tại, Bồ – tát Quán Thế Âm. Có nghĩa là quan sát, lắng nghe âm thanh ở cõi thế gian để cứu độ một cách tự tại.

4. Bồ đề tát đỏa bà da

Mọi người đều biết Bồ đề xuất phát từ tiếng Phạn là Bodhi. Có nghĩa là Giác.

Tát đỏa có nghĩa là “độ” là vượt qua (bể khổ) cũng như đưa người khác vượt qua (bể khổ) đến bờ giải thoát.

Bồ Đề tát đỏa bà da có nghĩa là một vị Bồ – tát đã tự giác ngộ giải thoát và giúp cho mọi chúng sinh được giác ngộ giải thoát như mình.

Bà da có nghĩa là “đảnh lễ”.

Da có nghĩa là khấu đầu đảnh lễ. Cúi đầu đảnh lễ ai? Đảnh lễ các vị Bồ – tát đã tự giác ngộ giải thoát cho chính mình rồi, còn giúp cho người khác được giác ngộ giải thoát.
Câu thần chú này là muốn nhắc đến Bồ – tát Bất Không Quyến Sách áp đại binh. Nghĩa là khi quí vị tụng câu thần chú này thì Bồ – tát Bất Không Quyến Sách đem binh tướng của cõi trời đến để hộ trì cho quí vị.

5. Ma ha tát đỏa bà ha

Ma – ha có 3 nghĩa: Đại: lớn; Đa: nhiều; và Thắng: hoàn hảo.

Ma – ha với nghĩa là Đại: tức chỉ cho người phát tâm bồ đề rộng lớn.

Ma – ha với nghĩa là Đa: tức chỉ cho số lượng. Có rất nhiều người phát tâm bồ đề.

Ma – ha với nghĩa là Thắng: tức nói đến những người đã phát tâm bồ đề rộng lớn đều đạt đến chỗ thành tựu viên mãn, được nhiều lợi lạc rất thù thắng.

Tát – đỏa nghĩa của chữ Tát – đỏa trong câu chú này không giống như nghĩa trong câu trên. Trong câu chú trên, Tát – đỏa có nghĩa là “độ” – vượt qua bờ bên kia. Có nghĩa là giải thoát. Còn trong câu chú này. Tát – đỏa có nghĩa là “Dõng mãnh giả” là người can đảm, không sợ hãi. Cũng có nghĩa là “Tinh tấn giả”, là người tu hành rất siêng năng.

Bà – Da Hán dịch là “Hướng tha đảnh lễ” nghĩa là: “Con xin đê đầu đảnh lễ các vị đại Bồ – tát, là những người rất dõng mãnh, rất tinh tấn, không bao giờ sợ hãi, và nguyện phát tâm bồ đề trước chư vị Bồ – tát này.”

Các vị đại Bồ – tát đã tự giác ngộ, giải thoát cho chính mình rồi còn phát nguyện giúp cho vô số chúng sanh khác được giác ngộ và giải thoát như mình.

6. Ma ha ca lô ni ca da

Ma – ha có 3 nghĩa: lớn, nhiều và thù thắng như trên đã giảng.

Ca – lô Hán dịch là “Bi”.

Ni – ca nghĩa là “Tâm”.

Hợp lại, Ma ha ca lô ni ca có nghĩa là “Tâm đại bi”.

Da có nghĩa là đảnh lễ, như đã giảng ở trên. Toàn câu chú Ma ha ca lô ni ca da có nghĩa là: “Cúi đầu đảnh lễ thần chú Đại bi tâm Đà – la – ni.”

7. Án

Án nghĩa là “Bổn mẫu”, là “Chú mẫu” mẹ của tất cả mọi thần chú; cũng chính là “Phật mẫu” mẹ của tất cả chư Phật.

Mẹ của chư Phật có nghĩa là mẹ của nguồn tâm trong mọi loài chúng sinh, vì nguồn tâm của chúng sinh vốn có sẵn mọi trí tuệ, thường xuất sinh các pháp lành, nên gọi là “Bổn mẫu”.
Thông qua năng lực của thần chú mà mười pháp muôn được hiển bày.

1. Pháp môn thứ nhất là “Tự”: là đầu nguồn, làm xuất sinh mọi chủng tự.

2. Thứ hai là “Cú”. Trong kinh văn hoặc trong thần chú, “Cú” có nghĩa là một câu.

3. Thứ ba là “Quán”: là quán chiếu, quán sát, vận dụng năng lực quán chiếu mà hành trì.

4. Thứ tư là “Trí”: là trí tuệ, dùng thanh gươm trí tuệ để cắt đứt tất cả phiền não. Trí tuệ tức là pháp môn lưu xuất từ Bát Nhã Ba La Mật, đó là trí tuệ viên mãn nhất. Còn “quán” là lưu xuất từ pháp môn Thiền định Ba La Mật.

5. Thứ năm là “Hành”: nghĩa là tu tập, nương theo giáo pháp mà hành trì.

6. Thứ sáu là “Nguyện”: nghĩa là cần phải phát nguyện, nương theo giáo pháp chân chính mà tu hành.

7. Thứ bảy là “Giáo”: nghĩa là y cứ theo giáo pháp chân chính mà tu hành. Nếu quí vị không nương theo lời dạy của đức Phật mà tu hành, thì dù quí vị có tu hành đến nhiều kiếp như số cát sông Hằng đi nữa thì vẫn không có kết quả gì cả. Cũng như thể nấu cát mà mong thành cơm vậy.

Tuy nhiên, để có thể tu tập xứng hợp với giáo lý chân chính của đức Phật thì trước hết, quí vị phải thông hiểu về giáo pháp đó một cách tường tận.

8. Thứ tám là “Lý”: nghĩa là đạo lý. Nếu quí vị có thể nhập được vào Phật pháp vi diệu thì mới có được sự hiểu biết thông đạt về giáo pháp ấy. Nếu quí vị không khế hội được diệu pháp này, thì quí vị chỉ là người tu tập trong sự mù quáng. Dù quí vị có tu hành bao lâu đi nữa, cũng không đạt được sự thành tựu.

9. Thứ chín là “Nhân”: Trong đời này quí vị phải gieo trồng những nhân thù thắng, nhân tốt lành, nhân thanh tịnh, thì quá khứ quí vị sẽ gặt được quả thù thắng, quả vi diệu và quả thanh tịnh.

10. Thứ mười là “Quả”: Quả tương ứng sẽ đạt được sau khi đã gieo trồng nhân. Đó là diệu quả, quả vị giác ngộ tối thượng.

Như vậy từ chữ án, xuất sinh ra mười pháp môn vi diệu. Nên khi quí vị trì niệm thần Chú Đại Bi, niệm đến chữ án thì tất cả các loài quỷ thần đều chắp tay vô cùng cung kính, không dám tỏ ra khinh suất hoặc lơ là khi nghe hành giả trì tụng thần Chú Đại Bi. Chữ án có một năng lực mạnh mẽ mà đến nỗi khiến cho các loài ác quỷ, ác thần đều phải cung kính chấp trì. Công năng của thần chú thật to lớn, thần lực thật không thể nghĩ bàn.

8. Tát bàn ra phạt duệ

Tát bàn ra, Hán dịch là “tự tại”. Nghĩa là khi quí vị trì tụng thần chú này, thì Tứ đại thiên vương đều đến làm Hộ pháp cho quí vị.

Phạt duệ, Hán dịch là Thế tôn, cũng dịch là Thánh tôn.

Nguyên câu chú này có nghĩa là Tự tại Thế tôn. Tự tại Thánh tôn, tức là Đức Phật tự tại, ý là xưng tán Phật bảo.

9. Số đát na đát tả

Chữ Số có hai âm là Shù và Shùo. Người ta thường niệm là “Shù”.

Số Đát Na có nghĩa là “pháp” (Dharma). Pháp gì? Pháp này còn gọi là “Diệu thắng pháp”. Cũng gọi là “Cao thượng thắng sinh”. Có nghĩa là không có gì vượt trội hơn pháp này nữa. Thắng sinh có nghĩa là từ pháp này xuất sinh ra năng lực rất thù thắng.
Còn một cách dịch khác của chữ Số là “Diệu sinh” hoặc “Thắng thân”. Diệu sinh tức là vượt lên trên mọi sự vi diệu. Thắng thân nghĩa là thể của pháp ấy rất thù thắng.

Còn có một cách dịch khác nữa của chữ Số, là “Tối thượng thừa địa”. Nghĩa là cảnh giới của hành giả sẽ trải qua sau khi chứng được Thập địa của hàng Bồ – tát.

Đát Na là biểu tượng của Pháp bảo.

Đát Tả là biểu tượng cho Tăng bảo.

Cho nên toàn thể câu chú án tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tả là biểu tượng cho Tam bảo. Có nghĩa là chúng ta phải nên ngưỡng nguyện đến sự gia hộ của Tam bảo. Nên khi trì niệm đến câu thần chú này, có nghĩa là thỉnh cầu, ngưỡng nguyện đến lực gia trì của Tam bảo.

Đát tả còn có nghĩa là dùng giáo pháp để răn dạy các loài quỷ thần và dùng thần chú để triệu tập quỷ thần đến mà dạy bảo chúng theo tinh thần chánh pháp.

10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị da

Xưa nay dường như quí vị luôn luôn Nam mô với một người nào khác chứ chưa bao giờ Nam mô với chính mình. Người tu hành không cần phải đi Nam mô một khách thể nào khác mà phải Nam mô ngay với chính mình.

Nam mô có nghĩa là tôi, chính tôi quay trở về quy y với Tam bảo vô cùng vô tận khắp mười phương.

Nam mô còn có nghĩa là đem tự ngã của chính mình thể nhập trọn vẹn vào cả pháp giới khắp cả mười phương. Tức là thể nhập vào Tam bảo vô cùng vô tận khắp cả mười phương.

Tất kiến lật có nghĩa là “hoàn toàn”. Tức là đem hết toàn tâm, toàn ý để quy y và đảnh lễ Tam bảo.

Đỏa y mông có nghĩa là “Ngã”. Đó chính là cái Ngã của Vô Ngã. Nên quí vị phải đem toàn tâm toàn ý đảnh lễ bản ngã của chính mình, nhưng đảnh lễ cái ngã của vô ngã. Như thế có nghĩa là không có mình hay sao? Ví như khi có người đánh quí vị, quí vị không cảm thấy đau; nếu họ mắng chửi, quí vị không thấy khó chịu; nếu họ nhục mạ, quí vị thấy như thể không có việc gì xảy ra. Quí vị không nhất thiết cần phải nhẫn nhục, vì nếu dùng phép nhẫn nhục, là quí vị đã rơi vào “đệ nhị nghĩa” rồi. Trong trường hợp này, quí vị không nhất thiết cần phải “nhẫn”, vì vốn không có một bản ngã để dùng pháp nhân và không có một bản ngã để cho pháp nhẫn ấy tác động tới. Có nghĩa là quí vị phải hành pháp nhẫn trong “vô nhẫn”.

Đó gọi là Ngã của vô ngã vậy.

A lị da ở trên đã giảng qua, có nghĩa là “Thánh giả”. ở đây tức là phải hết lòng đảnh lễ “cái ngã” ấy của Thánh giả. Vô lượng vô biên chư Bồ Tát, hết thảy Thiên Long bát bộ đều phải đảnh lễ cái ngã trong vô ngã của bậc Thánh giả. Cái ngã ấy bao trùm khắp vô lượng vô biên vũ trụ. Có rất nhiều bậc Thánh giả. Họ là ai? Dưới đây, tôi sẽ giảng rõ.

11. Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà

Bà lô kiết đế dịch là “Quán”.

Thất Phật ra dịch là “Tự tại” hoặc là thế âm. Âm thanh ở trong thế gian. Đây chính là Bồ – tát Quán Thế Âm.

Bà lô kiết đế thất Phật ra là Quán Thế Âm, cũng chính là Quán Tự Tại. Hai danh hiệu này không nhất định phải là Bồ – tát Quán Thế Âm mới được gọi là Quán Tự Tại hay Quán Thế Âm, mà nếu khi quí vị đã đạt được tự tại rồi, thì quí vị chính là Bồ – tát Quán Tự Tại. Khi quí vị có được năng lực cứu độ tất cả mọi loài chúng sinh, thì quí vị chính là Bồ Tát Quán Thế Âm. Vì vậy, một khi quí vị đã thể nhập và vận dụng trọn vẹn pháp này rồi thì chính quí vị là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Nếu tôi đạt được tự tại trong việc vận dụng pháp này thì chính tôi cũng là hóa thân của Bồ – tát Quán Thế Âm.

Lăng đà bà dịch là “hải đảo”, chỉ cho núi Phổ Đà (Potala), nơi Bồ – tát Quán Thế Âm thường thị hiện. Có sách nói núi Phổ Đà ở nước Trung Hoa. Phổ Đà có nghĩa là “hoa trắng nhỏ” vì nơi núi ấy có loài hoa trắng nở rất nhiều. Trên núi có một cung điện được kiến tạo ở trong hang đá gọi là “Cung Từ Bi”, đó là nơi Bồ Tát Quan Thế Âm thường thị hiện. Nơi đó được trang hoàng bằng bảy thứ châu báu: vàng, bạc, xà cừ, pha lê, trân châu, ngọc bích, mã não. Nhưng không phải ai cũng đến được nơi cung điện này.

Bà lô kiết đế thất Phật ra là vị Bồ – tát có đầy tâm nguyện đại từ bi.

Lăng đà bà là cung điện Từ Bi, nơi Bồ – tát Quan Thế Âm thường thị hiện.

12. Nam mô na ra cẩn trì

Trong câu chú này, Nam mô vẫn có nghĩa là “quy y” và “quy mạng kính đầu”.

Na ra dịch nghĩa là “Hiền” – bậc hiền giả, chỉ cho hàng Bồ Tát.

Cẩn trì dịch là “ái”, có nghĩa là tình thương yêu. Trong ý niệm lòng Từ Bi bảo hộ, che chở cho mọi loài. Thế nên lòng từ bi của bậc Hiền giả (Bồ – tát) thường đem đến sự bao bọc, che chở cho chúng sinh. Trước đây tôi đã giảng về 10 loại tâm được đề cập trong Kinh Đại Bi Tâm Đà – la – ni. Quí vị nên y cứ theo mười loại tâm này mà công phu tu tập.

Na ra cẩn trì, Hán dịch là “Hiền ái thiện hộ” có liên quan đến nghĩa thứ nhất, nghĩa là thứ 6 và nghĩa thứ 10 trong 10 loại Tâm: Đó chính là Tâm Đại Bi, Tâm Cung Kính và Tâm Vô Thượng bồ đề.

Câu chú này đại biểu cho 3 loại tâm như trên.

13. Hê rị ma ha bàn đa sa mế

Hê rị có nghĩa là “Tâm”. Tâm này có ý nghĩa gì trong 10 nghĩa? Nghĩa thứ 4 là vô nhiễm trước tâm. Tâm này giúp cho quí vị duy trì bản tâm thanh tịnh của mình. Khi quí vị khởi tâm niệm tham, sân, si, mạn, nghi… thì tâm quí vị liền bị ô nhiễm, không còn thanh tịnh nữa. Khi tâm quí vị không mong khởi những niệm ô nhiễm ấy, thì tâm quí vị được thanh tịnh.

Ma ha có nghĩa là “Đại”, cũng có nghĩa là “Trường”.

Bàn đà sa mế nghĩa là sao? Nếu tôi không nói, chắc chắn quí vị chẳng thể nào biết được. Nên quí vị muốn biết thì trước tiên tôi phải giảng. Lúc đó quí vị mới hiểu được. Quí vị mới nói rằng: “Thì ra ý nghĩa của cân chú ấy là như thế”. Bàn đà sa mế có nghĩa là “đại quang minh” nghĩa là hào quang rực rỡ chiếu khắp.

Bàn đà sa mế lại còn được dịch là “Trường chiếu mệnh” nghĩa là ánh sáng thường chiếu soi rộng khắp mọi nơi.

Nguyên câu Hê rị ma ha bàn đa sa mế có nghĩa là “Tâm đại quang minh”. Nghĩa là ánh sáng của tâm lực, quang minh của tâm lực thường chiếu rộng khắp, mãi mãi siêu việt cả không gian vô cùng, thời gian vô tận; từ một vi trần cho đến vô cùng vô tận thế giới đều có sự hiện hữu của ánh sáng ấy.

Quí vị sẽ nói: “à, cái đại quang minh của tâm ấy, tôi đã nghe trong kinh giảng nói rất nhiều rồi, và…”

Vâng, nhưng trừ phi quí vị không nghe tôi giảng giải thần Chú Đại Bi thì quí vị không thể nào biết được. Tôi sẽ giảng cho quí vị rõ. Thật là khó gặp được người nào có thể giảng giải về Chú Đại Bi một cách rõ ràng tường tận. Thực vậy, hoàn toàn thực tình mà nói, không mấy người thể nhập được rốt ráo ý nghĩa của thần chú Đại Bi hoặc là chuyển được ý nghĩa của thần chú.

Sẽ có người hỏi: “Thế làm sao Sư phụ biết được?”

Quí vị khỏi cần phải hỏi tôi. Vì tôi đã không hỏi thì thôi, chứ quí vị đừng nên hỏi tôi tại sao mà tôi biết được. Dĩ nhiên là tôi phải biết. Nếu tôi không biết, tôi không thể nào giảng giải cho quí vị nghe được. Vì thế đừng nên hỏi tại sao tôi lại biết.

Thay vì quí vị hỏi tại sao tôi biết, thì quí vị hãy quay trở lại hỏi chính mình. Tại sao mình lại không biết? Nếu quí vị biết được lý do tại sao mình không biết, thì quí vị sẽ rõ được tại sao tôi biết. Trái lại, nếu quí vị không thể nào rõ được tại sao quí vị không biết, thì quí vị cũng không thể nào rõ được lý do tại sao tôi biết. Đó chính là điều làm nên sự kỳ diệu vậy.

Chẳng hạn có người đã hỏi tôi rằng: “Tại sao Thầy làm người xuất gia?” Tôi đã không trả lời câu hỏi đó mà hỏi lại rằng: “Tại sao anh lại không làm người xuất gia? Nếu anh biết được lý do vì sao anh không xuất gia, thì anh sẽ hiểu được vì sao tôi lại xuất gia”. Hỏi về đạo lý trong Phật pháp cũng như vậy. Thay vì quí vị hỏi: “Làm sao mà tôi hiểu được đạo lý ấy?”, thì quí vị hãy tự hỏi lại chính mình tại sao mình không hiểu được. Khi quí vị đã hiểu được tại sao mình không biết thì quí vị sẽ hiểu được tại sao tôi lại biết được đạo lý ấy. Nay quí vị đều là những người có nhiều thiện căn nên được dự pháp hội giảng chú Đại Bi. Vậy quí vị phải nên hộ trì, bảo trọng cho thiện căn của mình. Tự mình phải khéo vận dụng thiện căn ấy để tu học và liễu nhập Phật pháp, đừng để hoài phí một phút giây nào cả.

Hiện tại chúng ta đang sống vào thời mạt pháp. Chư Phật và Bồ – tát rất ít thị hiện ở thế gian. Thời gian này, lòng người đang tiến dần đến chỗ hoang liêu, điêu tàn, không dễ gì gặp được chánh pháp, cũng không dễ gì gặp được bậc chân thiện tri thức.

Có lần tôi bảo các đệ tử rằng: “ở Đài Loan có mở Đại giới đàn, năm huynh đệ các con nên đến đó cầu thỉnh để được thọ giới pháp”. Các đệ tử gửi thư cho tôi biết nhiều người ở Đài Loan nói với họ rằng: “Chẳng cần phải tu hành gì cũng có thể thành tựu đạo nghiệp”. Các đệ tử của tôi trả lời rằng: “Chúng tôi cũng là những con người như những con người khác, nếu không chịu tu hành thì làm sao có thể tựu thành Phật đạo? Nếu không công phu hành trì thì làm sao liễu ngộ được chánh pháp”. Nếu quí vị nói rằng không cần phải dụng công tu tập mà cũng thành Phật, liễu đạo thì trước đây đức Phật chẳng cần vào núi Tuyết tu suốt sáu năm làm gì, rồi sau đó đến ngồi dưới cội bồ đề tinh chuyên thiền định suốt 49 ngày, đến khi sao Mai vừa mọc thì Ngài tựu thành chánh giác.

Đức Phật còn phải tu hành mới thành tựu chánh giác. Còn mỗi chúng sinh như chúng ta, nếu không tinh tấn tu hành thì làm sao có thể thành Phật được? Ai ai cũng đều biết phải nhờ vào tu hành mới đạt được Phật quả, nhưng người chân thật tu hành thì rất ít; và ai cũng đều biết nếu không chịu tu hành thì đều có thể bị đọa vào địa ngục, nhưng người không chịu tu hành thì không sao kể xiết. Nghiệp lực thế gian thật là không thể nghĩ bàn!

Quí Phật tử! Sống trong thời mạt pháp mà có được điều kiện để nghiên cứu Phật pháp thì nên dõng mãnh tinh tấn lên, không nên biếng nhác, hãy siêng năng công phu, tinh cần đạo nghiệp mới mong có ngày thành tựu. Nếu không tinh tấn dõng mãnh mà mong thành tựu đạo nghiệp thì không thể nào có được.Vì thế nên quí vị đừng ngại gian nan, khổ nhọc, chướng duyên, tai ách… mọi thứ nên quên. Phải đánh trống dõng mãnh lên để cho tinh thần phấn chấn, chỉ một hướng thẳng đến công phu mới mong có ngày thành tựu quả vị Phật.

Tôi đang nói về sự vi diệu của Phật pháp. Nếu quí vị không phát khởi niềm tin vào trí tuệ siêu việt thì đạo lý này đối với quí vị cũng chẳng có lợi ích gì. Quí vị có thể thâm nhập Phật pháp từ mọi sinh hoạt trong cuộc sống, từ mỗi bước chân lặng lẽ của thời gian trong toàn thể pháp giới…

Trong Phật pháp, điều gì quí vị cũng muốn diễn bày cho rõ ràng minh bạch thì thường bị đánh mất những nghĩa lý sâu mầu vi diệu. Nay tôi dù có trình bày hết về diệu lý của Phật pháp, nhưng nếu quí vị không tin sâu và không hành trì thì điều tôi giảng không còn là diệu pháp nữa. Hơn nữa sự hành trì cần phải thường xuyên vào mọi lúc, mọi nơi với tinh thần tinh tấn, không lui sụt, không biếng nhác. Đây là điều khẩn thiết nhất. Nếu quí vị mọi thời, mọi lúc đều hướng về phía trước mà nỗ lực công phu thì nhất định một ngày kia sẽ trực nhận ra “mặt mày xưa cũ” của chính mình.

Bàn đà sa mế dịch nghĩa là “đại quang minh” hay “trường chiếu minh”, tiêu biểu cho nghĩa thứ năm trong mười nghĩa của tâm, đó là “quán tâm không”. Thông qua “quán tâm không”, hành giả mới có được trí tuệ. Với trí tuệ, hành giả mới có được quang minh. Có được quang minh, mới tỏa chiếu, soi sáng khắp mọi pháp giới được. Tức là không còn tối tăm, mê muội, tức là không còn vô minh.

Sao gọi là “vô minh”, vì tâm của quí vị không có được sự tỏa chiếu soi sáng khắp mọi pháp giới, do vì quí vị không có được “đại quang minh”. Nếu quí vị có được “đại quang minh” thì tâm quí vị liền có được sự tỏa chiếu soi sáng khắp mọi pháp giới, có nghĩa là quí vị đã chuyển hóa được vô minh. Một khi vô minh đã bị chuyển hóa sạch rồi, thì pháp tánh hiển hiện, đây chính là trí tuệ chân thật của quí vị.

Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.

Thời ấy, vua Lương Vũ Đế cũng như mọi người đều rất kính trọng và tin phục các Thiền sư. Bất luận khi họ gặp những sự kịên gì trong đời sống, như sinh con, cha mẹ qua đời, cưới hỏi… họ đều cung thỉnh các Thiền sư đến để tụng kinh chú nguyện.

Một hôm, có một gia đình giàu có thỉnh Thiền sư đến tụng kinh chú nguyện nhân dịp đám cưới người con gái của họ, đồng thời thỉnh Thiền sư ban cho vài lời chúc mừng để mong rằng trong tương lai, việc hôn nhân đều được tốt lành như ý. Thiền sư Chí Công đến nhà ấy, khi nhìn thấy cô dâu chú rể, Ngài liền nói:

“Thật cổ quái, thật cổ quái!”

“Cháu cưới bà nội”

“Thật cổ quái” nghĩa là xưa nay chưa từng có một việc như vậy. Đây không phải là chuyện xưa nay thường xảy ra. Thật kỳ lạ khi nhìn một đứa cháu cưới bà nội mình làm vợ. Trên thế gian này, nếu không thông đạt những nhân duyên trong thời quá khứ thì không thể nào lý giải được những mối quan hệ cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em, bè bạn… của nhau. Vì sao? Vì mọi người đều có thể là chồng hoặc vợ của nhau trong đời trước. Một người có thể là cha hoặc là con của nhau trong nhiều đời trước. Hoặc một người đều là mẹ và con gái của nhau trong đời trước. Ông nội của quí vị trong đời trước lại kết hôn với cháu gái của quí vị trong đời này. Hoặc là bà ngoại đời trước lại tái sinh làm con gái của quí vị. Tất cả mọi việc đều có thể xảy ra, và đều chịu sự biến hóa khôn lường.

Trong nhà này, chuyện “cháu cưới bà nội” là do trước kia, khi bà nội sắp mất, bà trăn trối lại với toàn gia quyến: “Con trai ta vừa mới cưới vợ và đã có con nối dòng. Con gái ta cũng đã có chồng, ta không còn bận tâm gì nữa”. Bà ta hoàn toàn thỏa mãn và đã gạt mọi sự bận tâm qua một bên, ngoại trừ một điều: còn đứa cháu nội, “tương lai rồi sẽ ra sao? Ai sẽ chăm sóc nó? Liệu người vợ của nó có đảm đang hay không? Ta không thể nào không lo cho nó được!”

Bà nắm tay đứa cháu nội và qua đời. Người ta bảo rằng nếu mọi việc đều toại nguyện, lúc lâm chung có được tâm trạng thơ thới thì người chết sẽ nhắm mắt. Còn nếu không, thì người chết không nhắm mắt được. Bà lão nói: “Bà rất lo lắng cho cháu, bà chết không nhắm mắt được”. Nói xong, bà ra đi mà mắt vẫn mở. Thần thức của bà vẫn còn lo âu. Khi đến gặp Diêm vương, bà ta than khóc, thưa rằng:

– Tôi còn đứa cháu nội, không ai chăm sóc nó.

Diêm vương đáp:

– Được rồi, bà hay trở lại dương gian chăm sóc cho nó

Nói xong, bà ta được đầu thai trở lại trong cõi trần. Khi đến tuổi thành hôn, bà ta lấy người cháu nội trước đây của bà ta. Vì vậy nên nói “cháu lấy bà nội”. Quí vị thấy có phải là cổ quái thật không?

Chỉ vì một niệm ái luyến không buông xả được mà tạo nên biết bao duyên nghiệp buộc ràng về sau. Bà ta chỉ vì bận tâm vì đứa cháu, mà về sau phải làm vợ cho nó. Quí vị thử nghĩ lại xem, đây chẳng phải là chuyện cổ quái hay sao?

Quí vị sẽ hỏi: “Làm sao mà Thiền sư Chí Công biết được điều ấy?” Thiền sư biết được là vì Ngài đã đạt được ngũ nhãn và lục thông. Nên chỉ cần nhìn qua, là Ngài liền biết được ngay kiếp trước của cô dâu vốn là bà nội của chú rể. Chỉ vì bà nội đã khởi một niệm ái luyến sai lầm nên nay phải đầu thai trở lại làm người, và làm vợ của đứa cháu nội mình. Một niệm lành còn như thế huống gì là niệm ác, hoặc khởi trùng trùng niệm ác thì luân hồi trong tam đồ lục đạo biết bao giờ dứt, biết bao giờ mới mong ra khỏi.

Thiền sư lại nhìn trong số khách đến dự đám cưới, có một bé gái đang ăn thịt, Ngài nói: “Con gái ăn thịt mẹ”.

Vì miếng thịt mà em bé đang ăn là thịt dê, con dê này vốn là mẹ của em bé đầu thai lại. Kiếp trước bà ta đã tạo nghiệp ác quá lớn nên đã phải đọa làm dê. Nay lại bị chính con mình ăn thịt. Vòng oán nghiệp khởi dậy do vô minh của chúng sinh không lời nào kể hết được. Chư Bồ Tát thương xót, phát tâm cứu độ chúng sinh là do điểm này.

Khi Thiền sư nhìn các nhạc công, thấy có vị đang đánh trống. Ngài nói:
“Con trai đang đánh bố”.

Vì cái trống ấy bịt bằng da lừa. Con lừa này chính là cha của anh nhạc công đầu thai vào. Con lừa này bị giết thịt, lấy da làm mặt trống. Thật là đau thương cho kiếp luân hồi.
Ngài nhình quanh đám cưới, nói tiếp:

“Heo dê ngồi ở trên”

Ngài thấy có vô số loài heo, cừu, dê, gà được đầu thai trở lại làm người, nay họ đều là bà con thân quyến của nhau nên cũng đến dự đám cưới này.

Nhìn trong bếp, Ngài nói:

“Lục thân bị nấu trong nồi”.

Chính là cha mẹ, anh em, bà con, bè bạn do kiếp trước đã sát sinh heo, gà quá nhiều để ăn, nay lại bị đọa làm heo, dê, gà trở lại; rồi bị giết thịt, bỏ vào nồi chiên nấu trở lại.

Ngài nói tiếp:

“Mọi người đều vui vẻ chúc mừng nhau”

Mọi người đến dự đám cưới đều rất vui vẻ mà chúc tụng nhau. Ngài tự than với mình rằng:

“Trông thấy cảnh ấy mà lòng đau xót, ta biết đó chính là những oán nghiệp xoay vần vay trả, tạo nên nỗi khổ chất chồng”.

Thiền sư Chí Công biết rõ nhân quả khi nhìn vào gia đình này. Làm sao chúng ta có thể hiểu được hết chuỗi nhân quả của từng gia đình với trùng trùng khác biệt nhau ra sao. Cho nên những người tu đạo phải rất cẩn trọng trong khi tu nhân, vì khi nhân duyên chín mùi sẽ gặt lấy quả tương ứng với nhân đã gieo. Tại sao người lại trở lại làm người? Là để trả nợ, trả những món nợ nhân quả ở thế gian. Nếu quí vị không tìm cách trả món nợ này thì nợ nần vẫn tiếp tục, như món nợ đã vay của ngân hàng vậy.

Tôi nhớ một câu chuyện này nữa. Có một gia đình nuôi một con lừa, dùng nó để kéo cối xay và chuyên chở. Người chủ thấy lừa quá chậm chạp nên thường dùng roi đánh nó để thúc giục. Con lừa làm việc miệt mài trong cực nhọc cho đến khi chết. Nó được đầu thai làm người. Khi người chủ hay đánh đập lừa chết, lại đầu thai làm một người phụ nữ. Khi cả hai người này đến tuổi thành hôn thì họ cưới nhau.

Quí vị có biết cặp vợ chồng này sống với nhau như thế nào không? Suốt ngày người chồng đánh đập người vợ. Ông đánh vợ bất kỳ lúc nào, bất luận đang cầm vật gì trên tay, cả lúc đang ăn cơm cũng đánh vợ bằng đũa. Ông ta vừa đánh vừa chửi, cho dù người vợ chẳng làm điều gì sai trái.

Một hôm Thiền sư Chí Công đi qua nhà họ. Người phụ nữ bèn thưa với Ngài:

– Chồng con ngày nào cũng đánh và chửi con qúa chừng mà con không biết tại sao. Bạch Ngài, xin Ngài hãy dùng ngũ nhãn, lục thông bảo cho con biết mối tương quan nhân quả của chúng con đời trước ra sao mà đời này chồng con đánh đập và chửi mắng con hoài vậy?

Thiền sư Chí Công đáp:

– Tôi sẽ nói rõ tương quan nhân quả của hai người cho mà nghe. Trong đời trước, bà là một người đàn ông. Ngày nào bà cũng đánh đập chửi mắng con lừa, thúc giục nó phải kéo cối xay bột.

Ông chủ ấy thường đánh con lừa bằng cái chổi tre. Nay ông chủ được đầu thai lại làm người phụ nữ, đó chính là bà. Còn con lừa thì được đầu thai làm người chồng. Nay ông ta thường hay đánh đập chửi mắng bà cũng như kiếp trước bà đã thường đánh chửi ông tức là con lừa vậy. Nay bà đã hiểu rõ nhân quả tương quan với nhau rồi, tôi sẽ bày cho một cách để chấm dứt vòng oán nghiệp này. Bà hãy cất giấu tất cả mọi dụng cụ trong nhà ngoại trừ cái chổi đuôi ngựa (chổi dây). Khi người chồng thấy chẳng còn vật gì dùng để đánh cô, anh ta sẽ cầm chổi dây này để đánh. Cứ để cho anh ta đánh vài trăm roi, thì nợ cũ của bà mới được trả. Lúc đó, bà mới báo cho anh ta biết nhân đời trước và quả đời sau báo ứng với nhau rất rõ ràng như tôi vừa giải thích cho bà. Anh ta sẽ không còn đánh bà nữa.

Người phụ nữ làm đúng như lời Thiền sư Chí Công chỉ dạy. Khi người chồng về đến nhà, ông ta liền kiếm vật gì đó để đánh vợ. Chỉ còn thấy chiếc chổi đuôi ngựa, ông ta cầm lấy và đánh. Thông thường như mọi khi, cô ta tìm cách chạy trốn. Nhưng lần này cô ta kiên nhẫn ngồi đó chịu đòn cho đến khi ông chồng ngừng tay.

Thấy lạ, ông ta hỏi tại sao bà không bỏ chạy. Cô ta kể lại việc được Thiền sư Chí Công giải thích cặn kẽ tương quan nhân quả của hai người. Ông chồng nghe xong ngẫm nghĩ: “Như thế thì từ nay ta không nên đánh chửi cô ta nữa. Nếu còn đánh, thì kiếp sau cô ta sẽ đầu thai trở lại rồi tìm ta để đánh chửi”. Từ đó ông chồng không còn đánh mắng người vợ nữa.

Thế nên quí vị phải biết mọi người đều có sự quan hệ với nhau tương ứng với nhân đã tạo. Quí vị chẳng thể nào biết được trong đời trước, ai đã từng là mẹ, là anh, là cha hay là chị em của mình. Cái nhân đã tạo ở đời trước sẽ tạo thành quả đời này và nhất định có liên quan đến bà con quyến thuộc của mình. Nếu quí vị hiểu được đạo lý nhân quả, thì quí vị có thể chuyển hóa, biến cải được nhân bằng cách từ bỏ những việc ác.

Còn một chuyện nữa về Thiền sư Chí Công. Một ngày Ngài ăn hai con chim bồ câu. Ngài rất thích món ăn này. Người đầu bếp nghĩ rằng món thịt bồ câu chắc là rất ngon nên ngày nọ anh ta quyết định nếm thử. Anh ta làm việc này với hai ý nghĩ: một mặt là muốn thử xem thức ăn hôm nay mình làm có ngon hay không? một mặt khác anh ta nghĩ rằng Ngài Chí Công ngày nào cũng thích ăn bồ câu, nhất định đây là một món ăn rất ngon, nên muốn thưởng thức một chút rồi mới đem đến cho Thiền sư dùng.

Khi người đầu bếp mang thức ăn đến. Ngài nhìn đĩa thức ăn và hỏi:

– Hôm nay có ai nếm trộm thức ăn này? Có phải chính anh không?

Người đầu bếp liền chối. Thiền sư liền bảo:

– Anh còn chối. Tôi sẽ cho anh thấy tận mắt ai là người nếm trộm. Hãy nhìn đây!

Ngài liền ngồi ăn. Ăn hết hai con bồ câu rồi, Ngài liền há miệng rộng, trong đó, một con bồ câu liền vẫy cánh bay ra còn con kia thì bị mất một cánh, không thể bay lên được.

Thiền sư mới bảo:

– Anh thấy đó, nếu anh không nếm trộm thì tại sao con bồ câu này không thể bay được?

Chính là vì ông đã ăn hết một cánh của nó.

Chuyện này làm cho anh đầu bếp biết Thiền sư Chí Công không phải là người thường. Ngài chính là hóa thân của Bồ – tát. Thế nên Ngài có năng lực biến những con bồ câu bị nấu thành thức ăn rồi thành bồ câu sống. Không phải là Bồ – tát, không làm chuyện này được.

Thiền sư Chí Công còn thường ăn một loại cá gọi là Tuệ Ngư. Cũng đem cá ra nấu nướng rồi Ngài ăn từ đuôi lên đầu. Nhưng sau đó Ngài lại há miệng ra làm cá sống lại. Vì vậy, những việc này là rất thường đối với cảnh giới của hàng Bồ – tát. Thiền sư Chí Công là một vị Bồ – tát, nhưng không bao giờ Ngài nói: “Các ngươi biết không, ta là một vị Bồ – tát, ta đang giáo hóa chúng sanh, ta có đại nguyện này, hạnh nguyện kia…” Các vị không bao giờ mong khởi ý niệm ấy. Cho nên chúng ta là hàng phàm phu, dù có thấy Chư Phật hay Bồ – tát cũng không thể nào nhận biết được. Việc làm của Bồ – tát cũng gần như hành xử của người thường, nhưng thực chất lại không giống nhau. Là vì phàm phu khi hành động chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình, không nghĩ đến sự giúp đỡ cho người khác. Còn Bồ – tát thì chỉ nghĩ đến lợi ích của người khác mà không nghĩ đến mình. Khác nhau là ở điểm này. Bồ – tát thì tự làm lợi ích cho mình còn lo làm lợi ích cho người khác. Tự giác ngộ mình xong rồi giúp cho người khác giác ngộ. Tự độ hoàn toàn, lợi tha hoàn toàn. ý nghĩa của chú Đại Bi mà tôi đang giảng cũng nằm trong đạo lý này vậy.

14. Tát bà a tha đậu du bằng

Câu chú này chia làm ba phần. Khi trì tụng lên, câu chú có ba nghĩa khác nhau:
Tát bà có nghĩa là “tất cả”. Còn có nghĩa là “bình đẳng”. Nên Tát bà biểu tượng cho ý thứ hai trong mười tâm, là “bình đẳng tâm”.

A tha đậu dịch nghĩa là “phú lạc vô bần” giàu có, an lạc, không nghèo nàn về tâm linh, đạo lý, Phật pháp.

Còn dịch nghĩa là “như ý bất diệt”.

“Như ý” nghĩa là ước nguyện điều gì cũng đều được thành tựu.

“Bất diệt” nghĩa là sự thành tựu do nguyện ấy vĩnh viễn không tiêu mất.

Trong mười loại tâm thì đây là “vô vi tâm” nghĩa là “phú lạc vô bần” và “như ý bất diệt”.

Du bằng dịch là “nghiêm tịnh vô ưu”, là thanh tịnh và trang nghiêm. Trang nghiêm lại thêm thanh tịnh, cho nên không có sự lo phiền, ưu não. Câu chú này biểu tượng cho tâm thứ chín “Vô kiến thủ tâm”. Kiến thủ là một trong năm món “ngũ lợi sử”. Nghĩa là khi quí vị vừa trông thấy một vật gì, tâm liền khởi niệm muốn chiếm đoạt, giữ lấy. Nên với tâm thứ chín – vô kiến thủ tâm là trạng thái không có mảy may vọng động về sự chấp thủ đối với pháp và ngã; đối với chủ thể cũng như khách thể; đối với ngoại cảnh cũng như dòng chuyển biến của thức tâm.

15. A thệ dựng

A thệ dựng la tiếng Phạn, dịch nghĩa “vô tỷ pháp”. Không có pháp nào có thể so sánh được với pháp này. Còn có nghĩa là “vô tỷ giáo” nghĩa là không có đạo giáo nào có thể so sánh được. Câu chú này biểu tượng cho tâm thứ bảy, được gọi là “ty hạ tâm”, là tâm rất cung kính và tùy thuận bất kỳ người nào mình gặp. Câu chú này còn biểu tượng cho tâm thứ tám, gọi là “vô tạp loạn tâm”. Đây chính là pháp thanh tịnh, không chút cấu nhiễm, chính là pháp bát nhã tâm của Quán Thế Âm Bồ – tát.

Mười loại tâm này là tướng của Đà – la – ni, chúng ta phải đem những đạo lý này hành trì không xao nhãng và gián đoạn. Chúng ta tu tập theo tinh thần của kinh Đại bi tâm Đà la ni thì chắc chắn sẽ thành tựu đạo nghiệp, đắc thành chánh quả.

16. Tát bà tátđá, na ma bà tát đa, na ma bà già

Tát bà tát đá là tiếng Phạn, dịch là “Đại thân tâm Bồ – tát”.

Na ma bà tát đa. Hán dịch là “đồng trinh khai sĩ”, là tên gọi khác của pháp vương tử, cũng là hàng Bồ – tát. “Đồng trinh” biểu tượng cho bản tánh. Còn “khai sĩ” cũng là một danh hiệu khác của Bồ –tát, có nơi gọi là “đại sĩ”. Các vị Bồ – tát lúc sắp thành tựu Phật quả, đều được gọi là pháp vương tử, tên gọi của hàng Thập địa Bồ – tát.

Na ma bà già. Hán dịch là “Vô đẳng đẳng”. Giống như ý nghĩa trong Bát nhã tâm kinh “Cố tri Bát – nhã ba – la – mật – đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô lượng chú, vô đẳng đẳng chú”.

Quí vị có thể hỏi: “Cái gì không thể sánh bằng?” “Đó là bà già, Hán dịch là Thế tôn”. Bà già là chư Phật thường trụ ở khắp trong mười phương.

17. Ma phạt đạt đậu

Ma phạt đạt đậu dịch nghĩa là “Thiên thân, thế hữu”.

Câu chú này có nghĩa là: “Kính lạy chư Bồ – tát, xin hãy duỗi lòng từ cứu giúp con. Xin các Ngài hãy là thân quyến ở cõi trời của chúng con và là người bạn ở cõi thế gian này của chúng con, để hộ trì cho mọi thiện pháp được thành tựu”.

Câu chú này thỉnh nguyện sự gia trì của mười phương chư Phật và chư Bồ – tát.

18. Đát điệt tha – án

Trong Bát nhã tâm kinh có nói: “Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết…”

Đát điệt tha Hán dịch là “tức thuyết chú viết”. Còn dịch là “Sở vị”. Bồ – tát Quán Thế Âm dùng Tâm đại bi mà nói ra chơn ngôn này, nói bằng các chủng tự của Phạm Thiên.

Đát điệt tha còn có nghĩa là “thủ ấn” nghĩa là kết ấn bằng tay. Cũng gọi là “trí nhân” nghĩa là khai mở con mắt trí tuệ của chúng sinh.

Đát điệt tha lại còn có nghĩa là vô lượng pháp môn tu học và trí huệ nhãn vô lượng. Đó là ý nghĩa của “Sở vị”.

Chữ án như đã nói ở trước, khi quí vị trì niệm trì niệm đến chữ án thì quỷ thần đều phải chắp tay cung kính, lắng nghe người niệm chỉ giáo. Chữ án còn có công năng lưu xuất nhiều pháp môn sau đây.

19. A bà lô hê

A bà lô hê chính là Bồ – tát Quán Thế Âm. Có nghĩa là “quán sát”. Dùng trí tuệ để quán sát mọi âm thanh oqr thế gian. Trong thế gian có nhiều loại âm thanh. Bồ – tát Quán Thế Âm quán sát âm thanh, tiếng kêu than cầu xin cứu khổ của người ở thế gian khi họ không thể vượt qua nổi những khổ nạn.

20. Lô ca đế

Lô ca đế nghĩa là “Tự tại” hoặc là “Thế Tôn”. Hợp lại hai câu trên A bà lô hê lô ca đế nghĩa là Bồ – tát dùng trí tuệ để quán sát âm thanh ở thế gian. Chính là danh hiệu của Bồ – tát Quán Thế Âm.

21. Ca ra đế

Ca ra đế dịch là “Bi giả” là người có lòng từ bi rộng lớn, thường cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau và thất vọng. Người mà có thể cứu giúp cho chúng sinh vơi bớt khổ đau là một người “đại bi”. Ca ra đế còn có nghĩa là “tác giả”. Người có thể làm cho đạo nghiệp sinh khởi, giúp cho mọi chúng sinh đều phát tâm bồ – đề, phát nguyện làm những việc khó làm như hành Bồ – tát đạo để tiến tới tựu thành Phật quả.

22. Di hê rị

Di hê rị dịch nghĩa là “Thuận giáo”. Khi quí vị trì tụng đến câu chú này, nghĩa là quí vị tự phát nguyện: “Con nhất quyết thực hành theo hạnh nguyện của Bồ – tát Quán Thế Âm, sẽ giáo hoá cho tất cả chúng sanh. Con nguyện nương theo giáo pháp Ngài đã dạy mà tu hành”.

Di hê rị còn có nghĩa là “Y giáo phụng hành”. Nương theo lời dạy của Bồ – tát Quán Thế Âm cũng như Quán Thế Âm của tự tâm để thực sự tu trì.

23. Ma ha bồ đề tát đoả

Ma ha có nghĩa là “đại” là to lớn.

Bồ – đề có nghĩa là “giác đạo”, là giác ngộ được đạo lý chân chính.

Tát đoả. Hán dịch là “đại dũng mãnh giả”. Câu này có nghĩa chư vị Bồ – tát là người phát tâm đại bồ – đề rất dũng mãnh và phát tâm tu hạnh Bồ đề. Phát bồ đề tâm nghĩa là gieo trồng nhân giác ngộ, tu bồ – đề hạnh là vun trồng, tưới tẩm cho hạnt giống bồ – đề đã gieo được nảy mầm, rồi mới mong gặt được quả giác ngộ, tức là quả vị Vô thượng bồ – đề.

Đây là ý nghĩa của câu chú Ma ha Bồ đề tát đoả. Câu chú này thuyết minh về công hạnh trang nghiêm viên mãn của chư vị Bồ – tát là do định huệ song tu. Khi Định đã lắng trong thì Huệ cũng được chiếu sáng. Khi Huệ đã viên mãn, thì Định viên dung. Vì Bồ – tát Quán Thế Âm đã đạt được định lực viên mãn, nên xuất sinh trí tuệ sáng suốt. Vì Bồ – tát đã đạt được trí tuệ viên mãn, nên Ngài mới đạt được định lực lắng trong. Không có Định thì chẳng có Huệ và không có Huệ thì chẳng đạt được Định. Nên gọi định huệ không hai là vậy.

Do nhờ tu tập vô số công hạnh mà Bồ – tát được trang nghiêm thân tướng nên chư vị không rời bỏ một pháp nào dù nhỏ bé hoặc vô cùng vi tế. Dù một việc thiện nhỏ nhất, cho đến lớn nhất, chư vị Bồ – tát đều hoàn tất chu đáo. Nên kinh có dạy”

“Chớ khinh việc thiện nhỏ mà không làm

Chớ xem thường việc ác nhỏ mà không tránh”.

Các vị Bồ – tát thường siêng năng làm các điều thiện và dứt khoát từ bỏ các việc ác, chư vị phát bồ – đề tâm và đạt được quả vị giác ngộ Vô thượng bồ – đề. Chư vị trang nghiêm pháp thân bằng vô số công hạnh. Chư vị phát đại bi tâm, thực hành đại pháp vô duyên từ tuỳ theo tâm lượng của chúng sinh mà làm Phật sự. Nhưng chính các vị Bồ – tát, tự bản tánh và bản thể của các Ngài không hề gợn một mảy may tướng trạng của chúng sinh tâm. Các Ngài tự thấy mình và toàn thể chúng sinh có đồng một thể tánh, không hề phân hai. Các Ngài không chỉ chịu khổ cho riêng mình, mà ước nguyện giúp cho chúng sinh thoát khỏi mọi khổ luỵ. Dù các Ngài chuyển hoá tất cả mọi sự thống khổ cho chúng sinh mà không hề dính mắc chút nào vào việc mình có độ thoát cho chúng sinh. Các Ngài không bao giờ tự cho rằng:

“Tôi đã cứu độ cho anh rồi, nay anh phải cám ơn tôi. Tôi đã giúp anh thoát khỏi mọi phiền não, anh phải tỏ ra biết ơn tôi”.

Chính vì chư vị Bồ – tát không có tâm niệm như vậy, nên các Ngài mới có thể ứng hiện ba mươi hai thân tướng, để kịp thời đáp ứng mọi tâm nguyện của mọi loài chúng sinh. Chẳng hạn như cần ứng hiện thân Phật để độ thoát chúng sinh, thì chư vị Bồ – tát liến ứng hiện thân Phật để giảng dạy giáo pháp cho chúng sinh khiến họ được giải thoát. Nếu cần thiết hiện thân Bích Chi Phật, thì các Ngài liền ứng hiện thân Bích Chi Phật để giáo hoá chúng sinh, giúp họ được giải thoát. Cũng như vậy, các Ngài có thể ứng hiện thân A la hán, vua chúa… để giúp cho chúng sinh được độ thoát. Chư vị Bồ – tát có khả năng hóa hiện thành ba mươi hai ứng thân để cứu độ các loài chúng sinh. Các Ngài cũng có được mười bốn pháp vô uý và bốn pháp bất khả tư nghì. Đó là bốn loại thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn. Các Ngài đã chứng đạt được quả vị chân thật viên thông, đã thành tựu quả vị Vô thượng bồ – đề. Đó là sự thành tựu quả vị của Bồ – tát Quán Thế Âm.

24. Tát bà tát bà

Tát bà tát bà. Hán dịch là “nhất thiết lợi lạc”. Câu chú này bao hàm cả Bảo thủ nhãn ấn pháp, nghĩa là mang đến mọi thứ lợi lạc cho mọi người.

Bằng cách hành trì ấn pháp này, quí vị có khả năng đem sự an vui lợi lạc đến cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Thiên vương, Diêm vương, Quỷ vương đều chấp hành theo người trì tụng ấn chú này. Quí vị bảo họ: “Hãy thả tội nhân này ra” thì Diêm vương liền tức khắc thả ra liền. Vì sao vậy? Vì quí vị đã có được Bảo ấn này.

Bảo ấn này cũng như ấn của vua vậy. Trên chiếu thư có ngọc ấn của vua thì khắp thiên hạ, ai có trách nhiệm gì cũng phải tuân theo chiếu thư mà thi hành, không ai dám chống lại. Với Bảo ấn, quí vị có thể làm lợi lạc, an vui cho mọi loài chúng sinh. Quí vị có thể chỉ bảo cho họ biết sự lợi lạc để phát nguyện hành trì. Và sẽ đạt được sự an lành. Vì vậy nên gọi là “Nhất thiết lợi lạc”.

Người Trung Hoa đều biết có một vị Tiên, biết sử dụng một ấn chú gọi là “Phiên thiên ấn”. Người con của Quảng Thành vương cũng có một phiên thiên ấn. Chính là ấn này vậy. Đạo Lão gọi là “Phiên thiên ấn”. Bồ – tát Quán Thế Âm gọi là “Bảo ấn”.

Nếu quí vị dụng công hành trì thì nhất định sẽ thành tựu Bảo ấn này. Khi thành tựu rồi, nếu có người vừa mới chết hoặc sắp chết, quí vị chỉ cần trì ấn này vào một tờ giấy, và viết vài dòng cho Diêm vương: “Hãy tha cho người này sống lại ngay. Hãy tha cho anh ta trở về dương gian”. Diêm vương không dám từ chối. Diệu dụng của Bảo ấn có thể giúp cho người chết sống lại. Nhưng để sử dụng được Bảo ấn này, trước hết quí vị phải thành tựu công phu tu tập đã. Nếu công phu chưa thành tựu thì chẳng có kết quả gì.

Thế nào nghĩa là thành tựu công phu tu hành? Cũng giống như đi học. Trước hết, quí vị phải vào tiểu học, rồi lên trung học, rồi thi vào đại học. Rồi cuối cùng có thể được học vị Tiến sĩ.

Tu tập để thành tựu Bảo ấn này cũng như đạt được học vị Tiến sĩ vậy. Nhưng tạm ví dụ vậy thôi, chứ Bảo ấn này không có gì so sánh được.

Tát bà tát bà nghĩa là “lợi lạc cho tất cả mọi loài chúng sinh”. Quí vị thấy sự diệu dụng vô biên đến như thế. Nên gọi ấn này là Bảo ấn. Nếu quí vị muốn sử dụng được Bảo ấn này thì phải công phu tu trì qua cả bốn mươi hai thủ nhãn. Tát bà tát bà chỉ là một trong bốn mươi hai ấn pháp ấy mà thôi.

Có người nghe tôi giảng như vậy sẽ khỏi nghĩ rằng: “Ta sẽ tu tập Bảo ấn này ngay để bất kỳ lúc nào có người sắp chết, ta sẽ sử dụng ấn này, ra lệnh cho Diêm vương không được bắt người ấy chết”. Quí vị cứ thực hành, quí vị có thể giúp người kia khỏi chết, như ng đến khi quí vị phải chết, thì chẳng có người nào giúp quí vị thoát khỏi chết bằng Bảo ấn này cả.

Tôi đã có dịp sử dụng ấn này hai lần. Một lần ở Mãn Châu và một lần ở Hương Cảng. Lần ở Mãn Châu là trường hợp cứu một người sắp chết. Người này chắc chắn sẽ chết nếu tôi không sử dụng Bảo ấn này. Vào một chiều trời mưa ngày 18 tháng 4 âm lịch. Một người tên là Cao Đức Phúc đến chùa Tam Duyên, nơi tôi đang ngụ. Anh ta quỳ trước tượng Phật, cầm một cây dao bọc trong giấy báo, chuẩn bị sẵn sàng chặt tay để cúng dường chư Phật. Quí vị nghĩ sao? Anh ta khôn ngoan hay không? Dĩ nhiên là quá ngu dại. Tuy nhiên sự ngu dại của anh ta lại xuất phát từ lòng hiếu đạo. Quí vị biết không. Mẹ anh ta bị bệnh trầm trọng gần chết. Do vì thường ngày mẹ anh ta nghiện thuốc phiện nặng. Nhưng bệnh bà quá nặng đến mức hút thuốc phiện cũng không được nữa. Bà ta nằm co quắp, chẳng ăn uống gì. Đầu lưỡi đã trở sang màu đen, môi miệng nứt nẻ. Bác sĩ Đông, Tây y đều bó tay, không hy vọng gì còn chữa trị được. Nhưng người con trai của bà nguyện: “Lạy Bồ – tát rất linh cảm, con nguyện đến chùa Tam Duyên chặt tay cúng dường chư Phật. Với lòng chí thành, con nguyện cho mẹ con được lành bệnh”.

Ngay khi chàng trai sắp chặt tay, có người nắm tay anh ta lôi lại đằng sau rồi nói: “Anh làm gì thế, anh không được vào đây mà tự sát”.

Anh ta trả lời:

– “Tôi chỉ chặt tay cúng dường chư Phật, cầu nguyện cho mẹ tôi được lành bệnh. Ông đừng cản tôi”.

Chàng trai chống lại, nhưng người kia không để cho anh ta chặt tay nên liền cho người báo cho Hoà thượng trụ trì biết. Hoà thượng cũng không biết phải làm sao, Ngài liền phái cư sĩ Lý Cảnh Hoa, người hộ pháp đắc lực của chùa đi tìm tôi.

Dù lúc ấy, tôi vẫn còn là chú Sa – di. Tôi được giao nhiệm vụ như là tri sự ở chùa Tam Duyên, chỉ dưới Hoà thượng trụ trì. Tôi chỉ là một chú tiểu, nhưng không giống như những chú tiểu cùng ăn chung nồi, cùng ngủ chung chiếu. Tôi thức dậy trước mọi người và ngủ sau tất cả mọi người. Tôi làm những việc mà không ai muốn làm và chỉ ăn một ngày một bữa trưa, không ăn phi thời. Tu tập chính là sửa đổi những sai lầm vi tế. Nếu khi chưa chuyển hoá được những lỗi lầm nhỏ nhặt ấy, có nghĩa là mình còn thiếu năng lực trong công phu.

Hoà thượng trụ trì giao việc đó cho tôi. Tôi liền đến bạch Hoà thượng:

– “Phật tử đến cầu Hoà thượng cứu giúp. Nay Hoà thượng lại giao cho con. Hoà thượng làm cho con thật khó xử”.

Hoà thượng trụ trì bảo:

– “Con hãy đem lòng từ bi mà cứu giúp họ”.

Hoà thượng dạy những lời rất chí lý. Tôi vốn chẳng ngại khó nhọc, nên khi nghe những lời đó, tôi rất phấn khích, tôi thưa:

– Bạch Hoà thượng, con sẽ đi.

Tôi bảo chàng trai:

– Anh hãy về nhà trước, tôi sẽ theo sau.

Anh ta nói:

– Nhưng thầy chưa biết nhà con?

Tôi đáp:

– Đừng bận tâm về tôi. Hãy cứ về nhà trước.

Lúc ấy là vào khoảng năm giờ chiều, mặt trời vừa xế bóng. Anh ta đi theo đường lộ chính, còn tôi đi theo đường mòn. Nhà anh ta cách chùa chừng sáu dặm. Anh ta quá đỗi sửng sốt khi về đến nơi, anh ta đã thấy tôi ngồi đợi anh trong nhà.

– Bạch thầy, sao mà thầy biết nhà con mà đến sớm thế?

Tôi nói:

– Có lẽ anh vừa đi vừa chơi, hoặc anh ham xem bóng đá hay truyền hình gì đó.

Cậu ta đáp:

– Thưa không, con cố hết sức đi thật nhanh để về nhà.

Tôi nói:

– Có lẽ xe đạp của anh đi không được nhanh như xe tôi, nên tôi đến trước.

Ngay khi vào thăm bà mẹ, tôi thấy không thể nào cứu sống bà ta được. Nhưng tôi vẫn quyết định cố gắng hết sức để cứu bà. Tôi dùng Bảo ấn viết mấy dòng:

“Chàng trai này có tâm nguyện rất trí thành, nguyện chặt tay cúng dường chư Phật để cứu mẹ sống. Tôi đã ngăn cản anh ta chặt tay. Bằng mọi cách, xin cho mẹ anh ta được sống”.

Tôi gửi Bảo ấn đi, sáng hôm sau bà ta vốn đã nằm bất động suốt bảy, tám ngày nay, chợt ngồi dậy gọi con trai bằng tên tục.

– Phúc ơi… Phúc ờ… mẹ đói quá, cho mẹ tí cháo…

Chàng trai suốt bảy, tám ngày nay không nghe mẹ gọi. Nay cực kỳ vui sướng. Anh ta chạy đến bên giường nói với mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đã nằm liệt giường suốt tám ngày nay. Nay mẹ khoẻ rồi chứ?

Bà ta trả lời:

– Chẳng biết bao lâu nữa. Mẹ bị rượt chạy trong một cái hang tối đen thăm thẳm không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng ánh sao hay đèn đuốc gì cả. Mẹ chạy và cứ chạy hết ngày này qua ngày khác để tìm đường về nhà mình. Mẹ có kêu, nhưng chẳng ai nghe. Cho đến đêm hôm qua, mẹ mới gặp một vị sư khổ hạnh mang y cà sa đã mòn cũ, vị này đã dẫn mẹ về nhà… Con cho mẹ ăn tí cháo loãng để cho đỡ đói.

Người con nghe mẹ nói đến vị sư, liền hỏi:

– Nhà sư mẹ gặp dung mạo như thế nào?

Bà đáp:

– Ngài rất cao. Nếu mẹ được gặp lại, mẹ sẽ nhận ra ngay.

Lúc đó tôi đang nghỉ trên giường. Anh ta liền đến bên tôi, chỉ cho mẹ và hỏi:

– Có phải vị sư này không?

Bà nhìn tôi chăm chú rồi kêu lên:

– Đúng rồi, chính thầy là người đã đưa mẹ về nhà.

Lúc đó, toàn gia quyến chừng mười người, gồm cả già trẻ, đều quỳ xuống trước mặt tôi thưa:

– Bạch Thầy, Thầy đã cứu mẹ con sống lại. Nay toàn gia đình chúng con cầu xin được quy y thọ giới với Thầy. Bất luận nhà chùa có việc gì, con nguyện đem hết sức mình xin làm công quả, và tuân theo lời chỉ dạy của Thầy để tu hành.

Về sau, dân cả làng này đều đến chùa xin quy y và cầu xin tôi chữa bệnh cho họ. Tôi bảo:

– Tôi chỉ có phép chữa bệnh bằng cách đánh đòn. Quí vị có chịu thì tôi chữa.

Họ đồng ý và tôi phải chữa. Có nghĩa là bắt người bệnh nằm xuống, đánh một người ba hèo bằng cái chổi tre. Đánh xong, tôi hỏi:

– Đã hết bệnh chưa?

Thật là ngạc nhiên. Họ lành bệnh thật!

Đó là một chuyện phiền phức xảy ra ở Mãn Châu. Lần thứ 2 tôi dùng Bảo ấn này là ở Hương Cảng. Khi bố của cô Madalena Lew 79 tuổi bị bệnh. Các vị bói toán đều bảo rằng ông ta chắc chắn sẽ qua đời trong năm nay. Ông ta đến gặp tôi xin quy y Tam Bảo để cầu nguyện gia hộ cho ông được sống thêm ít năm nữa.

Ông thưa:

– Bạch Thầy. Xin Thầy giúp cho con được sống thêm một thời gian nữa.

Tôi bảo:

– Thế là ông chưa muốn chết. Tôi sẽ giúp cho ông sống thêm 12 năm nữa? Được chưa?

Ông rất mừng vội đáp:

– Thưa vâng, được như thế thật là đại phúc.

Rồi tôi chú nguyện cho ông ta và ông ta được sống thêm 12 năm nữa.
Tuy nhiên, quí vị không nên dùng ấn pháp này để giúp cho người ta khỏi chết hoặc là cứu họ sống lại khi họ đã chết rồi. Nếu quí vị làm như vậy, quí vị trở nên đối đầu với Diêm vương. Lúc ấy Diêm vương sẽ nói:

– Được rồi. Thầy đã giúp cho người ta khỏi chết, nay Thầy phải thế mạng.

Đến khi quí vị gặp cơn vô thường; chẳng có ai dùng Bảo ấn này để giúp được cả. Nếu quí vị nghĩ rằng mình có thể sử dụng Bảo ấn để cứu mình khỏi chết là quí vị lầm. Diệu dụng của ấn pháp cũng giống như lưỡi dao, tự nó không thể cắt đứt được chuôi dao của chính nó. Nên khi quí vị gặp bước đường cùng, thì cũng giống như chuyện vị Bồ – tát bằng đất nung:

Bồ Tát bằng đất nung đi qua biển.

Khó lòng giữ thân được vẹn toàn.

Vậy nên nếu quí vị dù đã thông thạo trong khi sử dụng ấn pháp này, cũng phải công phu hành trì thêm. Vì lý do này mà tôi ít để ý đến việc riêng của người khác nữa.

25. Ma ra ma ra

Hai câu chú này, Hán dịch là “tăng trưởng”. Cũng có nghĩa là “như ý” hoặc “tuỳ ý”. Đó là công năng của Như ý Châu thủ nhãn, làm tăng trưởng phước huệ, làm cho mọi việc đều được tốt lành như ý.

“Như ý” nghĩa là tuỳ thuận với tâm nguyện mà được đáp ứng.

Quí vị có thấy lợi ích vô biên của ấn pháp này không? Vì vậy nên công năng ấn pháp này là thứ nhất trong bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp. Diệu dụng của Như ý Châu thủ nhãn vượt ngoài sự diễn tả bằng ngôn ngữ.

Nếu quí vị muốn giàu có, hãy hành trì theo thủ nhãn ấn pháp này. Một khi đã thành tựu rồi, thì quí vị sẽ có được mọi thứ và không còn bận tâm vì nghèo khổ nữa. Quí vị luôn luôn giàu có và được vô lượng phước lạc.

26. Ma hê ma hê rị đà dựng

Ma hê ma hê. Hán dịch là “Vô ngôn cực ý”

“Vô ngôn” nghĩa là không cần phải nói nữa.

“Cực ý” có nghĩa là ý niệm kia đã đạt đến chỗ tối thượng, đã đạt chỗ vi diệu rồi.

Ma hê ma hê cũng còn có thể dịch là “tự tại”. Tự tại như Đại Phạm Thiên Vương: không buồn, không phiền, không lo, không giận. Suốt ngày đều được tự chủ và an vui.
Đây là “ngũ sắc vân thủ nhãn”. Khi biết ấn này, sẽ làm lưu xuất ra mây lành ngũ sắc, và hành giả sẽ đạt được năng lực tự tại phi thường. Diệu dụng và năng lực tự tại của ấn pháp này thực là vô lượng vô biên.

Rị đà dựng là “Thanh Liên Hoa thủ nhãn”. Có nghĩa là “Liên hoa tâm”. Khi quí vị hành trì ấn pháp này thành tựu, sẽ được mùi hương hoa sen xanh toả ra, và được mười phương chư Phật tán thán. Sự vi diệu thật khó có thể nghĩ bàn. Đúng là:

Pháp Phật cao siêu thật nhiệm mầu

Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu!

27. Cu lô cu lô yết mông

Cu lô cu lô. Hán dịch là “tác pháp”, hoặc dịch là “tác dụng trang nghiêm”, lại còn có nghĩa là “xuy loa giải giới”. Đây ta chính là Bảo loa thủ nhãn ấn pháp.

Nay chúng ta đang sống trong thời mạt pháp. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần trì tụng chú Đại Bi là khế hợp với chân tinh thần Phật pháp rồi, nhưng thực ra không phải thế. Chú Đại Bi là gọi thay cho bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp và diệu dụng của chú Đại Bi là diệu dụng của bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó chính là toàn thể của chú Đại Bi. Nếu quí vị chỉ biết trì niệm chú Đại Bi mà không hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì như người có tay mà không có chân, nên không thể đi được. Mặt khác, nếu quí vị chỉ biết hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp mà không trì niệm chú Đại Bi thì cũng như người có chân mà không có tay, không làm gì được cả. Cũng vô dụng mà thôi. Vậy nên để liễu triệt chú Đại Bi, trước hết quí vị phải thông đạt bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp rồi phải trì tụng chú Đại Bi nữa, mới được gọi là người thành tựu rốt ráo diệu pháp này của chư Phật.

Không phải chỉ vừa mới nghe pháp sư giảng về chú Đại Bi xong rồi liền nói:
– “à! Tôi đã hiểu được câu chú đó nghĩa là gì rồi”.

Hiểu như thế cũng chẳng ích lợi gì cả. Cũng giống như người có thân thể nhưng chẳng có tay chân gì cả. Quí vị đã có đủ cả thân thể, tay chân, phải giúp cho chúng hoạt động phối hợp với nhau mới làm nên phước đức được.

Bảo loa thủ nhãn ấn pháp là dùng để tác pháp khi quý vị kiến lập đạo tràng, quý vị nên dùng Bảo loa ấn pháp này. Khi quý vị tác pháp này thì những âm thanh vang lên tận cõi trời, thấu tận địa ngục. Khắp cõi nhân gian, và khắp mọi nơi đều có ảnh hưởng. Bất kỳ mọi nơi nào nghe đến âm thanh này đều ở trong sự điều khiển của người trì ấn pháp. Các loài yêu ma quỷ quái đều phải tuân phục, không thể xâm hại. Đây còn gọi là sự kiết giới.
ấn pháp này còn gọi là “tác dụng trang nghiêm”. Có nghĩa là dùng cơn lốc quang minh tâm lực của Bảo loa ấn pháp sẽ tạo nên một pháp âm vi diệu, khiến cho đất bằng hoá thành vàng ròng, đều được trang nghiêm bằng bẩy thứ châu báu. Thật là vi diệu khó thể nghĩ bàn. Quý vị Phật tử đang tu học Phật Pháp nên biết rằng trong 300 năm trở lại đây, không có ai hành trì được bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp và cũng chẳng có ai thông hiểu được các ấn pháp này.

Nay chúng ta đã hiểu được chú Đại Bi, chúng ta nên chí thành và phát tâm kiên cố hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này. Rồi sẽ có được diệu dụng.

Yết mông là tiếng Phạn, vốn là ngôn ngữ của Đại phạm thiên, chứ không phải là ngôn ngữ của ấn Độ, nhưng văn pháp ngôn ngữ ấn Độ cũng căn cứ trên ngôn ngữ của Đại phạm thiên.

Yết mông là tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự”, cũng dịch là “công đức”. Có nghĩa là làm tất cả mọi việc có công đức lợi lạc cho mọi người. Làm việc lợi lạc công đức cho mọi người cũng chính là tạo công đức cho chính mình. Bồ – tát thực hành hạnh tư lợi và lợi tha, tự giác ngộ giải thoát cho mình và giác ngộ giải thoát cho người khác.

Câu chú này nói đến sự thực hành lục độ và vạn hạnh. Đó chính là Bạch Liên Hoa thủ nhãn ấn pháp. Hãy tưởng tượng quí vị đang cầm trong tay đoá hoa sen trắng. Tay quí vị cầm cành hoa sen và miệng trì niệm chú Yết mông yết mông…

Không những quí vị trì tụng chú mà còn hành trì mật ấn. Khi trì tụng cả hai pháp này, quí vị mới có thể tạo nên mọi công đức. Khi quí vị trì tụng chú Đại Bi, đồng thời cũng thông hiểu được cách hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì quí vị mới có thể thành tựu lục độ vạn hạnh. Diệu dụng bất khả tư nghì, không bao giờ nói hết được. Nếu có thể nói được chỗ nhiệm mầu ấy thì nó phải có ngần mé. Mà những điều mầu nhiệm thì không có hạn lượng, không có chỗ khởi đầu và kết thúc. Với sự trì niệm Yết mông, quí vị có thể thành tựu được vô lượng công đức. Trong nhiều đời sau, quí vị mãi mãi được trang nghiêm bởi hương thơm của hoa sen trắng và luôn luôn được hộ trì.

Sự vi diệu, mầu nhiệm của chú Đại Bi dù có tán thán cũng không bao giờ hết, không bao giờ cùng tận.

28. Độ lô độ lô, phạt già ra đế

Độ lô độ lô. Hán dịch là “độ hải” nghĩa là vượt qua biển khổ sinh tử. Còn dịch nghĩa “minh tịnh”.

Khi đã vượt qua biển khổ sinh tử rồi, quí vị sẽ đạt được trí tuệ sáng suốt, chứng nhập bản thể thanh tịnh, đến được bờ bên kia, tức thể nhập Niết Bàn. Từ trong bản thể sáng suốt thanh tịnh ấy, trí tuệ sẽ được lưu xuất, quí vị sẽ hiểu rõ được tất cả mọi pháp môn, chắc chắn quí vị sẽ chấm dứt được vòng sinh tử. Với đại định, tâm quí vị hoàn toàn thanh tịnh. Đó là định lực, khi quí vị có được định lực chân chánh thì có thể vãng sanh ở cõi tịnh độ tươi sáng, đó là thế giới Cực Lạc.

Đây là Nguyệt Tịnh Ma Ni thủ nhãn ấn pháp, là diệu pháp Đà – la – ni do Bồ – tát Nguyệt Quang tuyên thuyết. ấn pháp Nguyệt Tịnh thủ nhãn này có công năng đưa mọi người đến chỗ sáng suốt và an lạc.

Phạt già ra đế là Bàng Bi thủ nhãn ấn pháp.

Phạt Già Ra đế. Hán dịch là “Quảng bác trang nghiêm”, còn có nghĩa là “Quảng đại”. Cũng dịch là “độ sinh tử”. Nếu quí vị tu tập hành trì Bàng Bi thủ nhãn ấn pháp này thì quí vị có thể vượt qua biển khổ sinh tử, có nghĩa là giải thoát. Nếu quí vị không công phu hành trì ấn pháp bàng bi thủ nhãn này, thì không thể nào vượt thoát bể khổ sinh tử, đến bờ giải thoát, niết bàn được.

29. Ma ha phạt già da đế

Câu chú này có nghĩa là “Tối thắng, đạipháp đạo”.

Pháp là quảng đại, tối thắng và đạo cũng quảng đại, tối thắng. Pháp đạo là chân lý vượt lên trên tất cả mọi sự thù thắng nhất trên đời.

Đây là Bảo Kích thủ nhãn ấn pháp. ấn pháp này có công năng hàng phục các loại thiên ma và ngoại đạo. Công năng của ấn pháp này rất lớn. Chẳng hạn ấn pháp này có thể bảo vệ quốc gia chống nạn ngoại xâm. Nếu quốc gia của quí vị sắp bị xâm lăng, và nếu quí vị hành trì ấn pháp này thì vô hình trung, quân giặc bắt buộc phải rút lui.

30. Đà la đà la

Tiếng Phạn rất khó hiểu. Ngay cả những ai đã học tiếng Phạn thông thạo rồi cũng khó có thể hiểu được mật chú và giảng giải rõ ràng được. Tôi chỉ nhờ hiểu một chút ít thần chú Đại Bi mà thôi.

Đà là đà la là Tịnh bình thủ nhãn ấn pháp. Trong tịnh bình này chứa nước cam lồ. Bồ – tát Quán Thế Âm dùng cành dương liễu rưới nước cam lồ lên khắp chúng sanh trong sáu đường. Bất luận ai gặp nạn khổ hay bệnh tật gì, nếu được Bồ – tát Quán Thế Âm rưới nước cam lồ thì đều giải thoát khỏi tai nạn ấy.

Đà la đà la. Hán dịch là “Năng tổng trì ấn”, là tâm lượng của toàn chúng sinh. Chính là Bồ – tát Quán Thế Âm dùng Cam lồ thủ nhãn ấn pháp, Tịnh bình thủ nhãn ấn pháp và Dương chi thủ nhãn ấn pháp – tất cả ba ấn pháp ấy để rưới nước cam lồ lên toàn thể chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi tam đồ lục đạo.

31. Địa lỵ ni

Địa lỵ ni. Hán dịch rất nhiều nghĩa. Thứ nhất là “thậm dõng” nghĩa là dũng khí mãnh liệt. Cũng có nghĩa là “tịnh diệt hoặc khiết tịnh”.

“Thậm dũng” là dạng tướng động.

“Tịnh diệt” là dạng tĩnh.

Còn dịch là “Gia trì và thôi khai”.

– “Gia trì” có nghĩa là làm cho các ác pháp đều được chuyển hoá, hướng về phụng hành theo thiện pháp.

– “Thôi khai” là làm cho các nghiệp chướng, tai nạn của chúng sinh đều được tiêu trừ.

Đây là Cu thi thiết câu thủ nhãn ấn pháp. Gọi tắt là thiết câu ấn pháp, có công năng làm cho tất cả quỷ thần, thiên long bát bộ đến hộ trì cho hành giả. Nếu quí vị công phu hành trì thành tựu thủ nhãn này, thì có thể bảo thiên long làm mưa và sẽ có mưa ngay, nếu hành giả cần có gió, họ sẽ làm ra gió ngay, khi hành giả muốn mưa gió đừng hoành hành thế gian nữa, mưa gió sẽ hết ngay.

Quí vị sẽ nói: “Tôi không tin như vậy”. Đúng vật! Đó chính là lý do mà tôi muốn nói cho quí vị nghe, tất cả chỉ là vì quí vị không tin. Không có niềm tin và không ở trong cảnh giới này thì khó lòng hiểu nổi.

Nếu muốn, quí vị có thể hỏi những người vừa mới từ Đài Loan trở về ngày hôm nay về cơn mưa ở Đài Loan. Khi tôi nói chuyện với Phật tử ở Đài Loan qua điện thoại, họ cho biết trời đang mưa và rất lạnh. Họ mong muốn thời tiết được ấm áp và bớt mưa. Tôi bảo họ hãy yên tâm, chuyện đó sẽ xảy ra. Họ lại thắc mắc:

– Sư phụ có thể khiến trời hết mưa hay sao?

Tôi chỉ nói vắn tắt:

– Quí Phật tử hãy đợi xem trời có tạnh mưa hay không?

Ngay khi tôi vừa cúp điện thoại, thì trời bắt đầu tạnh ráo. Họ đều cho đó là chuyện lạ kỳ. (Những ai đã đến Đài Loan năm 1969 để dự giới đàn, đều có thể chứng kiến chuyện này. Trời mưa dầm ở Keelong Đài Loan ít nhất cũng là 48 ngày, nhiều nhất là 53 ngày. Chúng tôi đang ở Đài Loan để thọ giới. Cả tự viện không còn chất đốt, một khi củi đã bị ướt rồi, thì không còn cách nào để sưởi cho khô lại được. Tuy nhiên,vào sáng ngày 18/4 như đã nói ở trên, đúng ngay lúc chúng tôi vừa chấm dứt cuộc điện đàm thì mặt trời vừa hiện ra, bầu trời trở nên sáng trong và khí trời trở nên ấm áp liền. Chú thích của người dịch từ Hoa văn sang Anh Ngữ).

Thực ra, đó chẳng phải là gì khác, chính là năng lực của thiết câu thủ nhãn ấn pháp. Quí vị chỉ cần kiết ấn và gọi: “Thiên long, đừng làm mưa nữa!” thì trời sẽ dứt mưa ngay. Loài rồng sẽ chấp hành theo lệnh của quí vị và chỉ khi quí vị đã thành tựu ấn pháp này và đã thông thạo thiết câu thủ nhãn. Rồng phun mưa sẽ tuân theo ấn pháp này và đình chỉ việc làm mưa liền.

Quí vị sẽ nghĩ là tôi nói đùa nhưng đúng là như vậy. Bây giờ, tôi đang giảng kinh cho quí vị nghe và tôi đang nói với quí vị bằng chân ngữ. Đây không phải là chuyện nói đùa.

32. Thất phật ra da

Mỗi khi quí vị niệm Thất Phật ra da thì toàn pháp giới này có một luồng chớp sáng phát ta. Cứ mỗi niệm Thất Phật ra da là có một luồng quang minh phóng ra bao trùm cả vũ trụ.

Thất Phật ra da được dịch là “phóng quang”. Còn dịch là “tự tại”. Phiên âm từ tiếng Phạn “Isara” như trong chữ “Avalokihesvara”. ở đây có nghĩa là “Quán”, vì có quán chiếu thâm sâu rồi mới được “tự tại”. Nếu quí vị không có sức quán chiếu thâm sâu, thì quí vị sẽ không đạt được năng lực tự tại.

Quán chiếu nghĩa là hướng vào bên trong tự tâm mà công phu chứ không phải hướng ra ngoại cảnh bên ngoài. Nghĩa là hướng vào bên trong mà quán chiếu không ngừng. Hãy tự hỏi: “Ta có hiện hữu hay không?”. Ông chủ có hiện hữu trong chính tự thân quí vị hay không? Quí vị có làm chủ được mình hay không? Mặt mũi xưa nay của ông chủ có hiện hữu hay không? Thường trụ chơn tâm thể tánh thanh tịnh có hiện hữu hay không? Nếu những cái đó đều hiện hữu, có nghĩa là quí vị đạt được tự tại. Còn nếu không hiện hữu, có nghĩa là quí vị không có được tự tại.

Sự phóng quang cũng mang ý nghĩa tự tại. Nếu quí vị đạt được năng lực tự tại, thì quí vị có thể phóng quang. Nếu chưa có được năng lực tự tại, thì không thể phóng quang được.

Thất Phật ra da cũng được dịch là “Hoả diệm quang”, cũng gọi là Hoả quang. Đó là lửa, nhưng không phải là lửa phát sinh từ tập khí phiền não, như quí vị thường nói: “Tôi vừa nổi nóng như lửa”. Đó cũng không phải là lửa xuất phát từ sự sân hận, phẫn nộ, căm hờn của quí vị, mà đó chính là lửa trí tuệ. Đó cũng chính là nước từ trí tuệ tiết ra để dập tắt lửa vô minh. Trí tuệ chân chính hiển lộ khi lửa vô minh bị dập tắt. Đó chính là Hoả Diệm Quang.

Khi quí vị trì tụng Thất Phật ra da tức là quí vị đang phóng quang. Nhưng trước tiên quí vị phải có được năng lực tự tại. Không có năng lực tự tại thì quí vị không thể nào phóng quang được. Hãy nhớ kỹ điều này.

Đây là Nhật Tinh Ma Ni thủ nhãn ấn pháp. ấn pháp này có công năng chữa trị bệnh mắt mờ không thấy rõ. Dùng ấn pháp này khiến cho mắt được sáng lại.

33. Giá ra giá ra

Giá ra giá ra dịch nghĩa là “hành động”. Đó là hành động như quân đội thi hành một mệnh lệnh hành quân. Hành quân là một mệnh lệnh nếu quí vị không tuân hành, có nghĩa là chống lệnh.

Đây là Bảo đạc thủ nhãn ấn pháp. Khi quí vị rung chuông, âm thanh vang lên khắp không gian, thông cả thiên đàng, chấn động cả địa giới. Nếu quí vị cần thực hiện việc gì, chỉ cần rung chuông lớn, các loài chư thiên, thiện thần, yêu ma quỷ quái đều tuân theo mệnh lệnh của quí vị. Chẳng hạn như khi có động đất, quí vị chỉ cần rung chuông lên rồi ra mệnh lệnh: “Quả đất không được rung lên như vậy”, trái đất trở về trạng thái yên bình ngay.
Bảo đạc thủ nhãn ấn pháp cực kỳ diệu dụng. Nếu quí vị muốn hát với một âm điệu tuyệt vời, thì hãy công phu hành trì ấn pháp này. Khi công phu thành tưu rồi, tiếng hát của quí vị trong suốt như tiếng đại hồng chung vang lên trong không gian.

34. Ma ma phạt ma la

Ma ma. Hán dịch là “ngã sở thọ trì”. Đó chính là một loại mệnh lệnh hành động. Có nghĩa là “mọi việc tôi làm bảo đảm chắc chắn phải được thành tựu”.

Ma ma là Bạch phất thủ nhãn ấn pháp. ở Trung Hoa, các đạo sĩ và Tăng sĩ Phật giáo thường sử dụng phất trần, các vị cao tăng thường cầm phất trần khi đăng bảo toạ để thuyết pháp.
Bạch phất thủ nhãn ấn pháp có công năng trừ sạch mọi nghiệp chướng của thân, trừ được mọi chướng nạn và bệnh tật. Chỉ cần phất lên thân vài lần là có thể tiêu trừ mọi nghiệp chướng và chữa lành mọ ma chướng sinh ra bệnh tật.

Bạch phất thủ nhãn ấn pháp có rất nhiều công dụng, nhưng người biết cách dùng ấn pháp này lại rất ít. Tôi biết hiện nay có rất ít người sử dụng được ấn pháp này.
Năm người Tây phương đầu tiên vừa đi thọ giới Cụ túc ở Đài Loan đã trở về. Họ đã trở thành những vị Tỷ Khưu, Tỷ Khưu Ni chân chính. Họ vừa về đến phi trường vào lúc 4 giờ 30 chiều nay, chuyến bay 910 của hãng hàng không Trung Hoa. Ngày nay Phật giáo Giảng Đường đã có được nhiều xe hơi nên toàn thể Phật tử hộ pháp trong đạo tràng cũng như toàn thể Phật tử ở San Francisco – Cựu Kim Sơn – Hoa Kỳ – đều có thể ra phi trường để đón mừng các vị tân Tỷ Khưu.

Bình thường, tôi chẳng muốn đến phi trường nhưng trong chuyến bay ấy có chở về vài tượng Phật, nên tôi ra phi trường để nghênh đón tượng Phật chứ không phải để đón các đệ tử của tôi. Các đệ tử của tôi cũng không cần tôi đón, cũng chẳng cần đưa. Khi họ đi Đài Loan thọ giới, tôi đã nói với họ rằng:

“Khi mê thì thầy độ

Khi ngộ rồi tự độ”.

Nay họ phải tự độ chính họ, họ đã ra đi, nay lại trở về. Chắc chắn họ phải tự tìm ra con đường từ phi trường về chùa. Họ chẳng cần tôi phải chỉ dẫn: “Quẹo ở đó, đi theo đường này, đó là đường về chùa”.

Điều buồn cười nhất là khi họ viết thư báo cho tôi biết họ đã bỏ quên một thùng Kinh. Tôi bảo:

“Bỏ quên kinh chẳng có gì quan trọng. Điều quan trọng chính là không có ai trong các con bị bỏ quên”. Năm người đi thọ giới và nay năm người đều đã trở về. Sao vậy? Vì tôi đã mua bảo hiểm ở chư vị Bồ – tát, nên để cho bất kỳ ai bị bỏ sót lại là điều không thể chấp nhận được. Nếu một người không về, tức là chư vị Bồ – tát không thực hiện đúng hợp đồng. Thế nên tôi rất tin tưởng rằng tất cả các giới tử sẽ trở về và dịch vụ bảo hiểm của chư vị Bồ – tát không cần phải thanh toán hợp đồng.

Quí vị nên nhớ một điều. Những người thọ giới Cụ túc trở về hôm nay là những vị Tổ khai sơn của Phật giáo Mỹ quốc. Đừng xem việc này đơn giản. Điều này rất chân thực. Đừng như những kẻ tự cho mình là Phật tử, chỉ nằm ở nhà mà thích gọi mình là “Tổ tại gia”. Thực vậy, cách đây vài hôm, có một vị Tổ sư tự phong đến đây và muốn hát tặng cho tôi nghe. Tôi giễu cợt ông ta: “Thật chán khi nghe ông hát”. Ông ta chỉ bật lên: “ồ!”, một tiếng rồi bỏ đi.

Phạt ma ra là “Hàng ma kim cang hộ pháp”, tay cầm bánh xe bằng vàng. Vị hộ pháp này có thể hoá thân lớn như núi Tu Di.

Phạt ma ra. Hán dịch là “Tối Thắng Ly Cấu”, có nghĩa đó là pháp thù thắng nhất, xa lìa tất cả mọi cấu nhiễm ở thế gian. Còn có nghĩa là “vô tỷ như ý”. Vì không có gì có thể sánh với pháp này và tuỳ tâm nguyện của mình mà mọi điều xảy ra như ý muốn.

Đây là Hoá cung Điện thủ nhãn ấn pháp. Nếu quí vị hành trì được ấn pháp này thành tựu, thì đời đời quí vị sẽ được sống cùng một trụ xứ với đức Phật (như trong một cung điện), không còn phải thọ sinh vào các loài thai sinh, noãn sinh và thấp sinh nữa. Công dụng của sự thành tựu ấn pháp này là đời đời được sống cùng chư Phật.

35. Mục đế lệ

Mục đế lệ là Dương chi thủ nhãn ấn pháp của đức Phật. Đó là nhánh cây mà quí vị thường thấy Bồ – tát Quán Thế Âm cầm ở một tay, còn tay kia Bồ – tát cầm một tịnh bình. Nhành dương này được Bồ – tát nhúng vào tịnh bình rồi rưới lên cho tất cả mọi chúng sinh bị đau khổ. Nước này không như nước thường. Đó là nước cam lồ. Chúng sinh nào được nước này tưới nhuận sẽ có nhiều lợi lạc. Nước cam lồ có thể giúp cho mọi chúng sinh thoát khỏi khổ luỵ đói khát và bản tâm đạt được thanh lương.

Mục đế lệ còn dịch nghĩa là “giải thoát”. Đó là giải thoát khỏi mọi khổ nạn, bệnh tật và chướng ngại. Nên Bồ – tát Quán Thế Âm thường dùng Dương chi thủ nhãn ấn pháp này để giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn và những điều bất như ý. Bề ngoài, chú này dường như không có gì quan trọng lắm, nhưng một khi quí vị công phu hành trì ấn pháp này thành tựu rồi, thì không những quí vị có thể giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi bệnh tật và khổ nạn mà còn có thể hàng phục cả thiên ma ngoại đạo. Khi những thiên ma ngoại đạo được thấm nhuận nước cành dương này, họ tự nhiên hồi tâm hướng thiện, thực hành theo chánh pháp. Do vậy, Dương chi thủ nhãn có diệu dụng vô cùng vô tận, không thể nghĩ bàn.

Giọt nước cam lồ từ bàn tay Bồ – tát Quán Thế Âm không những chỉ giúp cho quí vị thoát khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn mà còn có một diệu dụng khác, khi một người sắp chết, nếu có phước duyên, được Bồ – tát Quán Thế Âm rảy nước lồ thì có thể sống lại. Tất cả các loài cây cỏ thảo mộc đã khô héo nếu được nước cam lồ tưới xuống cũng được hồi sinh. Cây cỏ là loài vô tình, mà khi được nước cam lồ tưới tẩm còn được nảy mầm, đơm hoa, kết trái như vậy nên chúng sinh là loài hữu tình sẽ được lợi lạc biết bao. Đó là diệu dụng của Dương chi thủ nhãn ấn pháp.

36. Y hê y hê

Y hê y hê là Độc lâu trượng ấn thủ nhãn ấn pháp. Hán dịch là “thuận giáo”.

Nghĩa là một khi quí vị nhờ ai làm việc gì đó, họ đều ưng thuận. Khi quí vị dùng chánh pháp để giáo hoá, họ đều vâng lời. Câu chú này còn dịch là “tâm đáo”. Nghĩa là trong tâm hành giả ước nguyện điều gì, nhờ năng lực của chú này đều được thành tựu. Câu chú này khiến cho Ma – hê – thủ – la vương, là một Thiên ma ngoại đạo thường cho rằng mình là vĩ đại nhất, cũng phải cung kính chắp tay đến nghe lời chỉ giáo khi nghe có người trị tụng thần chú này, không dám trái nghịch. Thế nên khi quí vị trì niệm câu Y hê Y hê, thì Ma – hê – thủ – la vương liền đến, bất kỳ tâm nguyện của hành giả như thế nào, vị này liền thi hành ngay, đáp ứng đúng như sở nguyện của người trì chú.

37. Thất na thất na

Câu chú này được dịch là “Đại trí tuệ”, cũng dịch là “Hoằng thệ nguyện”. Đây là Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Bảo cảnh được ví như Đại viên cảnh trí của chư Phật.

Đại trí huệ là gì? Đó là khi chúng sanh không còn dính mắc vào vọng tưởng nữa. Có đại trí huệ, thì mỗi niệm đều là biểu hiện của trí bát nhã, mỗi tâm niệm đều lưu xuất từ Đại Quang Minh. Nếu quý vị có trí huệ chân chính thì sẽ có được Quang Minh. Còn nếu chưa thể nhập trí tuệ tự tánh, thì vẫn còn trong màn tối tăm của vô minh.

Quang minh là ánh sáng dương, còn bóng tối vô minh là âm. Tại sao người ta ngủ tối? Bởi vì lực âm trồi lên quá mạnh. Do đâu người ta có trí tuệ sáng suốt? Bởi vì ánh sáng dương lớn mạnh hơn.

Những người có trí tuệ không có lối suy nghĩ như những kẻ phàm phu. Họ có khả năng phân biệt rõ ràng chính tà. Họ không cần phải hỏi người khác, họ biết mọi điều ngay nơi tự thân của mình. Họ không đi vào con đường tẻ, họ bước đi vào ngay chính lộ và hạ thủ công phu. Trong khi hành trì, trước tiên quý vị phải đạt được trí tuệ. Rồi quý vị phải biết rõ ràng chính tà để rồi mới tiến vào con đường chánh lộ và tránh con đường tà vạy.

Nhưng quý vị không thể nào biết rõ việc làm nào hư ngụy nên cứ mãi khăng khăng tạo nghiệp ác. Quý vị kôhng thể nào biết được rõ ràng thế nào là phạm giới, nên cứ thế mà làm, ráng hết sức để làm cho được, cứ muốn nhìn cho được dù thực sự đó là những thứ chướng ngại. Những hành vi như thế là sự ngu muội tột cùng, biểu lộ hoàn toàn sự non yếu trí tuệ.

Ồ! Không – Quý vị có thể phản đối – Tôi là người có trí tuệ, tôi chỉ sai lầm trong nhất thời thôi!

Chỉ sai lầm một lần thôi cũng có nghĩa là vô minh, không có trí tuệ rồi. Người có đại trí tuệ không hề có tư tưởng sai lầm. Thế nên Tôn giả A Nan đã phát nguyện:

Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng

Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân.

Nghĩa là:

“Giúp cho con tiêu trừ vọng tưởng sai lầm trong muôn ức kiếp”.

Khiến con chẳng cần trải qua a tăng kỳ kiếp mà chứng ngộ được pháp thân”.

Tôn giả đã phát nguyện tiêu trừ vọng tưởng không những chỉ một, hai, ba, bốn, năm hay một trăm kiếp nhưng trong vô số kiếp.

Nhưng tại sao trong tâm ta lại có quá nhiều vọng tưởng như thế? Khi một vọng tưởng đi qua, vọng tưởng khác kế tiếp theo, và khi vọng tưởng ấy tiêu mất, vọng tưởng sau lại sinh khởi tiếp nối. Giống như sóng trên mặt biển. Quý vị cứ nghĩ rằng đại dương là vật vô tình, nhưng thực sự nó chẳng phải là thứ ở ngoài tâm quý vị mà có. Biển cả cũng được lưu xuất từ trong tâm niệm của chúng sanh. Sóng biển không ngừng nổi lên rồi chìm xuống, cũng hoàn toàn giống như vọng tưởng của chúng sanh chẳng bao giờ ngừng. Nó liên tục mãi. Vọng tưởng trước vừa biến mất, vọng tưởng sau liền tiếp nối, vọng tưởng này tiếp nối vọng tưởng kia, xoay vần tương tục, nối theo nhau không dứt, như dòng thác không bao giờ ngừng. Không có vọng tưởng nào muốn rơi lại đằng sau cả, chúng đều hoàn toàn muốn phóng vọt lên phía trước. Vì sao mà quý vị lại mắc phải quá nhiều vọng tưởng như vậy? Chỉ vì không có trí tuệ. Nếu quý vị có trí tuệ, thì chẳng còn mảy may vọng tưởng và sóng cũng không còn xao động nữa. Như trong câu thơ:

Thanh phong đồ lai

Thủy ba bất hưng

Nghĩa là:

“Gió trong lành thổi đến,

Biển không còn sóng xao”.

Khi trong công phu mà quý vị đạt được định lực, cũng như sóng biển đã lặng yên. Khi có được định lực thì nước trí tuệ hiển hiện, không còn một gợn sóng, chẳng còn một niệm vọng tưởng nào nữa. Lúc đó là thanh tịnh chân thực. Đó là lúc:

“Nhất trần bất nhiễm

Vạn lự giai không”

Thực vậy, khi một người không còn bị vướng dù chỉ một hạt bụi vô minh thì chẳng còn phải lo nghĩ một điều gì nữa cả, mọi thứ trên đời này đều là không. Đó chính là biểu hiện của đại trí tuệ.

Người có trí tuệ thường thành công trong bất kỳ mọi việc, còn người thiếu trí tuệu thường bị thất bại trong bất kỳ việc gì mà họ nhúng tay vào. Do vậy nên trí tuệ là vô cùng quan trọng.

Ngu muội là gì? Vô minh chính là ngu muội. Ngu muội cũng chỉ là từ vô minh mà ra. Khi vô minh sinh khởi, con người hoàn toàn bị mất sáng suốt. Quý vị hãy hỏi một người vừa mới làm một việc sai lầm xong thì rõ:

– Tại sao anh lại làm việc đó?

Họ sẽ trả lời:

– Tôi không rõ nữa …

Đó chính là do ngu muội, do sự thiếu sáng suốt, thiếu trí tuệ. Nhưng dù họ hành động mê lầm do vô minh, nhưng họ lại không chịu từ bỏ vô minh. Họ lại khăng khăng:

– Tôi biết chứ. Tôi biết nó sai mà! Thật là quái lạ. Con người mê muội chỉ do vì không có trí tuệ, không đạt được Đại viên cảnh trí, vì họ không chịu công phu hành trì Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Nếu họ tu tập ấn pháp này, thì sẽ không còn ngu muội nữa; bất luận chuyện gì xảy ra. Đó là khi:

Phùng quỷ sát quỷ

Phùng Phật sát Phật

Đây cũng như việc cầm một cây dao thật bén, chặt ngay mọi vọng tưởng vừa lóe lên. Đại trí tuệ cũng như một con dao bén hay còn được ví như thanh gươm.

Quý vị có thể nói: “Gươm trí tuệ rất nặng, không, không dễ gì cầm kiếm ấy được”! Đó là vì quý vị chưa từng cầm nó. Thực ra, sử dụng kiếm này chẳng cần sử dụng chút sức lực nào cả. Nếu quý vị chưa từng cầm nó lên thì thấy nó quá nặng. Nếu quý vị đã cầm lên rồi, thì thấy nó nhẹ. Nếu quý vị không chịu cầm lên, thì nhẹ biến thành nặng. Nếu quý vị chịu cầm lên, thì nặng biến thành nhẹ. Sao vậy? Vì quý vị đã cầm lên rồi!

Nếu quý vị nói: “Tôi biết rằng gươm trí tuệ rất quan trọng, nhưng quá nặng. Tôi không thể nhấc lên nổi”. Và quý vị không sờ tới gươm. Thế nên gươm trí tuệ càng nặng thật. Nhưng một khi quý vị đã sờ vào kiếm, đã vung gươm lên rồi thì mọi sự hiểu biết đều bén nhọn như lưỡi gươm, chẳng còn một chút rắc rối nào nữa cả. Thế nên tôi thường nói với quý vị rằng:

“Mọi việc đều tốt đẹp cả”. Chính là phát xuất từ đạo lý này. Nếu quý vị gặp nhiều việc rắc rối, là vì quý vị không có thanh gươm trí tuệ. Nếu quý vị có được thanh kiếm trí tuệ ấy, thì sẽ chẳng còn chuyện gì rắc rối nữa cả. Màu nhiệm là ở điểm này.

Núi sông đất liền, lâu đài nhà cửa, thế giới y báo cũng như chánh báo đều không vượt ra ngoài tâm niệm hiện tiền của chúng ta.

Cái gì là thế giới ý báo? Núi sông, đất liền, lâu đài nhà cửa gọi là thế giới y báo. Thế giới chánh báo là thân tâm của chúng ta, chính là nơi mà con người chúng ta thọ nhận sự báo ứng. Nếu quý vị đã hiểu được sự báo ứng khi chính mình thọ nhận, nghĩa là quý vị không còn vô minh nữa. Không còn vô minh nghĩa là có trí tuệ. Điều này được ví như tấm gương:

Vật lai tắc ánh

Vật khứ tắc không.

Nghĩa là: “Vật đến liền chiếu. Vật biến hoàn không”. Tấm gương chẳng lưu giữ dấu vết gì cả. Kẻ trí thường thản nhiên với mọi chuyện và cứ để nó trôi qua mà lòng chẳng còn vướng bận điều gì.

Mặc dù kẻ trí chẳng lưu giữ điều gì lại trong lòng, nhưng mọi vật thường tự hiển bày. Và mặc dù nó thường tự hiển bày nhưng chẳng hề bị vướng mắc.

Chúng ta là hàng phàm phu, chưa có được đại trí tuệ, phải nỗ lực vượt bậc để thường nhớ trì tụng chú Đại Bi, hoặc thường niệm câu: “Y hê, y hê, thất na, thất na”.

Khi đã tụng một lần rồi là không còn quên nữa, đã tụng được hai, ba lần, vài trăm lần rồi thì chẳng thể nào quên được nữa. Đó là phải cố gắng để ghi nhớ. Còn khi quý vị chỉ cần nhìn hoặc nghe lướt qua một lần rồi nhớ mãi không quên, chẳng cần phải dụng công ghi nhớ nữa, đó là khi trí tuệ của quý vị chiếu sáng như một đài gương trong.

Người có trí tuệ đều biết rằng mọi hiện tượng đều lưu xuất từ tự tâm của mình. Nếu quý vị hiểu được điều này thì mình sẽ không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Sao vậy? Vì mọi sự việc đều lưu xuất từ tâm mình, nên những thứ vui buồn giận ghét đều là sở hữu của chính mình. Dù nó tốt hay xấu, cũng chẳng có vấn đề gì cả.

Mặc dù nói về cảnh giới ấy thì rất dễ, nhưng tiếp xúc với cảnh giới ấy không phải dễ dàng gì, cần phải có công phu mới tiếp xúc được với cảnh giới ấy. Những người không có công phu sẽ nói:

“Đối với tôi, chẳng có vấn đề gì rắc rối cả”.

Bên ngoài thì như thế, nhưng vấn đề rắc rối đang phát sinh và chống đối với nhau ở bên trong. Những người có trí tuệ chân chính thì rất hiếm.

Quý vị cũng nên phân biệt rõ trí tuệ thế gian và trí tuệ xuất thến gian. Trí tuệ thế gian còn gọi là Thế trí biện thông, là có thể nhào nặn ngay ra một đạo lý khi nào cần đến. Nơi nào không có đạo lý, họ có thể tạo dựng ra, khiến mọi người nghe rất hợp lý. Những kẻ mê muội nghe họ nói liền nghĩ rằng:

“Ồ! Họ đề cập đến những đạo lý rất đúng”. Thực ra, nếu quý vị có được trí tuệ chân chính, quý vị sẽ không bị đắm chìm trong mớ lý luận ngu muội của họ. Người ta thường nói: “Trong dương có âm”.

Cũng vậy, trong trí tuệ cũng có sự ngu muội – sự ngu muội một cách trí tuệ. Mặt khác, trong âm có dương. Bên trong sự ngu muội ẩn chứa một trí tuệ. Chẳng hạn như quý vị có thể thấy một người chẳng nói năng gì cả, dường như là kẻ quê mùa dốt nát, nhưng anh ta làm những việc chân chính. Anh ta có thể hiện thân một kẻ hồ đồ mê muội, nhưng luôn luôn ứng xử khế hợp với đạo lý. Có rất nhiều người như vậy.

Khi quan sát người khác, quý vị sẽ tự chiêm nghiệm ra chính tự thân mình có được trí tuệ sáng suốt hay không. Nếu quý vị có trí tuệ chân chính, thì quý vị không bị người klhác sai sử, dẫn dắt đến chỗ sai lầm. Còn nếu quý vị không có trí tuệ, quý vị sẽ bị người khác xui khiến làm điều xằng bậy.

Trí tuệ và ngu muội có một mối quan hệ trực tiếp. Đó là hai mặt của một chỉnh thể. Vắng bóng vô minh thì trí tuệ hiển bày. Và vô minh sinh khởi khi thiếu vắng trí tuệ. Trong vô minh có trí tuệ và chính trong trí tuệ có bóng dáng của vô minh. Sao lại như thế? Vì trí tuệ và vô minh là một. Nếu quý vị biết vận dụng, thì đó là trí tuệ. Còn nếu không biết vận dụng thì đó là vô minh. Chẳng hạn như khi quý vị nâng thanh gươm trí tuệ lên thì đó chính là trí tuệ; còn khi quý vị buông thanh gươm ấy xuống thì đó là vô minh. Đó không phải là hai mà chỉ là một. Thế nên quý vị đừng bao giờ nói rằng mình đang đi tìm kiếm trí tuệ và đang xua đuổi vô minh. Không ai làm được việc ấy bao giờ. Chủ yếu chỉ là sự “hồi đầu”.

Có thể lấy ví dụ của bàn tay để biểu tượng cho trí tuệ và mặt kia là biểu hiện cho vô minh. Nếu quý vị muốn cầm nắm một đồ vật bằng mặt kia của bàn tay thì không thể nào làm được cả, nhưng nếu quý vị dùng chính bàn tay của mình thì mới lấy được đồ vật. Việc không lấy được đồ vật là biểu tượng cho vô minh và việc sử dụng bàn tay để lấy được vật là biểu tượng cho trí tuệ. Đó là hai khía cạnh của chỉ một ý nghĩa chung nhất, tùy thuộc vào sự vận hành của quý vị.

Có người lại nói: “Nay tôi đã hiểu rồi. Vô minh và trí tuệ chính là bàn tay của tôi”. Lại sai lầm nữa! Bàn tay chỉ là ví dụ. Đừng nên cho rằng trí tuệ và vô minh chính là bàn tay. Cũng giống như ví dụ ngón tay và mặt trăng (trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm). Đức Phật lấy ví dụ dùng ngón tay để chỉ cho người thấy mặt trăng. Đừng nhầm lẫn ngón tay chính là mặt trăng.

Thất na thất na là “đại trí tuệ” và còn có nghĩa là “hoằng thệ nguyện” – là phát nguyện rộng lớn. Khi muốn hoàn thành một việc gì, phải phát thệ nguyện làm cho đến cùng. Như đức Phật A Di Đà trước khi thành chánh giác, khi đang tu tập nhân địa với hình tướng của một Tỳ kheo, Ngài đã phát 48 lời nguyện rộng lớn. Bồ tát Phổ Hiền cũng đã phát 10 Đại nguyện Vương. Bồ tát Quán Thế Âm cũng phát vô số lời nguyện cũng như các vị Tổ sư đã từng phát nguyện. Tôi đang giảng cho quý vị nghe về việc phát đại nguyện. Còn có lập nguyện được hay không là do ở quý vị. Tôi đưa đề tài này ra giảng vì tôi đoán chắc là quý vị chưa được thông hiểu. Nhưng không phải là tôi bắt buộc quý vị phải phát nguyện. Nay quý vị đang tu học Phật pháp, mỗi người nên tự mình lập hạnh nguyện, càng lớn càng tốt. Lập nguyện càng lớn thì sự thành tựu càng cao. Hiện nay chúng ta đều đang tu nhân và chưa ai thành Phật cả, chúng ta nên phát lời nguyện ở nơi nhân địa mà tu hành. Mỗi người nên viết rà lời nguyện của mình thật chi tiết. Đừng phát nguyện một cách hời hợt, qua loa, cho có nguyện mà phải thiết thực như: “Con nguyện cứu độ tất cả mọi loài chúng sanh”.

Thật chứ? Làm sao quý vị có thể độ chúng sanh được. Khi suốt ngày quý vị cứ tìm mọi cách để được ăn ngon, mặc đẹp, ở nơi xa hoa tráng lệ. Việc cứu độ chúng sanh trước hết là độ chúng sanh nơi cái miệng chuyên nói lời vọng ngôn của quý vị, độ cái bụng ham ăn, độ cái thân ham thích sung sướng của chính mình trước đã. Cho nên quý vị phải thẳng thắn và minh bạch trong khi phát nguyện. Hiện tại mình phát nguyện gì? Tương lai sẽ ra sao? Như ở trong quá khứ, chúng ta có thể quên lãng những gì đã từng ứng dụng tu hành. Nhưng trong tương lai chúng ta sẽ thực hành điều gì? Mỗi người Phật tử đều phải nên có lời phát nguyện. Nay ở trong nhân địa, lời phát nguyện càng lớn thì trong tương lai, kết quả sẽ càng cao. Nếu quý vị đặt tất cả nguyện lực của mình vào một lỗ chân lông, thì quý vị có thể phát một thệ nguyện lớn ngay từ trong lỗ chân lông.

Phát nguyện là một lời hứa thiêng liêng mà mọi người Phật tử đều nên thực hiện. Phát nguyện rất quan trọng, vì không có nó cũng như không có người hướng dẫn. Giống như đi đường mà không biết mình sẽ đi hướng nào, chẳng biết nên rẽ phải hay nên quẹo trái để đến đích. Nếu quý vị phát nguyện, cũng như khi du lịch có người hướng dẫn đường đi và nơi đến.

Tại sao chư Phật và chư Bồ tát đều phát nguyện khi tu đạo? Vì khi đã phát nguyện rồi, mình mới tự mình hành động tương ứng với nguyện đã lập. Ví dụ như Bồ tát Địa Tạng khi tu hành ở nhân địa, Ngài đã phát lời nguyện vĩ đại:

…“Địa ngục vị không

Thệ bất thành Phật

Chúng sanh độ tận

Phương chứng Bồ đề”.

Nghĩa là:

“Chúng sanh độ hết

Mới chứng Bồ đề

Địa ngục nếu còn

Con chưa thành Phật”.

Nguyện lực này cực kỳ vĩ đại. Chúng ta cũng nên phát nguyện. Mỗi quý vị nên phát một hạnh nguyện phù hợp với những việc hằng ngày quý vị thích làm.

38. A ra sam Phật ra xá lợi

A ra sam dịch là “Chuyển luân pháp vương”, tức là vị Đại Pháp Vương thường chuyển cỗ xe đại pháp, thường tuyên thuyết diệu nghĩa Đại thừa. Giáo nghĩa này thậm thâm vi diệu, không ai có thể diễn nói tường tận được, nhưng hiện nay quý vị đang được nghe giảng từng chi tiết rõ ràng.

Đó là ý nghĩa của câu chú này. Đây là “Chưởng thượng hóa Phật ấn thủ nhãn ấn pháp”. Quý vị nên hành trì ấn pháp này. Khi thành tựu rồi, đời đời khi được sinh ra liền thân cận bên Phật để học hỏi giáo pháp.

Có rất nhiều cách để giảng giải chú Đại Bi. Chẳng hạn có một vị pháp sư khác giảng mỗi thủ nhãn này là danh hiệu của một vị Bồ tát. Chẳng hạn vị ấy cho rằng: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn này là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Đây chính là trường hợp sai một ly đi một dặm. Sao vậy? ở đây hoàn toàn chẳng có một vị Bồ tát nào cả. Quý vị có thể đọc hết cả Tam tạng kinh điển nếu quý vị muốn nhưng sẽ chẳng thấy vị Bồ tát nào có danh hiệu là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát cả.

Có thể nói như thế này: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát, chứ không thể gọi đó là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Nếu gọi như thế là một sai lầm.

Nên khi nói Bảo bát thủ nhãn ấn pháp quý vị có thể hiểu rằng: Bảo Bát ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát. Còn Bảo Bát không phải là danh hiệu của một vị Bồ tát. Mới đây tôi được xem qua bộ “Đại Bi Kinh giảng nghĩa” ở Hồng Kông gửi sang, trong kinh này họ đã giảng bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp là danh hiệu của bốn mươi hai vị Bồ tát. Đó hoàn toàn sai lầm. Bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp trong kinh là các pháp tu của hàng Bồ tát. Người học Phật pháp nên ghi nhớ kỹ điểm này, không nên xác tín mà không căn cứ trên sự thực hiển nhiên. Trong khi giải thích Phật pháp cho người nghe, quý vị phải có một lập trường vững chãi, chính xác về những gì mình đưa ra, còn không quý vị sẽ phạm sai lầm.

A ra sam là Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp mà các vị Bồ tát đều phải tu hành.

Quý vị lại hỏi: “Bồ tát nào?”

Đây chẳng phải là một vị Bồ tát nào riêng biệt cả. Bất kỳ người nào hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì người ấy chính là Bồ tát. Bất luận người nào không tu tập bốn mươi hai ấn pháp thì người ấy không phải là Bồ tát. Nếu quý vị tu tập bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp được thành tựu thì có thể minh chứng rõ ràng quý vị đã dự vào hàng Bồ tát rồi.

Phật ra xá lợi dịch là “giác thân tử”. Đây là Sở châu thủ nhãn ấn pháp hoặc là Niệm châu ấn pháp, là pháp môn của chư vị Bồ tát tu tập. Khi Bồ tát tu tập thủ nhãn này thành tựu, thì chư Phật trong mười phương nhiếp thọ và tiếp dẫn hành giả đến các thế giới Phật khắp trong mười phương.

39. Phạt sa phạt sâm

Phạt sa, phạt sâm dịch là “Hoan ngữ hoan tiếu”. Có nghĩa là rất hoan hỷ khi giảng nói. Còn dịch nghĩa là “Đại trượng phu” và “Vô thượng sĩ”.

Đây là Bảo cung thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu ấn pháp này, nếu là người tại gia thì có thể được làm quan cận thần, người xuất gia có thể chứng được quả vị A la hán.

40. Phật ra xá da

Ở câu trên, Phật ra xá lợi. “Xá lợi”dịch nghĩa là “Giác thân tử”. Còn trong câu Phật ra xá da, “xá da” dịch là “Tượng”: con voi. Nghĩa là khi quý vị đã giác ngộ rồi, thì tâm thể quý vị được ví như một con voi chúa, còn được gọi là Pháp vương tử. Quý vị có thể là Pháp vương tối cao trong tất cả các pháp môn. Nói chung, ý nghĩa của câu chú này là: Tâm giác ngộ như một tượng vương cao quý.

Phật ra xá da là nói về bổn thể của đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà là bổn sư của Bồ tát Quán Thế Âm. Vì Bồ tát Quán Thế Âm tỏ lòng tôn kính đức bổn sư của mình nên Bồ tát đã đảnh lễ đức Phật A Di Đà trong khi tuyên thuyết chú Đại Bi. Nên đức Phật A Di Đà phóng hào quang để tiếp độ cho người trì chú này.

Phật ra xá daTử liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai thủ nhãn, có Bạch liên hoa thủ nhãn, Thanh liên hoa thủ nhãn, Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu các ấn pháp này, hành giả sẽ được diện kiến mười phương chư Phật. Vì vậy Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp rất trọng yếu.

41. Hô lô hô lô ma ra

Hô lô hô lô ma ra. Hán dịch là “Tác pháp như ý”. Cũng dịch là “Tác pháp mạc ly ngã”.

Đây là Kim trọc ngọc hoàn thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai ấn pháp, khi hành giả hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này được gọi là “tác pháp”. “Như ý” nghĩa là tùy theo tâm nguyện đều được như ý. Khi hành giả tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, thì mọi việc đều được như tâm nguyện nên gọi là “Như ý”.

Còn “Tác pháp mạc ly ngã” có nghĩa chính hành giả là người tu tập, không phải người nào khác. Nên khi hành giả tác pháp này, thì ấn pháp không rời khỏi hành giả và hành giả không rời khỏi ấn pháp. Pháp và ngã là một. Thế nên chẳng có pháp và cũng chẳng có ngã, pháp chấp và ngã chấp đều không. Đó là ý nghĩa của “Tác pháp mạc ly ngã”.

Hành trì “Kim trọc ngọc hoàn ấn pháp”. Có thể khiến tất cả chúng sanh đều vâng theo sự giáo hóa của hành giả. Dạy họ tu pháp gì, họ đều tu theo pháp môn ấy không sai lệch.

42. Hô lô hô lô hê rị

Hô lô hô lô. Hán dịch là “tác pháp vô niệm” cũng dịch là “tác pháp tự tại”. Trong câu chú Hô lô hô lô ma ra đã giảng ở trước có nghĩa là “tác pháp như ý”, khi tác pháp vẫn còn khởi lên ý niệm. Còn trong câu chú Hô lô hô lô hê rị thì vắng bặt sự khởi niệm khi tác pháp. Nếu khi hành trì ấn pháp này, mà còn khởi niệm tức là còn vọng tưởng. Nếu hành giả không khởi niệm, tức là không còn vọng tưởng nên đạt được khả năng “tác pháp tự tại” và trở thành người có năng lực Quán Tự Tại. Đó chính là vị Bồ tát thường quán sát âm thanh ở thế gian để cứu độ một cách tự tại, Bồ tát Quán Thế Âm.

Câu chú này là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, là ấn pháp thứ ba trong số bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng giải thoát cho chúng sanh khỏi những tai ương bệnh hoạn.

Các vị xuất gia khi gặp người bệnh, trì chú này vào trong ly nước, cho người bệnh uống thì có thể được khỏi bệnh. Nếu bệnh không lành, thì phải quán sát lại toàn bộ nhân duyên. Nếu gặp duyên lành, khi quý vị uống nước có trì chú Đại Bi thì liền được lành bệnh, là do đã đặt hết niềm tin vào Bồ tát Quá Thế Âm. Nếu không được lành bệnh, có thể là do quý vị thiếu lòng tin nơi Bồ tát.

Sự thực là như vậy, nay tôi sẽ truyền pháp này cho quý vị luôn. Để cho ly nước có trì chú Đại Bi, có được năng lực như vậy, quý vị không cần phải trì tụng toàn văn bài chú này, mà chỉ cần trì tụng câu Hô lô hô lô hê rị năm lần rồi dùng tay kiết ấn ba lần búng vào phía trên ly nước. Rồi trao cho người bệnh uống sẽ được khỏi hẳn. Có khi bệnh không lành, có khi bệnh lành hẳn. Tất cả đều tùy thuộc vào nhân duyên giữa hành giả và người bệnh. Nếu quý vị có nhân duyên sâu dày với người bệnh, thì khi họ uống xong nước có trì chú Đại Bi liền được khỏi bệnh. Còn nếu người bệnh không có duyên với hành giả, thì dù họ có uống nước đã trì chú, nhưng vì họ không có niềm tin ở Bồ tát Quán Thế Âm, thì bệnh họ không được lành hẳn.

Nói chung có vô lượng nhân duyên để tạo thành pháp duyên cơ bản này. Nếu người bệnh đã có công phu hành trì và phát tâm chí thành, khi uống nước có trì chú vào là liền khỏi bệnh. Còn nếu quý vị có tu tập nhưng thiếu lòng chí thành, thiếu sự tin tưởng vào chú Đại Bi thì dù uống nước đã trì chú cũng chẳng ích lợi gì. Còn nếu quý vị có tâm chí thành và dù không tu tập đi nữa, thì khi uống nước đã trì chú cũng có được sự lợi ích. Những người vốn đã tạo nghiệp chướng sâu dày, nếu được uống nước đã trì chú vào thì không đủ tạo nên nặng lực để chuyển hóa bệnh của họ. Còn nếu người có nghiệp nhẹ khi uống nước đã trì chú vào thì có thể phát sinh năng lực to lớn. Đó là năng lực do thường xuyên trì niệm chú Đại Bi, đã tạo ra một năng lực cảm ứng đạo giao. Chính năng lực này đã chữa lành bệnh.

Thế nên bất luận trường hợp nào, có trùng trùng duyên khởi quyết định sự thành công. Đừng nghĩ rằng: “Tôi đã hành trì Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, tôi đã trì chú Đại Bi vào trong nước, tại sao chẳng có chút nào hiệu nghiệm?”

Đó chẳng phải là nước trì chú Đại Bi không có hiệu nghiệm. Chỉ vì công phu của quý vị chưa được đắc lực, nên hiệu quả không được bao nhiêu.

Có một số phái ngoại đạo cũng dùng pháp trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh và đạt được công hiệu linh ứng. Đó là vì họ có sự trợ giúp của loài thiên ma khiến cho người được lành bệnh tin vào họ, rồi dẫn dắt vào hàng quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo. Vì thế, tuy cũng hành trì một pháp môn mà có thiên sai vạn biệt kết quả.

Dùng nước Đại Bi để chữa bệnh cho người là một pháp môn thực hành Bồ tát đạo. Nhưng quý vị muốn tu pháp này trước hết phải thực hành mọi hạnh nguyện của hàng Bồ tát. Phải luôn luôn giữ tâm niệm “vô ngã”, “vô nhân”. Nghĩa là trong tâm không còn bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả nữa. Quý vị đừng nghĩ rằng: “Tôi chữa lành bệnh của chúng sanh được, khi tôi trì chú Đại Bi, tôi tạo ra được sự cảm ứng vô cùng lớn lao”.

Nếu quý vị khởi niệm như thế, nghĩa là quý vị đã khởi dậy ngã chấp. Với ngã chấp ấy, liền bị rơi vào ma chướng, dù quý vị không có tâm niệm ngã chấp nhưng rất dễ bị gặp ma chướng khi tu tập pháp môn này. Bệnh nào cũng do nghiệp chướng hoặc ma chướng. Nếu bệnh vì nghiệp, thì chẳng có vấn đề gì khi quý vị chữa trị cho họ. Còn nếu bệnh do ma chướng, khi quý vị chữa trị cho họ có nghĩa là quý vị tuyên chiến với ma vương, nó có thể hãm hại quý vị. Nếu đạo lực của quý vị chưa đầy đủ, quý vị có thể bị thu phục vào cảnh giới của ma. Còn nếu quý vị có được đạo lực và tạo được đôi chút ảnh hưởng với chúng, thì chúng sẽ liên tục tìm mọi cách để đánh bại quý vị.

Tôi vốn thích chữa bệnh cho mọi người nên khi có ai bị bệnh, tôi tìm mọi cách để chữa cho họ. Nhưng sau đó, tôi phải đối đầu với ma chướng rất trầm trọng. Ở Mãn Châu, có một loài thủy quái muốn dìm chết tôi, nhưng nó thất bại. Tuy vậy, có 50 – 60 người bị chết và hơn 800 căn nhà bị thủy quái này phá hủy. Sau đó, trên đường đi từ Thiên Tân đến Thượng Hải, loài thủy quái đó lại tìm cách lật thuyền của tôi, chỉ chút xíu nữa là tôi biến thành thức ăn của cá. Từ đó mỗi khi đi hoằng hóa đây đó, tôi thường ít khi chữa bệnh.

Thế nên chữa bệnh là cách tốt nhất để kết duyên, nhưng đó cũng rất dễ kết oán với quyến thuộc nhà ma. Nó có điểm tốt và cũng có điểm không hay. Nếu quý vị làm việc đó mà tâm niệm không vướng mắc vào bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì quý vị có thể xoay chuyển mọi tình huống. Còn nếu quý vị không tự chuyển hóa mọi tâm niệm của chính mình khỏi bốn tướng trên thì rất dễ rơi vào ma chướng. Cho nên, kết duyên với chúng sanh qua việc chữa bệnh cho họ là một vấn đề đòi hỏi năng lực tu tập rất cao.

43. Ta ra ta ra

Quý vị nghe âm vang của câu chú này rất hùng, phải không? Ta ra Ta ra dịch là “Kiên cố lực”, là thần lực rất mạnh mẽ, không một thứ gì có thể lay chuyển được.

Kiên cố lực này có thể phá hủy và hàng phục tất cả các loài thiên ma ngoại đạo.

Đây là Kim cang xử thủ nhãn ấn pháp. Công năng của ấn pháp này là hàng phục tất cả các loại ma oán.

44. Tất lỵ tất lỵ

Tất lỵ Tất lỵ có ba nghĩa: Thứ nhất là “dõng mãnh” như trong chiến trận, người dõng mãnh là luôn luôn chiến thắng, không hề bị đánh bại. Nghĩa thứ hai là “thù thắng” nghĩa là vượt lên trên tất cả sự hoàn hảo, không bao giờ bị thất bại. Thứ ba nghĩa là “cát tường”. Vì khi hành giả có được sự dõng mãnh mới có được sự thắng vượt mọi chướng ngại, mới có được sự cát tường.

Tôi thường nói với các đệ tử của tôi rằng khi làm bất kỳ việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải phát tâm dõng mãnh, thắng vượt chứ không bao giờ được thoái thất. Nếu ai lui sụt, đừng trở về gặp mặt tôi nữa. Những người yếu đuối, bại hoại thì có ích gì? Họ chẳng khác gì một thứ mà người Quảng Đông thường gọi là “thủy bì” là túi da đựng nước mềm nhũn. Còn ở Đông Bắc thì gọi là “thảo bao”, là cái túi rơm để đựng hạt giống mềm yếu và vô dụng. Nên hãy nhớ điều này: bất kỳ ai muốn phát nguyện trở thành đệ tử của tôi là phải luôn luôn vượt thắng mọi điều, phải có tâm kiên cố như chùy Kim Cang vậy. Còn như “thủy bì” và “thảo bao” thì không thể nào theo nổi.

Tất lỵ tất lỵHợp chưởng thủ nhãn ấn pháp. Có thể khiến cho tất cả long xà, hổ lang, sư tử, nhân cùng phi nhân ph1t tâm kính ngưỡng. Tuy nhiên, hành giả phải thực sự có tâm dõng mãnh, vượt thắng và tâm bất thối chuyển. Công năng của ấn pháp này không phải là ở chỗ ngôn thuyết mà phải bằng nỗ lực hành trì.

45. Tô rô tô rô

Tô rô tô rô. Hán dịch là “cam lồ thủy”. Đây cũng chính là Cam lồ thủ nhãn ấn pháp. Trước đây tôi đã giảng về diệu dụng của nước cam lồ rồi. Có thể giúp cho các loài quỷ đói được no đủ và mọi tâm nguyện đều được như ý, làm tiêu tan mọi sự đói khát, thọ nhận được nhiều điều tốt lành khác nữa.

Nước cam lồ này còn gọi là “Bất tử dược”. Nếu có người sắp chết uống nước cam lồ này thì sẽ được sống lại. Nhưng không dễ gì gặp được nước cam lồ này nếu không có duyên lành.

46. Bồ đề dạ – Bồ đề dạ

Bồ đề dạ. Hán dịch là “Giác đạo”. Muốn thành tựu giác đạo thì trước hết, quý vị phải có được giác tâm. Nếu không có giác tâm, thì không thể nào tu tập để thành tựu đạo giác ngộ. Hành giả trước hết phải có tâm liễu ngộ chân thực rồi mới có thể tu tập đến chỗ thành tựu đạo nghiệp được. Hai câu chú này gọi là Bất thối kim luân thủ nhãn ấn pháp. Đó chính là tâm bồ đề kiên cố không bao giờ thoái chuyển.

Từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị phải phát tâm dõng mãnh ngày càng tinh tất hơn. Đừng nên dừng lại hoặc lui sụt. Chẳng hạn như khi quý vị nghe giảng kinh, hãy khởi tâm niệm rất khó có dịp được nghe giảng kinh Phật. Rất hiếm khi được gặp pháp hội. Mặc dù chuyện này xem có vẻ bình thường, nhưng nếu quý vị lắng lòng suy gẫm kỹ sẽ thấy giá trị vô cùng. Thử xem có nơi đâu trên thế giới này có được một pháp hội tinh tấn như thế này, ngày nào cũng đến đây để nghe giảng kinh? Còn có nơi đâu khác trên thế giới mà pháp âm tuôn trào như thác, như sông mãi không ngừng như ở đây?

Nên khi đã có duyên ngặp gỡ được pháp hội, quý vị phải thu xếp công việc, dù có bận rộn bao nhiêu, bất luận pháp sư giảng đề tài gì, người nào giảng cũng phải đến nghe. Đừng có phân biệt giữa pháp sư giảng hay và người giảng kém, rồi chỉ đến nghe người giảng hay. Nếu quý vị vẫn kiên trì đến nghe bất luận pháp sư nào giảng, lâu ngày chày tháng, chắc chắn quý vị sẽ thâm nhập được vào dòng đạo lý chân thật. Dù ai giảng đi nữa, quý vị cũng nên đến nghe để hộ trì cho pháp hội. Nếu một tuần có giảng pháp bảy đêm thì quý vị cũng nên tham dự cả bảy đêm. Đừng nên lười biếng!

Pháp môn này khó gặp được đã từng hằng triệu kiếp nay rồi. Một khi đã có duyên được gặp thì phải nên tinh tấn tu học. Sự tinh tấn chính là “tâm Bồ đề” kiên cố dõng mãnh vậy.

Nếu bỏ mất tâm Bồ đề mà mong ngày thành đạo thì không khác gì nấu cát mà mong thành cơm. Nên trong Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật dạy:

“Vong thấ Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị chư ma nghiệp”.

Nghĩa là: “Bỏ quên tâm Bồ đề dù tu ngàn thiện pháp như làm việ ma vậy”.

Về bất thối, có ba dạng:

– Thứ nhất là vị bất thối: Nếu hành giả đã chứng quả A la hán tồi, thì không còn trở lại hàng phàm phu nữa, Nếu hành giả đã chứng quả Bồ tát rồi thì không còn rơi lại hàng A la hán nữa. Nếu hành giả đã chứng đắc quả vị Phật rồi thì không còn trở lại hàng Bồ tát nữa. Trừ những vị muốn thị hiện hóa thân để giáo hóa chúng sanh. Ví dụ như hành giả có thể phát nguyện: “Nay tôi đã thành tựu quả vị Phật rồi, tôi muốn hiện thân Tỳ kheo để giáo hóa chúng sanh”. Điều ấy hoàn toàn đúng.

– Thứ hai là niệm bất thối: Đôi khi hành giả phát khởi tâm niệm: “Tu học Phật pháp thật chán, tôi không còn muốn tu hành hoặc đi giảng pháp gì nữa cả!”. Đây là niệm thoái thất. Khi hành giả khởi niệm thoái thất, thì ma chướng liền theo ngay, vì ma vương rất vui khi người tu hành khởi niệm lui sụt.

Một khi quý vị đã đạt được “niệm bất thối”, thì càng nghe pháp, càng muốn được nghe nhiều hơn.

Niệm bất thối là tâm lượng của hành giả không còn bị trôi lăn trong dòng thức biến “bất giác vọng động nữa”, không còn trải qua bốn tướng sinh trụ dị diệt của niệm khởi nữa. Niệm bất thối luôn được lưu xuất từ Bồ đề tâm, là bạn đồng hành của tâm kiên cố. Kiên cố là nét đặc trưng của tâm Bồ đề. Niệm bất thối và tâm kiên cố là nền tảng của đại nguyện Bồ tát. Niệm bất thối là niệm mà vô niệm. Vô niệm mà tự niệm “niệm vô niệm, vô niệm nhi tự niệm”. Niệm này là niệm vi mật hiện tiền, không thể suy lường. Niệm bất thối luôn luôn đi với hạnh bất thối.

– Thứ ba là hạnh bất thối: Nghĩa là thực hành đạo Bồ tát. Tuy làm mọi việc trong vô số cảnh giới mà không hề rời bản tâm, rời đại nguyện, rời niệm bất thối. Niệm Kim cang nguyện, thực hành Kim cang hạnh không thể nghĩ bàn.

Đứng trên nhân thừa mà luận, thì hạnh bất thối là sự hành trì tinh tấn, miên mật với tâm tinh tấn dõng mãnh hướng tới Phật thừa.

Khi quý vị hành trì Bất thối Kim Luân thủ nhãn ấn pháp, thì từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị sẽ không còn thối chuyển. Nhưng quý vị phải tinh tấn hành trì!

47. Bồ đà dạ – Bồ đà dạ

Câu chú này với câu trước giống nhau, chỉ khác âm giữa Bồ đà dạ. Hán dịch là “trí giả” và “tác giả”.

– Trí là hiểu biết chân chính, là trí tuệ.

– Giác là sự tỉnh thức.

Người có được sự hiểu biết chân chính là người đã giác ngộ đích thực và có được trí tuệ.

Đây là Đảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp. Chữ hóa Phật trong Dảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp chính là “giác giả”. Vị Bồ tát hành trì thành tựu Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp cũng chính là “trí giả”. Cơ bản, “trí” và “giác” vốn chẳng khác nhau.

Giác là sự giác ngộ, là giai đoạn sau của cái biết tròn đầy chân thực (trí).

Tri là cái biết toàn triệt, là giai đoạn trước của giác ngộ. Nếu quý vị tu tập Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp thành tựu rồi thì quý vị sẽ là người có trí tuệ chân chính, là người đã tự mình giác ngộ rồi. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì mười phương chư Phật sẽ liền đến xoa đầu thọ ký cho quý vị trong tương lai sẽ chứng được quả vị Phật.

Trong khi đang niệm Phật hoặc trì chú, hoặc tọa thiền, hành giả đôi khi có cảm giác là lạ trên đỉnh đầu, như thể có một loài côn trùng bò quanh đầu vậy, nhưng khi quý vị lấy tay sờ đầu thì thấy không có gì lạ. Tôi sẽ nói cho quý vị biết đó là gì. Lúc ấy, chính chư Phật trong mười phương đến xoa đầu thọ ký cho quý vị sẽ thành tựu Phật quả trong tương lai. Nhưng vì quý vị chưa có được thiên nhĩ thông nên không nghe được; vì chưa có được thiên nhãn thông nên quý vị không thấy được. Tuy vậy, chư Phật trong mười phương thực sự đã rời bổn độ du hành đến đạo tràng xoa đầu thọ ký cho quý vị. Thế nên nếu quý vị có phước duyên gặp được, thì đây là một cảm ứng xuất phát từ công phu hành trì của quý vị. Nhưng quí vị không được khởi tâm mê đắm, hay ngã mạn mà nghĩ rằng: “À! Chư Phật vừa đến xoa đầu thọ ký hộ trì cho tôi”. Nếu quý vị khởi niệm vui mừng hay hãnh diện vì điều này cũng đều là chấp trước. Dù đây là triệu chứng tốt lành, mà khi quý vị đã khởi tâm đắm chấp rồi, thì cũng trở nên xấu.

Trong chương cuối của Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật trìh bày rất nhiều cảnh giới, tất cả đều là cảm ứng xuất phát từ nỗ lực dụng công tu hành. Nhưng nếu hành giả nghĩ rằng mình đã chứng được cảnh giới vi diệu, thì hành giả trở nên bị chấp trước và liền lạc vào tà ma ngoại đạo, liền bị ma chướng. Do vậy, khi tu tập pháp này, quý vị phải tự an trú trong trạng thái “như như bất động”. Cho dù có gặp cảnh giới tốt hoặc xấu, cũng giữ tâm kôhng dao động. Khi tâm không dao động, là quý vị có được định lực, trí tuệ sẽ phát sinh. Có trí tuệ chân chính, quý vị sẽ trở thành “trí giả” và “tác giả”.

48. Di đế rị dạ

Di đế rị dạ. Hán dịch là “ chánh lượng”. Cũng dịch là “đại lượng”; nghĩa là số lượng rất nhiều, không đếm được. Còn dịch là “đại từ bi tâm” nghĩa là tâm từ bi quá rộng lớn, không có ngằn mé. Tâm từ bi này bảo hộ che chở cho tất cả mọi loaì chúng sanh và giúp cho họ được an vui, khiến cho chúng sanh thể nhập với bản tâm của mình, thoát khỏi sợ hãi và tránh xa mọi tai ương.

Đây là Tích thượng thủ nhãn ấn pháp. Trên đầu tích trượng có chín vòng tròn bằnh đồng. Lúc xưa, người xuất gia đi đâu cũng mang theo tích trượng. Mỗi khi đi đường, chín vòng kim loại này sẽ tạo nên âm thanh, báo động cho các loài côn trùng tránh xa để khỏi bị dẫm đạp lên mình. Tích trượng là một loại pháp khí trong Phật giáo. Bồ tát Địa Tạng thường dùng tích trượng như là chìa khóa để mở cửa các địa ngục. Vì vậy nên hành giả tu tập ấn pháp này phải nuôi dưỡng lòng từ bi rộng lớn, phát nguyện cứu giúp cho toàn thể mọi loài chúng sanh.

49. Na ra cẩn trì

Na ra cẩn trì. Hán dịch là “Hiền ái” hoặc là “Hiền thủ” cũng dịch là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”. Nghĩa là người đứng đầu trong các bậc Thánh hiền, họ là thượng thủ, là bậc khó tìm cách bảo bọc, che chở cho chúng sanh, khéo độ thoát cho chúng sanh đến quả vị tối cao.

Đây là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp. Cũng gọi là Hồ Bình ấn pháp. Bình nước này có thể tẩy trừ mọi uế trược ở thế gian, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi bệnh khổ. Bồ tát tu tập thành tựu ấn pháp này sẽ có năng lực hộ niệm cho toàn thể chúng sanh. Khi quý vị tu tập pháp ấn này thành tựu rồi, quý vị sẽ có khả năng cứu giúp mọi loài chúng sanh, giúp họ ngăn ngừa được mọi tai ương, chướng nạn. Nên còn được gọi là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”.

50. Địa lỵ sắt ni na

Địa lỵ sắt ni na. Hán dịch là “Kiên lợi”. Còn có nghĩa là “Kiếm”. Đây là Bảo kiếm thủ nhãn ấn pháp. Trước đây khi giảng về bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, tôi có nói rằng ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ly, mỵ, võng lượng. Khi quý vị utu tập thành tựu ấn pháp này rồi, tất cả các loài thiên ma ngoại đạo, ly mỵ vọng lượng đều ngoan ngoãn quy phục bởi vì họ sợ ấn pháp Bảo kiếm này của hành giả. Ấn pháp này rất oai hùng. Nếu có loài thiên ma ngoại đạo nào không tuân phục ấn pháp, hành giả có thể trừng phạt ngay bằng Bảo kiếm này.

51. Ba da ma na

Ba da ma na có ba ý: Thứ nhất là “danh văn” nghĩa là tên của hành giả được lưu truyền khắp mười phương thế giới. Nghĩa thứ hai là “Hỷ xưng” là mười phương thế giới đều vui mừng khen ngợi công đức của hành giả. Thứ ba là “thành danh”, “nhất thiết nghĩa thành tựu”. Có nghĩa là mọi danh tiếng, mọi công hạnh đều được thành tựu thật nghĩa và rốt ráo.

Đây là Bảo tiễn ấn pháp. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này thành tựu sẽ liền gặp được thiện hữu tri thức.

52. Ta bà ha

Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

Ta bà ha. Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

53. Tất đà da

54. Ta bà ha

55. Ma ha tất đà da

56. Ta bà ha

Chữ Tất đà da có năm nghĩa: Thứ nhất là “Thành tựu đốn kiết”. Thứ hai là “thành biện”. Thứ ba là “thành lợi”.Thứ tư là “nhất thiết nghĩa thành tựu” và thứ năm là “sở cung xưng tán”.

Thành tựu đốn kiết nghĩa là khi sử dụng thần chú này, thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả liền tức khắc (đốn) được an lành (kiết), toại nguyện.

Có người hỏi: “Tại sao tôi cũng trì chú Đại Bi, mà không được toại nguyện tức thì”? Vì sự trì niệm chú Đại Bi đòi hỏi phải có sự tương ứng từ nỗ lực dụng công. Nếu không có sự nỗ lực hành trì tương ứng, thì sẽ không có sự thành tựu. Nếu có sự cảm ứng, dung thông thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu.

Tất đà dạ còn có nghĩa là “thành biện”. Nghĩa là hành giả làm bất cứ việc gì thì kết quả đều đạt được viên mãn.

Cũng gọi là “thành lợi” là vì mọi việc làm đều được thành tựu lợi ích.

Nhất thiết nghĩa thành tựu có nghĩa là làm bất kỳ việc gì cũng đều được thành tựu.

Sở cung xưng tán có nghĩa là mọi người đều đến khen ngợi, cung kính tán dương công đức của hành giả.

Ma ha tất đà dạ. Ai cũng đều biết Ma ha có nghĩa là lớn. Câu chú này có nghĩa là hành giả đạt được mọi sự nghiệp to lớn, thành tựu được công đức thù thắng và đạo nghiệp viên mãn. Trong mọi việc, hành giả đều đạt được sự thành tựu viên mãn cao tột.

Cả hai câu chú hợp lại Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà haBảo kinh thủ nhãn ấn pháp. Bảo Kinh là sự quý giá vô ngàn của Kinh điển, chính là Pháp bảo. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì sẽ đạt được lợi lạc vô cùng vô tận. Trong tương lai, trí tuệ và sức ghi nhớ của quý vị sẽ rất tinh anh. Nghĩa là có được khả năng “bác văn cường ký” – nghe nhiều, nhớ kỹ.

Ký ức của chúng ta thường hoạt động theo một lối riêng. Cũng như không thể nào đi nếu không có cây gậy. Sau khi đọc được điều gì, chúng ta không thể nhớ rõ ràng hết được. Chỉ khi nào cần cho sự học tập của mình, chúng ta mới lục lại tìm kiếm hay tra cứu lại những ghi chép. Tại sao trí nhớ của mình lại quá kém. Vì quý vị chưa từng hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp này. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này, quý vị sẽ đạt được sự hiểu biết thông tuệ và kiến thức rất đa dạng. Giống như Tôn giả A Nan, là đệ tử đa văn đệ nhất của đức Phật. Có thể nói Ngài A Nan đã hành trì Bảo kinh ấn pháp mà chẳng nghi ngờ gì. Ngài đã thành tựu ấn pháp này từ vô lượng kiếp rồi, nên khi nghe được điều gì, thì không còn quên nữa. Ngay cả Ngài có thể nhớ được những điều Ngài chưa từng nghe. Tại sao tôi nói như vậy? Vì Tôn giả A Nan ra đời cùng ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Như thế nên hai mươi năm trước, khi A Nan chưa xuất gia, thì những bài thuyết pháp của đức Phật Ngài A Nan chưa được nghe. Thế thì làm sao A Nan có thể kết tập toàn bộ Kinh điển sau khi đức Phật nhập Niết bàn? Vì A Nan được nghe các vị trưởng lão giảng lại những bài Kinh mà đức Phật đã thuyết từ trước, hoặc chính do đức Phật giảng lại cho A Nan nghe khi A Nan nhập định nên A Nan thừa biết rõ nguyên nhân của sự nhớ giỏi này là nhờ đã hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp thành tựu.

Có người hỏi tôi: “Làm thế nào để có được trí nhớ tốt?” Câu trả lời đơn giản là hãy hành trì Bảo kinh ấn pháp. Những người nhớ được Kinh rõ ràng là có duyên với ấn pháp này.

Ở trong đồ hình mạn đà la, đây là ấn pháp Bồ tát phóng quang. Ngài phóng ra hào quang và tay cầm một tràng phan màu đỏ. Toàn thân Bồ tát phóng ra những luồng hào quang sáng chói biểu tượng cho sự khai mở trí tuệ, sự cường ký, trí lực đa văn quảng kiến và công đức thành tựu viên mãn.

57. Tất đà du nghệ

58. Thất bà ra dạ

59. Ta bà ha

Tất đà. Hán dịch là “thành tựu lợi ích”.

Du nghệ. Hán dịch là “Vô vi” hay còn gọi là “hư không”.

Thất bàn ra dạ. Hán dịch là “Tự tại”. Đây là Bảo hiếp thủ nhãn ấn pháp. Hành giả thành tựu ấn pháp này có thể sử dụng lấy tất cả các thứ châu báo ẩn giấu trong lòng đất để làm lợi ích cho chúng sanh. Ý của câu chú này nói rằng ở nơi thể tánh mà thường được tự tại và thành tựu vô lượng công đức.

60. Na ra cẩn trì

61. Ta bà ha

Na ra cẩn trì. Hán dịch là “ái hộ” nghĩa là thường nỗ lực bảo bọc che chở tất cả chúng sanh. Câu chú này cũng mang ý nghĩa đại Từ Bi.

Đây là Bảo bình thủ nhãn ấn pháp.

62. Ma ra na ra

63. Ta bà ha

Ma ra. Hán dịch là “Như ý”

Na ra. Hán dịch là “Tôn thượng”.

Đây là Quyến sách thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng mang lại sự an vui như ý đến cho hành giả, khiến cho các thứ bệnh tật, chướng nạn đều được tiêu trừ.

Quyến sách thủ nhãn ấn pháp có rất nhiều diệu dụng. Hành giả có thể kết một sợi dây ngũ sắc rồi hành trì quyến sách ấn pháp vào sợi dây ấy. Thành tựu rồi thì khi phóng sợi dây này ra, các loài yêu ma quỷ quái, ly mỵ vọng lượng đều bị trói chặt. Không thể nào chạy thoát được. Từ đó sẽ tìm cách giáo hóa cho các loài ấy hồi tâm hướng thiện. Đây là diệu dụng của ấn pháp này. Mới xem qua thì có vẻ bình thường nhưng công năng thật khó lường.

Trong đạo giáo gọi ấn pháp này là “Khổn tiên thằng”.

64. Tất ra tăng a mục khư da

65. Ta bà ha

Tất ra tăng. Hán dịch là “thành tựu – ái hộ”. Nghĩa là thường đem hết sức mình để bảo hộ che chở cho tất cả chúng sanh.

A mục khư da. Hán dịch là “bất không, bất xả”.

Bất không có nghĩa là hữu. Nhưng đây có nghĩa là diệu hữu.

Bất xả có nghĩa là “Bất xả nhất pháp”. Không từ bỏ một việc gì, phải thông thạo tất cả các pháp. Nên có câu kệ:

“Chân như lý thượng bất lập nhất trần.

Phật sự môn trung bất xả nhất pháp”.

Nghĩa là:

“Trên phương diện bản thể, lý tánh tức chân như, thì không cần lập một thứ gì nữa cả, dù chỉ là hạt bụi.

Nhưng về mặt sự tướng, có nghĩa là việc hành trì, tu đạo thì không được bỏ qua một pháp nào cả”.

A mục khư da còn có nghĩa nữa là “ái chúng, hòa hợp”. Nghĩa là thương yêu, hòa hợp, thường cứu giúp tất cả chúng sanh.

Câu chú này còn có nghĩa khác là trong tự tánh của mỗi chúng sanh đều có đủ tánh tự tại và tánh công đức thường vẫn tròn đầy.

Đây là Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì ấn pháp này thành tựu, hành giả có thể tránh được nạn tù tội, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ mọi lúc, hành giả đều không bị vướng phải các chướng nạn về quan quyền nữa.

Quý vị sẽ hỏi: “Nếu tôi tu tập ấn pháp này, liệu tôi có thể phạm pháp mà vẫn không bị bỏ tù hay sao?”

Không! Là Phật tử, quý vị không được phạm pháp. Nếu quý vị đã thông hiểu Phật pháp và phát tâm tu học Phật pháp rồi, thì làm gì có chuyện phạm pháp nữa? Còn nếu quý vị làm chuyện phạm pháp, tất nhiên phải bị bắt và ở tù.

Tuy nhiên, đôi khi có những người vô tội bị bắt ở tù. Đây là vì họ chưa bao giờ tu tập Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp này.

66. Ta bà ma ha a tất đà dạ

67. Ta bà ha

Như quý vị đã biết, thế giới chúng ta đang sống là thế giới Ta bà. Ta bà có nghĩa là “kham nhẫn”. Còn được dịch là “nhẫn ái”. Còn dịch là “Thiện thuyết, thiện đáo”.

Kham nhẫn có nghĩa là chúng sanh như chúng ta khó có thể chịu đựng nổi những sự thống khổ ở cõi giới Ta bà này.

Nhẫn ái có nghĩa là chúng sanh thế giới Ta bà này không những có thể chịu đựng mọi khổ đau mà còn sanh khởi lòng thương yêu mọi loài nữa.

Thiện thuyết, thiện đáo nghĩa là, luôn luôn nói lời tốt đẹp, lợi ích khi ở trong thế giới Ta bà. Cùng khuyến khích mọi người hiện thân đến ở cõi giới Ta bà này.

Ma ha là lớn. Đây có nghĩa là pháp Đại thừa, tức là Bồ tát đạo.

A tất đà dạ. Hán dịch là “vô lượng thành tựu”. Nghĩa là tu tập pháp Đại thừa của hàng Bồ tát có công năng đưa hành giả đến bờ bên kia một cách rốt ráo và thành tựu vô lượng công đức.

Đây là Bồ đào thủ nhãn ấn pháp. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này thì trong miệng hành giả thường có vị ngọt của nho, còn hơn vị ngọt của đường. Quý vị hãy chú ý điểm này, trong khi hành trì ấn pháp này mà thấy trong miệng có vị ngọt nghĩa là bắt đầu có sự cảm ứng. Khi thành tựu ấn pháp này rồi, khi quý vị có trồng trọt các loại nông sản, ngũ cốc, thì sâu bọ côn trùng không thể phá hoại mùa màng của quý vị. Còn các loại cây ăn quả như cam, đào, hạnh, lê, … sẽ sinh trưởng rất nhanh và có vị ngọt khác thường. Công năng của Bồ đào ấn pháp này rất lớn và sự thành tựu của pháp Đại thừa là vô lượng vô biên.

Tất la tăng a mục khư da. Ở trong đồ hình mạn đà la là hình ảnh biểu tượng cho bổn thể của Dược Vương Bồ tát, người đã dùng vô số phương tiện, dược liệu để chữa bệnh cho chúng sanh.

Ta bà ma ha a tất đã dạ ta bà ha là bổn thể của Bồ tát Dược Thượng, người cũng thường dùng vô số phương thuốc để chữa lành bệnh cho chúng sanh.

68. Giả kiết ra a tất đà dạ

69. Ta bà ha

Giả kiết ra a tất đà dạ. Hán dịch là “Kim cang luân”. Còn gọi là Kim cang Bạt chiết la. Kim cang luân này có hình tròn nhưng có khác so với Kim cang luân khác. Câu chú này còn có nghĩa là “Hàng phục oán ma”. Khi trong tâm luôn luôn sinh khởi xung khí và bất bình thì gọi là ma. Khi ấy họ thường phê phán mọi điều. Họ nói “Chư Phật thường làm những việc sai trái, cho đến hành Bồ tát, A la hán, chư Thiên, Diêm Vương cũng đều như thế”. Họ phản đối kịch liệt và hằn học đối với tất cả mọi điều. “Tất cả đều là tà vạy”. Họ giống như kẻ cuồng si, chẳng để ý gì đến pháp luật nữa. Họ luôn xung khắc với toàn cả thế gian. Trong nhân gian gọi loại người này là điên cuồng. Trong hàng quỷ thần thì hạng người này được gọi là Ma. Nộ khí của loài ma oán này thường xôn g khắp cõi Trời. Nó thường giận dữ: :Ai cũng đều quá vô lễ với ta!”. Hoặc nó nói: “Phật hả? Ta sẽ đánh bại ngay. Bồ tát hay A la hán ta cũng hạ gục luôn. Còn loài người, ta sẽ ăn thịt hết. Ma quỷ thì ta sẽ chà nát dưới gót chân. Ta sẽ xé nát thân chúng ra cho đến chết!” Oán khí loại ma này thật ghê rợn.

Đây là Bạt chiết la thủ nhã ấn pháp. Với Kim cang luân, hành giả có thể đập tan các loài thiên ma ngoại đạo, quỷ thần thành từng mảnh vụn. Bất luận đó là loại ma nào, nó đều bị thu phục và vâng lời khi hành giả dùng Kim cang luân để thi hành ấn pháp này. Ma oán sẽ cung kính đảnh lễ hành giả và thưa: “Con nguyện quy phục ấn pháp. Nguyện theo mọi quy luật, không dám xâm hủy”.

Kim cang luân ấn pháp không những chỉ có công năng hàng phục thiên ma ngoại đạo, mà còn có công năng phát ra âm thanh chấn động. Đạo giáo gọi âm thanh này là “Ngũ Lôi Oanh Đảnh”.

Sấm sét vốn thường phát sinh từ trên Trời, nhưng các Đạo sĩ Lão giáo có thể phóng ra tiếng sấm từ lòng bàn tay khi họ kết một loại ấn gọi là Chưởng tâm lôi. Tiếng sấm sét vang ra khiến cho thiên ma bị chấn động, thậm chí còn có thể khiến thịt da nó bị tan tành từng mảnh.

Khi giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tôi có nói về một người bạn thân, có khả năng sử dụng được ấn pháp này. Khi quý vị hành trì thành tựu ấn pháp này rồi, thì sấm sét sẽ vang rền khi quý vị sử dụng ấn pháp và tiếng vang của nó sẽ hàng phục được tất cả các loài ma oán.

A tất đà dạ. Hán dịch là “Vô tỷ thành tựu”. Hành giả trì chú này sẽ được thành tựu công đức rất lớn; không có gì so sánh được, cho nên mới khiến cho các loài ma oán đều quy đầu phục thiện.

70. Ba đà ma yết tất đà dạ

71. Ta bà ha

Ba đà ma. Hán dịch là “Hồng liên hoa”.

Yết tất đà dạ. Hán dịch là “Thiện trắng”.

Hồng liên hoa này là siêu việt tất cả mọi loài và thành tựu vô lượng công đức. Khi quý vị tu tập Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp này thành tựu rồi, nếu quý vị muốn sanh ở cõi Trời thì ước nguyện ấy rất dễ thành tựu như ý.

72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ

73. Ta bà ha

Na ra cẩn trì. Hán dịch là “Hiền thủ”.

Hiền là thánh hiền.

Thủ là giữ gìn, canh giữ hộ trì.

Bàn đà ra dạ dịch nghĩa là Quán Thế Âm, Quán Tự Tại.

Đây là Thí vô úy thủ nhãn ấn pháp mà Bồ tát Quán Thế Âm thường dùng để cứu độ chúng sanh, giúp cho mọi loài không còn sợ hãi trong mọi lúc, mọi nơi.

74. Ma bà lợi thắng yết ra da

75. Ta bà ha

Ma bà lợi thắng. Hán dịch là “Đại dõng”, cũng dịch là “anh hùng đức”, nghĩa là đức hạnh của bậc đại anh hùng. Bồ tát Quán Thế Âm cũng được gọi như thế.

Yết ra da. Hán dịch là “sinh tánh” hoặc là “bổn tánh”. Nghĩa là tự tánh bản hữu của chúng sanh vốn sẵn có đức hạnh của bậc đại anh hùng. Đức hạnh của đại anh hùng chính là do hành trì Tổng nhiếp thiên tý thủ nhã ấn pháp, ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ma oán không chỉ ở thế giới này mà khắp cả đại thiên thế giới.

Hành giả tu tập ấn pháp này nên biết đây là ấn pháp quan trọng nhất trong tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Vì khi hành trì ấn pháp này, thì tất cả bốn mươi hai ấn pháp kia đều có đủ trong ấn pháp này.

Quý vị có thể thắc mắc: “Thế thì tôi chỉ cần hành trì một ấn pháp này thôi cũng đủ, chẳng cần hành trì bốn mươi mốt ấn pháp kia nữa”.

Nếu quý vị lười biếng thì cứ làm. Nếu không phải là kẻ lười biếng, thì nên hành trì tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Mặt khác, quý vị muốn làm kẻ lười biếng và thích tu tập để trở thành một vị Bồ tát lười thì cứ tu tập ấn pháp cuối cùng này trong bốn mươi hai ấn pháp kia. Sẽ phải mất khá nhiều thời gian mới thành tựu được. Tuy nhiên, vì quý vị là người lười biếng nên sẽ không được thành tựu sớm là điều hiển nhiên. Thế nên các pháp đều là bất định. Nếu quý vị không muốn trở thành một vị Bồ tát lười, quý vị sẽ chẳng bận tâm thời gian lâu hay mau để tu tập các ấn pháp này.

76. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da

Câu này đã được giảng rõ ở phần đầu Kinh văn rồi. Nhưng có trường hợp quý vị bị quên, nên tôi sẽ giảng lại lần nữa. Những người tuy có nhớ, nhưng không được rõ ràng, nghe lại lần này sẽ được rõ thêm. Những người đã nhớ kỹ rồi, nghe được một lần này nữa lại càng hiểu sâu hơn.

Nếu tôi giảng chưa rõ, quý vị cứ hỏi tôi ngay tức khắc, vì cách tôi giảng Kinh hoàn toàn khác với các Pháp sư. Tôi không dùng tài liệu hoặc các luận giải.

Nam mô có nghĩa là “Quy y”. Quy y gì? Con xin uy y Tam bảo.

Hắc ra đát na có nghĩa là “bảo”: quý báu.

Đá ra dạ dịch là “Tam”: ba

Toàn câu nghĩa là con nguyện quy y Tam bảo. Con nguyện đem cả thân tâm tánh mạng để quy y. Như những Phật tử tại gia đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Đó là quy y Tam bảo.

Quy y Tam bảo tức là quy y với toàn thể chư Phật trong ba đời, khắp cả mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng tức là quy y với tất cả pháp trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng chính là đem hết thân tâm tánh mạng quy y với tất cả các bậc Hiền thánh tăng trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới.

Hư không, chẳng bao giờ cùng tận. Tất cả các cõi nước đều nằm trong pháp giới này. Có tất cả mười pháp giới, trong đó bốn cõi giới của các bậc Thánh Hiền và sáu cõi giới của chúng sanh phàm phu. Bốn cõi giới của bậc Hiền Thánh là: Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác.

Sáu cõi giới phàm phu là: Trời, người, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.

Mười phương là: Bắc, Đông, Nam, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, đó là tám. Thêm phương trên và phương dưới tất cả là mười.

Ba đời là quá khứ, hiện ại, vị lai. Chúng ta quy y với Phật bảo trong suốt khắp mười phương ba đời. Những lời đức Phật dạy được gọi là Pháp bảo. Tam tạng Kinh điển được diễn đạt qua mười hai phần Kinh văn (bộ Kinh). Tất cả Kinh điển do đức Phật nói ra được gọi là Pháp bảo. Pháp bảo không chỉ hiện hữu và lưu hành trong nhân gian mà còn lưu hành khắp cả hư không và pháp giới.

Khi nào quý vị có được ngũ nhãn, lục thông rồi thì quý vị mới thâm nhập được vào chân Kinh. Có nghĩa là quý vị đọc được “vô tự chân Kinh”. Trong hư không, bất kỳ lúc nào thích, quý vị đều đọc được chân kinh mà không cần hở môi. Lục Tổ đã từng nói:

“Khi mê Pháp Hoa chuyển

Khi ngộ chuyển Pháp Hoa”.

“Vô tự” không có nghĩa là Kinh không có chữ. Mà chính là hàng phàm phu không thấy được chữ. Tuy nhiên, khi quý vị nhìn sâu vào hư không, quý vị có thể thấy được chư Phật đang tụng Kinh. Một số vị đang tụng Kinh Pháp Hoa, một số vị đang tụng Kinh Thủ Lăng Nghiêm và một số vị khác đang tụng Kinh Hoa Nghiêm. Chư Phật đều đang tụng Kinh và trì chú như thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Chư Phật luôn luôn hành trì các thời khóa tụng ấy. Nhờ thế nên Pháp bảo được hiện hữu và lưu truyền suốt khắp tận hư không pháp giới.

Chúng ta cũng quy y Tăng bảo suốt cả ba đời, cùng tận hư không pháp giới. Thành phần nào tạo thành Hiền Thánh Tăng? Chính là các đại Bồ tát, các đại A la hán, các đại Tỳ kheo tăng.

Đá ra dạ có nghĩa là “tam”: ba. Chúng ta quy y với Tam Bảo trong suốt mười phương, ba đời cùng tận hư không pháp giới.

Da có nghĩa là “đảnh lễ”. Là quy y và cung kính đảnh lễ trước Tam Bảo.

77. Nam mô a lị da

Nam mô. Hán dịch là “quy y”.

A lị da. Hán dịch là “Thánh giả”, cũng có nghĩa là “Thánh Hiền”. Câu chú này thể hiện sự quy y với tất cả các Hiền Thánh Tăng.

78. Bà lô kiết đế

Bà lô kiết đế. Hán dịch là “quán”.

79. Thước bàn ra da

Thước bàn ra da. Hán dịch là “tự tại”. Toàn câu Bà lô kiết đế thước bàn ra da có nghĩa là Quán Tự Tại tức là Bồ Tát Quán Thế Âm.

80. Ta bà ha

Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

81. Án tất điện đô

Nay phần kinh văn của thần chú đã được tụng rồi. Tiếp theo là phần chân ngôn. Thông thường có chữ Án luôn luôn dẫn đầu cho phần chân ngôn này. Nên chữ Án mang ý nghĩa “dẫn sinh nghĩa”.

Tất nghĩa là “thành tựu”.

Điện đô. Hán dịch là “ngã giới” là đạo tràng, lãnh thổ, cương vực của mình đã được kiết giới thành tựu. Phạm vi kiết đại giới là 800 do tuần (yojanas) và trung giới là 600 do tuần. Trong phạm vi đã được kiết giới này, hành giả thường được an lạc và yên tịnh, tất cả mọi công đức đều được thành tựu và bản nguyện đều được như ý.

Chẳng hạn như khi tôi đã kiết giới đạo tràng trong phạm vi địa hạt San Francisco (Cựu Kim Sơn) thì trong toàn bộ vùng này sẽ không xảy ra động đất hoặc những thiên tai khác. Vì các vị hộ pháp, thiện thần đều phải hộ trì cho nguyện lực của đạo tràng được thành tựu.

Phạm vi và ý nghĩa kiết giới lớn làm sao! Một hạt vi trần cũng rộng lớn bao la rồi. Vì một hạt vi trần của hành giả là bao hàm vô lượng vi trần vô lượng thế giới, và vô lượng vi trần trong thế giới cũng chỉ hàm ẩn trong một vi trần. Vì vậy, nếu một vi trần hoại diệt thì vô lượng vi trần đều hoại diệt. Một hạt vi trần tồn tại thì vô lượng vi trần cũng tồn tại. Đó là sự vi diệu của sự kiết giới.

82. Mạn đà ra

Mạn đà ra. Hán dịch là “đạo tràng”, cũng dịch là “Pháp hội”. Nghĩa là đạo tràng của hành giả nhất định phải thành tựu. Pháp hội của hành giả nhất định phải thành tựu.

83. Bạt đà da

Bạt đà da dịch là “Toại tâm viên mãn”. Chẳng hạn như khi tôi muốn một vi trần kh6ng hoại thì nó sẽ không hoại. Nếu tôi muốn tất cả các vi trần không bị tan hoại thì các vi trần ấy sẽ kết hợp lại với nhau. Khi tôi niệm Án, tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha với tâm nguyện sẽ không có nạn động đất xảy ra ở San Francisco (Cựu Kim Sơn), hoặc nếu có nạn động đất lớn thì nạn ấy biến thành nhỏ, nạn nhỏ thì biến thành không có. Nhờ vậy nên không có nạn động đất, không có ai sợ hãi. Thế nên gọi là sự thành tựu. Tùy theo tâm nguyện mà đều được như ý (toại tâm viên mãn). Nếu quý vị có niềm tin chí thành, thì thấy rất là màu nhiệm. Còn nếu quý vị không tin, là vì quý vị chẳng thích thú gì với những điều mầu nhiệm như trên.

84. Ta bà ha

Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

“The Great Compassion Heart Mantra”

Namo Avalokitesvaraya Bodhisattvaya

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Hồi ký tháng 10: lí do hoảng sợ cuối cùng cho những thay đổi cuộc đời tôi.


Đầu tháng 10 là những ngày tôi bắt tay vào việc tổng kết một số điểm chính về những bức tượng tôi đã sưu tầm hơn 10 năm qua những dịp đi công tác trong và nước ngoài.

1. Vòng 108 hạt xá lợi – Ngày tôi tham gia lễ Truyền Thọ, Quy Y Tam Quy, 8/2007 – KLCC Malaysia

– Pháp sư Tịnh Không truyền thọ giáo cho tôi và 3.000 người, với 50.000 người qua mạng với những lời đẹp ý hay:

o Cảm ứng thiên.

o Thọ Ngũ giới

o Thập thiện nghiệp đạo

– Tôi đã đi học ngược lại với những gì mà những người tu hành đã làm đó là:

o Học tiểu học: bậc tiểu thừa – học A hàm: 12 năm

o Học trung học: bậc trung thừa – phương đẳng 18 năm

o Học đại học: bậc đại thừa – bát nhã 22 năm

o Học sau đại học: bậc bồ đề – Pháp hoa – 25 năm

o Niết bàn: có thể vài phút – giờ – vài năm (tuỳ nghiệp báo) ?

– Tôi bị ảnh hưởng và cũng là theo đuổi nền văn hoá đa nguyên, đó là xã hội giáo dục khoa học của Phật giáo, không chỉ tin vào trí thiện viên mãn, có nhiều sự cống hiến vĩ đại trong giáo dục loài người. Chính vì lý do theo đuổi này mà đã hơn năm nay đi nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên:

o Thực hành khí công luyện tập Trường Năng lượng sinh học.

o Tập nhìn thấu thị, mở dần từng luân xa  (luân xa 6: góc tam giác với 2 mắt, 7: đỉnh bách hội, 3: trên rốn điều khiển thể Vía, 4: luân xa Tim điều khiển tốc độ bơm máu, 2: luân xa thận, 5: cổ điều khiển phế quản, 1: luân xa xương cùng điều khiển máu và xương hoạt động).

o Nhìn được ánh sáng Vàng (Hoàng đản) phát ra từ các vùng chấn thương của người thân. Tôi đã đọc cuốn “Bàn Tay Ánh Sáng” và luyện tập đến khi có thể nhìn được các thể “Vi tế” và “Hoàng đản” phát thành dòng sáng có màu “Óng ả” bằng thấu thị và đã dừng lại ở đây.

Tập hơn 2 tháng thì bắt đầu liên tục bị mất khả năng kiểm soát, sau khi đọc các kinh phật thì phát hiện bị nhiễm tạp niệm: ăn cá, uống rượu/bia, thuốc lá thì những chất đó làm mất ổn định và không điều khiển tâm trí tập trung được.

Tôi bắt đầu tập trung vào Yoga và Thiền định để tìm cách chữa  – một dạng tu hành của hành giả, điều khiển 3 thể di chuyển theo ý nghĩ tâm tưởng, vào ngày 1 tháng 8 tôi nhận được 2 kết quả kinh khủng sau:

o Nhìn và tiếp xúc được với vài người “Xưa” – thân thiết của mình, lúc đầu họ cũng sợ cái tôi đang cầm trên tay là ánh sáng Hoàng đản. Lúc đầu tôi cũng hoảng sợ và đọc niệm chú liên tục, họ dần nghe tôi đọc niệm chú.

o Những đêm choàng tỉnh dậy do không biết đóng mở luân xa, tự học và tự kiểm soát.

Tất cả đứng trên cao hoặc trong góc và hỏi tôi nhiều chuyện, tôi chỉ nói trong suy nghĩ của mình, chú tôi, cậu tôi, Bác đằng ngoại và cả Bà nội tôi. Tôi hẹn họ một ngày tới khi tôi chuẩn bị lễ tắm tượng phật.

Xin hãy niệm phật theo kinh: http://phatgiao.help24x7.net/1-QuiY_TamBao-ThoNguGioi

Đây là con đường tôi đã đi “Road map” xin bạn đọc lưu ý đừng đi theo nếu không đủ tự tin, và xin đừng ngã mạn quá khi có kiến thức cuộc sống mà đánh giá coi thường niệm phật, đọc kinh là một trong những phương pháp đơn giản hiệu nghiệm bao người đã chứng quả.

ConDuongPhatGiaoCuaToi

2. Bức tượng về Thần Shiva – New Delhi 4/2005

P1090156Người phụ nữ luống tuổi đã nói với tôi bằng tiếng Hin-đu pha chút tiếng anh, đây là vị thần may mắn cho những người lưu giữ tượng, vị thần có sức mạnh huỷ diệt sẽ làm cải tạo cuộc sống dân tộc Ấn và những người có niềm tin vào sức mạnh của người.

Tôi đã cảm nhận lại được cái gọi là Đạo Ấn Độ: tìm thấy cái “Chân Ngã” hay phát triển tinh thần “Thân Ái”.

Xin hãy niệm phật theo kinh: http://phatgiao.help24x7.net/2-Kinh_NhanQua-ThienAc

 

 

 

3. Bức tượng về Apsara Vũ nữ Chăm –  Pô-sha-nư, Bình thuận 6/2009

P1090152Người phụ nữ  trung niên đã giới thiệu tôi về nữ thần và cái nhìn của Cô về thế giới tâm linh:

Con người có 3 thể “thế giới tồn tại trong mỗi con người” tồn tại trong chính “Thể thức hiện tại” của mỗi người:

1. Thể xác (thế giới vật chất – nó tồn tại và phát triển được nhờ Đạo, thuyết ).

2. Thể vía (thế giới tâm linh – nó phát triển được nhờ Thiền định).

3. Thể trí (thế giới tinh thần – nó phát triển được nhờ có ý niệm – Phật giáo gọi là niệm phật – Tịnh độ).

Xin hãy niệm phật theo kinh:   http://phatgiao.help24x7.net/3-Kinh_VuLanBaoHieu

 

3. Bức tượng Phật Di Lặc – Thiền viện Trúc Lâm Đà lạt, 7/2008

Một vị hoà thượng trước khi đưa cho tôi bức tượng đã nói cho tôi một số điều, về sau tôi có tra cứu lại và ngạc nhiên vì nó chính xác, như vậy vị này theo phái Phật giáo “mật tông” ?

P1090159Tôi hợp cung số 7: 7 phần tinh 1 cung phần tử, 7 vị tinh cung là 7 con đường vận hạn và cũng là 7 đưc tính, nếu là theo đạo thiên chúa, tôi sẽ là tông đồ của Thánh Gio-an. Còn lại có 3 thể tôi có xu hướng kiểm soát chúng. Như vậy,Tôi là người có thiên hướng Âm nhạc và khoa học tự nhiên, có quan điểm sống “Sống thật với chính mình và không bao giờ chấp nhận sống trong sợ hãi”.

– Vị hoà thượng đã nói cho tôi biết thêm 7 cung và tôi thuộc cung nào:

o Cung 1: Sức mạnh ý chí, quan điểm mạnh mẽ, cương quyết.

o Cung 2: Thích lý luận, để ý kỹ lưỡng các v/đ, lựa chọn phương pháp hữu hiệu.

o Cung 3: Nghiên cứu kỹ lưỡng các thời khắc thuận lới nhất để thực hiện.

o Cung 4: Chỉ tin cái độc tôn, triết lý Khoa học.

o Cung 5: Nhậy cảm, thích hoạt động xã hội.

o Cung 6: Tin vào lễ giáo, theo đuổi niềm tin tôn giáo.

o Cung 7. Đức tính cẩn thận, bác ái, nghi lễ nghiêm trang đảnh lễ.

Xin hãy niệm phật theo bài kinh:  http://phatgiao.help24x7.net/5-Kinh_Dia_Tang

 

4. Bức tượng Phật bà – Quán thế Âm Bồ Tát – Chùa Niễu, Láng Trung, Hà nội 2/2011

Sư Bác Yến nói cho tôi những điều tôi chưa bao giờ biết về nghiệp thức và lương duyên của tôi đối với đạo Phật:

P1090162Ngày tôi nhận bức tượng là ngày: “Thiên văn – chiêm tinh” điều này là:

– Nghiệp báo ở kiếp trước, tôi có Thiên ý đó là Mãnh lực của Thể trí trong tôi.

– Bên cạnh đó, tôi có tập luyện Yoga và Khí công từ nhỏ do đó có thể dễ dàng tập Thiền định và mở luân xa tiếp nhận Vũ trụ năng lượng và lĩnh hội chúng.

– Tiềm thức của tôi có lực và tâm thức hướng đến vấn đề tâm linh và Phật giáo chính vì vậy, không ai mách bảo tôi, tôi cũng có thể tự mình Quy y, sám 6 căn, thọ ngũ giới … như là đệ tử của Phật với tinh thần học hỏi và tu hành với ý trí tự do, nó thể hiện rõ tiềm thức kiếp trước Tôi có luân hồi Tu hành, có mầm thiện, hành vi bác ái, có nhận thức thay đổi rất rõ ràng trong sự nghiệp về sau của tôi.

– Đường tử vi về học vấn trên bàn tay của tôi xuất hiện thêm đường thứ 3:

o Đường 1: Con đường Công nghệ thông tin.

o Đường 2: Con đường Công nghệ Vi sinh.

o Đường 3: giờ mới xuất hiện con đường Phật giáo và giáo dục.

– Đức tin “Nhân – Quả” của tôi thực sự đã có tuần hoàn vị trí theo các vì tinh tú, hoán đổi bình thường và thực sự đã ảnh hưởng đến nghiệp sau này của tôi.

– Tôi đã thực sự có “Phát tâm bồ đề” hay chưa ? Sư bác nói: tôi hợp với Thiên Ý vậy là tôi sẽ cải số Mệnh bằng nhiều hành vi hữu ích cho đời (xã hội, gia đình). Chính nhờ đó, tôi đã có những quãng đời sau này luôn “Tin tưởng chính mình” nghĩa là không lạc quan cũng không bi quan, luôn tìm ra sự “An vui tự tại”, thêm ý trí tự do nên Tôi luôn có niềm tin “Cải số mệnh , đẩy lùi mầm ác, đánh bật cái xấu, kể cả động lực của cái xấu, đẩy lùi sự tác động ngược của vị trí luân hồi Tinh tú”, làm ẩn mầm ác”…

– Tôi tin luật: “Nhân nào quả đó” ? đó chính là nghiệp lực tạo ra giống “Nhân” tốt/xấu nhờ có vận động theo vũ trụ, tôi cũng như mọi người vẫn tuần hoàn vũ trụ, tác động của Tinh tú hình thành lên “nghiệp quả” tốt /xấu. 

– Tôi đã biết Cung của mình (trong 7 cung trên), biết chân lý vẫn là duy nhất đó là: niềm tin Phật giáo,

Cung của tôi thuộc: Tin tưởng thanh cao, sự biến chuyển rõ nhất từ 1975 và thường là 25 năm cuối của một thế kỷ, từ năm 2000 trở lại đây, dần con người chúng ta không có ý thức được nguyên nhân, thế giới duy vật dần sụp đổ do tác độc kinh tế xã hội và thế giới tâm linh càng ngày càng nghiên cứu rõ ràng và xâu sắc hơn.

Xin hãy niệm phật theo bài kinh:  http://phatgiao.help24x7.net/6-Kinh_CauSieu

 

5. Bức tượng Hồ Chí Minh, Viện bảo tàng HCM , 8/2007, Hà nội.

Một ông già bán đồ lưu niệm nói với tôi:

P1090155Hiện nay đang là thể kỷ Cách mạng tâm hồn, sự tiến hoá về tâm linh rất nhanh chóng,

Tôi cũng có ghi nhận sau: “Những tác động xấu từ thế giới vật chất ngày càng tăng như: tin vào sự hưởng thụ vật chất tầm thường, tìm niềm vui và không tin đạo, dẫn tới ngày càng đau khổ vì sự phụ thuộc vật chất, xuất hiện nhiều vấn đề huyền bí Phương đông -> ánh sáng rực rỡ làm hé lộ Khoa học nhưng vẫn bị tác động bởi nối sống thực dụng Phương tây nó làm biến mất nhiều điều đặc biệt trong Huyền bí Phương Đông -> cuối cùng thì với quá nhiều đau khổ, con người lại đi tìm tinh thần trong “Đức tin”. Thay vì tìm hiểu 4 thế giới tồn tại trong chính con người mình”.

– Tự mình xét lấy mình, hãy dẹp bỏ cái áo đang khoác trên mình và ngày càng dày lên, cái áo “Ngã mạn”  cái tôi ích kỷ: công danh, ngã mạn, ham muốn,  hãy sống và thành thật với chính mình.

– 1 con người phát triển cả 7 cung = 7 tính cách sẽ trở lên hoàn thiện, dĩ nhiên chúng ta đều là bất toàn, chỉ có Chúa mới là người thập toàn.

– Ví như khi con người bị bệnh, cố chữa và khỏi bệnh , khi khỏi bệnh lại quên đi nguyên nhân bệnh hoạn, sau này bị bệnh lại thì không nhớ.

Vậy ra, những thứ quên quên nhớ nhớ đó là do không có tâm, không phát ra từ tâm nên sẽ có kết cục luẩn quẩn như vậy.

– Mọi thứ phải chinh phục bằng lòng thương cao cả, con đường giải thoát , nỗ lực bản thân để vượt ra khỏi tư tưởng đau khổ.

– Những suy nghĩ ngược lại chỉ là: 

Trốn thoát khỏi thực tại của chính con người mình khi gặp khó khăn, ước vọng nông cạn, cố gắng ảo tưởng, uống rượu để xua đuổi thực tại, ước vọng thấp hèn, sự tranh chấp nội tại, quan điểm chứa quá nhiều thành kiến, mất đi khả năng sáng tạo, nhậy cảm, rung động trước cái đẹp, chỉ còn là dục vọng thấp hèn, không có sự chiêm ngưỡng cái đẹp kiểu Chúc phúc vì người và cảnh vật đẹp mà chỉ là sưu tập chúng, muốn sở hữu chúng, trói buộc chúng.

 

6. Bức tượng Phật Di lặc, nhà sách Minh Khai, 9/2008, HCM

P1090160– Tôi tự nghĩ rằng: ta đang cần đạt tới tâm trạng & thâm tâm an lạc, đạt tới cái chân ngã, hạnh phúc chính là phải vượt lên trên lỗi sợ hãi, thoát ra khỏi sự đau khổ.

Ví như vào nhà hàng muốn ăn món ngon nhưng bạn đang là tầng lớp nghèo thì phải nhìn kỹ thực đơn chọn món có giá tiền thấp, nếu không có Thực đơn đề giá thì tự động ra khỏi nhà hàng (“câu chuyện nghèo năm 1980-1998 tránh sự cố”),

– Sau khi vươn lên được tầng lớp Trung phú thì tôi vào nhà hàng ung dung hơn, xem Thực đơn chọn món nếu không xem Thực đơn thì cũng không thể tuỳ tiện gọi món được, vẫn rất có thể bị vượt tiền có trong ví (lúc đó thì không thể có tâm trạng an lạc được).

  Xin hãy niệm phật theo bài kinh: http://phatgiao.help24x7.net/8-Kinh_VoLuongTho

 

 

7. Bức tượng Phật tổ Như lai đang toạ thiền: Nhà sách NVC, 7/2012, Hà Nội.

P1090163– Tôi tự nguyện cầu và phát nguyện đời đời theo chân người để làm đúng, giúp đỡ , giáo dục con người có niềm tin , đức tin đạo đức, nhận thức được Phật pháp & kiến thức yêu thương, tôn kính và bác ái.

– Để được gì ở đời này, đời sau? đó là Ý nghĩa cuộc sống đẹp, giúp con cháu mình có giáo dục Phật giáo.

– Tôi trợt nghĩ: vậy những đứa trẻ Ốm yếu là do không được lo đủ lòng yêu thương của Cha mẹ, chứ không chỉ là thiếu dinh dưỡng vật chất mọi người thường nghĩ.

 

Xin hãy niệm phật theo bài kinh: http://phatgiao.help24x7.net/7-Kinh_ADiDa

 

 

4. Bức tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Vịnh Nghiêm, Bắc Ninh, 6/2005.

DuocSuLuuLyQuangVuongPhat– Đây là cách mà tôi hiểu, rồi tôi và những người khác đều phải chuẩn bị làm không sớm thì muộn đó là “Di chúc trước khi đi xa”.

– Tôi viết sẵn sơ lược di chúc cho chính tôi ngay từ những tháng ngày này “tuổi nửa đời người trước khi về với cõi Phật”.

1. Cầu nguyện và niệm phật để cho người mất thâm tâm an lành.

2. Hoả táng để không còn luyến tiếc cái thân xác ở cõi Ta bà này.

3. Phát nguyện trọn đời Thiên ý theo Phật.

4. Sống muôn đời chọn vẹn giữ gìn hạnh phúc cá nhân và bao người xung quanh mình, sống chân thực mọi lúc, mọi nơi để có thể kết nối giáo dục tư tưởng giữ gìn đạo đức muôn đời.

5. Nếu mắc bệnh hiểm nghèo thì phải rèn luyện chính mình, theo đuổi quy luật sống theo tự nhiên, phương pháp chữa bệnh hoàn toàn vứt bỏ “bệnh Tâm”, tiền tài, nhà cửa, sự vô thường ở đời, lo tu dưỡng, loại bỏ dục vọng, tham lam, sống lệch lạc mất đi cân bằng với trạng thái tự nhiên “con người phải hiểu biết chính mình, trở về với chính con người thật, làm chủ cảm giác, ăn ít, uống nước suối loại bỏ độc tố trong người, tim đập chậm lại làm thận nghỉ ngơi”.

6. Tìm hiểu và tu hành sâu sắc Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật dậy trong Kinh: đó là ăn lạc, ăn vừng giúp dạ dày loại bỏ độc tố, tập yoga làm cho Vô cầu, vô niệm mọi thứ trở về tự nhiên.

Xin hãy niệm phật theo kinh: http://phatgiao.help24x7.net/4-Kinh_DuocSu

 

10. Tượng bà Quán thế Âm Bồ tát đứng tay cầm bình nước Cam lồ, 8/2012.

a. Ngày 24/10 tôi gặp bà nội tôi trong một buổi niệm phật, câu chuyện như sau:

P1090164Tôi điều khiển thể vía đến nơi mộ dòng họ Lê nhà tôi ở Quảng Yên, Quảng Xương, Làng Bình Yên.

Bà tôi bảo: “bữa trước con cầu siêu cho 2 chú và bố con rồi, giờ con cần cầu siêu cho Bà để bà siêu thoát nhé !”

Tôi chỉ kịp có dạ vâng, nước mắt trực trào ra khoé mắt. Bỗng như có một dòng điện chập vào người, mắt tôi chỉ còn thấy 1 màn đen và 2 chấm xanh di chuyển rồi chập vào nhau, vậy là thể xác tôi đã bị 1 người nào đó nhập vào hoặc đứng gần đó chặn thể vía của tôi.

Tôi (thể xác) vung tay vung chân như muốn xua đuổi vật gì đó, còn thể vía thì đang cố quay về với thực tại để nhập vào thể xác, tôi chỉ cảm thấy rốn mình đau nhói (nó là dấu hiệu không thể vào được).

b. Một dọng cười khà khà, tôi đoán tầm 60 tuổi văng vẳng trong vùng tối của thể vía, tôi bất giác hoảng sợ thực sự. Tôi nghĩ rằng thể xác kia đang có ai đó (chắc chắn giỏi hơn mình nhiều mới có thể nhập vào mình và đang nói với mình bằng suy nghĩ).

c. Tôi cố trấn tĩnh bằng cách nhẩm niệm phật tên 84 vị Bồ tát và niệm Nam Mô A Di Đà Phật vì nhớ rằng tất cả linh hồn đều biết nghe kinh phật, cho dù ít nhiều. Vậy là tâm chí tôi đổ dồn vào đọc niệm phật. Tiếng cười đó vẫn cất lên, tôi đoán người này cũng theo đạo Phật…

d. Ngày nào, khoảng 12h đêm tôi cũng để bên tai nghe bằng Nokia các bản Kinh niệm phật, lúc này tôi cố hết sức điều khiển tay trái (tay trái lúc đó có cảm giác bồng bềnh, như bị tiêm thuốc tê, và mọi thứ cứ từ từ di chuyển có lẽ phải mất chừng 15 phút tôi mới điều khiển tay trái và bấm nút bật Play list bản: kinh Sám 6 căn cho Quy y tam bảo, thọ ngũ giới, vừa đủ tôi nghe thì tiếng cười có vẻ bé đi chút ít, tôi đoán người này cũng Quy y tam bảo rồi.

e. Tiếng người đó trợt vọng lại bên tai tôi, tôi hiểu ra, người này cũng đang luyện tập thể vía và vô tình tìm thấy tôi, nhưng chắc chắn đẳng cấp và thời gian luyện thiền của người này hơn hẳn tôi, ông ấy có tâm linh hoạt và thể trí hơn tôi bởi đường sáng từ thể vía trở về một chân trời hướng trỏ tây bắc sáng trắng đậm, bởi tôi bao giờ cũng nằm giường khác với người bình thường “Chân Bắc đầu Nam” tôi thì “Đầu Đông ghé bước đi tây”.

f. Một điều tâm niệm mãnh liệt vụt qua trí óc, lúc đó tôi chỉ kịp hình dung mình như đang là Tôn hành giả, một mình đang nói chuyện tâm thức với người này, còn 1 mình vụt theo đường chỉ sáng vía của người đó tới 1 ngôi làng, rồi hiện ra 1 cổng nhà ở đâu đó vùng Vân Nam hay Côn minh với kiểu nhà hình chữ U 3 tầng, cổng vào duy nhất, trên cổng đề “Pháp Tích Môn Không “. Vậy là đụng phải 1 vị Pháp sư Thiền đây.

g. Bỗng người kia cất tiếng suy nghĩ vẻ buồn buồn, không còn cười nữa.

Ông ta nói: “Tôi biết anh đang nghiên cứu vấn đề y học trong Phật giáo, tôi thấy anh nghe và niệm Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật trong 1 lần bị đau bụng do bị các Linh hồn đến viêng thăm”, bàn tay phải của anh để vào phía bụng bị đau khoảng 4 tiếng sau thì khỏi hẳn, anh có biết anh bị bệnh 2 hôm liền và rất nguy hiểm hay không?

Tôi ngạc nhiên đôi chút và hiểu rằng người này hoặc người thân của ông ta đang bị bệnh gì đó liên quan tới những vấn đề chứng nan y như: Gan, dạ dày, thận mà tôi là người có quan tâm nhiều tới những bệnh đó, thậm trí tôi cũng bị một số bệnh thể nhẹ trong đó. Tôi lại có quan điểm muốn biết và chữa trị thì mình phải có tính thực hành hoặc bị chính những bệnh đó thì về sau mới thấu hiểu và quyết tâm chữa bệnh đó được. Ông ấy nghe thấy lời giải thích của tôi “

Ông ta nói: đó là cái Tâm Ý , thiên ý và Khoa học thực tiễn trong tôi luôn đi cùng ý nghĩ của tôi.

h. Mọi việc trở nên dễ dàng hơn, tôi vụt hiểu ra, và bấm chuyển play list Kinh Dược Sư cho bài kinh được phát ra, tôi nghe được và thế là Ông ấy nghe được, ngay lúc đó hình thể vía của Ông ấy mờ dần, tôi hiểu là bài niệm này có “Tha lực Phật” rất mạnh mẽ để Ông ấy bớt tạp niệm cũng là tôi đề phòng mình không thể kiểm soát được tình hình.

Ông ấy nói 1 lời cuối tôi không nghe rõ nhưng cảm nhận được ý tứ như sau:

Ông ấy hiểu tôi nói gì, Tôi khuyên hãy niệm phật Kinh Dược Sư, giảm thời gian thiền định tịnh tiến, dành thời gian lo cho sức khoẻ bệnh tật chữa bằng phương pháp tinh thần Phật giáo sẽ có cơ hội mạnh khoẻ.

 

Lời kết:

  • Một ngày cuối tháng 10, càng ngày tôi càng giác ngộ ra được rằng “Cuộc đời cần giải thoát” mới giúp tôi tư duy rộng mở được, mọi việc đều không bị ràng buộc mới là sự hạnh phúc chân chính, vì tất cả đều tôn trọng giá trị thật của mọi sự vật.
  • Tôi cũng cảm nhận được sự may mắn trước những thế giới mà tôi đã, đang và sẽ đối mặt vì tôi đã niệm phật và quyết đi vào thế giới Tịnh độ, thanh tịnh.
  • Đáng nhẽ tôi sẽ kể câu chuyện ở mục 10. câu chuyện về lí do hoảng sợ cuối cùng cho đúng với tiêu đề thay vì giới thiệu các bức tượng sưu tầm 10 năm qua và dài dòng với lối trích dẫn, nhưng bạn đọc à tôi đã đưa vào đây lối giải thích về sợ hãi của chúng ta là do có ảo tưởng, chưa bao giờ thấy Cảnh giới mà mình sẽ đến, nên thường là sợ hãi, suy nghĩ tạp niệm. Nay tôi nhờ có Quán tưởng, nhất tâm niệm phật hàng ngày, niệm phật để có Tha lực phật, nhớ có xác định cảnh giới, nhờ có ghi nhận nhiều kết quả tu tập Tôi mới giám vượt qua các Cảnh giới, loại bỏ nhiều tạp niệm đã qua.
  • Tôi luôn có khái niệm “Cận tử nghiệp” nên rất hiểu người có trí tuệ nói câu: “Bạn hãy sống từng ngày như là ngày cuối cùng của cuộc đời” do đó mọi thứ  trong tôi luôn An Lạc, Thanh tịnh, Đề huề Giáo lý của phật tạo đủ phẩm hạnh, chứa chan yêu thương, Thần thức luôn chiếu sáng nhờ niệm Phật để về với cõi Phật.

Con đường cuộc đời của tôi đúng là đã thay đổi !

Xin hãy nghe cuốn sách mà tôi đã chọn làm kim chỉ nam giúp tôi đi đúng con đường tiếp theo:  http://phatgiao.help24x7.net/0-Vuotluanhoi_vaotinhdo 

Phat_nhulai

Tôi thệ nguyện đời này:

– Sẽ làm mọi phương tiện, phương pháp để giúp mọi người phát Bồ đề tâm và thành Phật.

– Sẽ truyền giáo lý, giúp mọi người mở tâm trí huệ, tu hành nhận thức và giác ngộ Phật tính trong chính con người họ.

– Giúp nhiều người đắc đạo, có cõi tâm thanh tịnh, Thuận duyên để tâm Tịnh độ.

– Giúp thâm tâm An lạc, giàu có cơ hội tạo nghiệp hạnh, thực hành cứu độ chúng sinh, tạo phúc đức cho con cháu sau này.

– Cơ hội Niệm phật để lắng nghe lời Phật dậy, có Tha lực Phật để nhẹ nhàng trước khi nhập Niết bàn.

Phat_A-di-da_NhapNietban

Tham khảo các Kinh sách Audio mà tôi đã sưu tầm và học hỏi thực hành hàng ngày:

http://phatgiao.help24x7.net/0-Vuotluanhoi_vaotinhdo 
http://phatgiao.help24x7.net/1-QuiY_TamBao-ThoNguGioi
http://phatgiao.help24x7.net/2-Kinh_NhanQua-ThienAc
http://phatgiao.help24x7.net/3-Kinh_VuLanBaoHieu
http://phatgiao.help24x7.net/4-Kinh_DuocSu
http://phatgiao.help24x7.net/5-Kinh_Dia_Tang
http://phatgiao.help24x7.net/6-Kinh_CauSieu
http://phatgiao.help24x7.net/7-Kinh_ADiDa
http://phatgiao.help24x7.net/8-Kinh_VoLuongTho

Ai cũng thuộc thế giới ham vui sợ khổ não, lão khổ, tôi thì đã từ bỏ nó bằng tâm cảm nhờ Phật giáo dậy, hướng tới sự thanh tịnh của tâm, tôi biết chặng đường tới còn nhiều khó khăn, nhưng luôn có kế hoạch, tìm tòi và tiếp thu giáo dục của Phật.

Bộ kinh tiếp theo tôi phải tìm và niệm phật: Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Pháp Hoa và Kinh Phổ Môn hồi 25, Kinh Bát Nhã Ba-la-mật-đa.

Nam Mô A-Di-Đà Phật !

Hồi ký tháng 9: Niềm tin đã có cơ sở, tôi cảm nhận được nhân duyên từ nhiều kiếp trước, lập hạnh nguyện để có đủ hành trang đi tiếp


1. Tôi đã có dịp đọc và nghiền ngẫm những tháng năm qua:

“Hành trang của hành giả niệm phật”. Chợt giật mình như tỉnh cơn mê bỏ lại hết những bâng khuâng tháng ngày qua:

Không nhẽ gần 40 năm qua, tôi đã cố gắng học hành cho bằng chúng bạn, trong khoa học, sinh học, hoá học, công nghệ điện tử máy tính, phần mềm, giải pháp … nó có nhiều điều vô lý thế sao ?

Không nhẽ nhận thức về khoa học, giáo dục mà xã hội ngày nay đã và đang dậy tôi, tôi cố gắng theo đuổi, lĩnh hội lại thấy nó nhiều viển vông, mơ hồ và kém thực tế vậy sao ?

2. Nhân ngày lễ chùa Tâm Giác Đà Nẵng.

3. Nhân dịp tìm được cuốn sách “Vượt luân hồi vào Tịnh độ”

– Khai sáng cho tôi con đường đi để thông giữa những tư tưởng khoa học – y học – Công nghệ – Kinh tế và Đời sống với những môn phái từ nhỏ tôi đã được luyện tập như Yoga – Thiền định – Khí công với Giáo dục Phật giáo.

Tôi xin trích  dẫn đoạn mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất trong cuốn: “Vượt Luân hồi vào Tịnh độ”:

Người tỉnh thức như thấy trước mắt ánh sáng vàng tươi nhuận, quyện tỏa bao trùm muôn vật, biến tất cả chung quanh lấp lánh lung linh một màu vàng kim dễ chịu, tựa như tia nắng buổi bình minh.

Pháp tu, niệm danh hiệu Phật, không chỉ ước nguyện xây dựng một thế giới tương lai cho chính cá nhân hành giả, mà còn nhân duyên xây dựng một nguyện lực độ sanh như Ðức Giáo chủ Phật A Di Ðà.

Có phải Thế giới Cực Lạc hiện hữu từ nguyện lực đại bi của Ngài! Vâng chính vậy, thì người nguyện sanh về Cực Lạc đã mặc nhiên thiết lập cho mình không khác Ngài vậy. Người đã vãng sanh tất nhiên không thoái chuyển tâm giải thoát, và do tâm bồ đề không thoái chuyển, lại đành bỏ mặc nơi mình đã từng đau khổ với muôn vàn chúng sanh !

Thật ra tất cả đều do tâm tạo; tâm tạo Ta Bà, tâm tạo Tịnh Ðộ; diệu dụng của Tâm thật khó nghĩ bàn. Thế giới Ta Bà là khổ, nhưng cũng có người vui sướng, thế giới Ta Bà là đau thương thù hận, nhưng ở đó đã xuất hiện biết bao vị Thánh nhân mà cõi trời phải mơ ước được gặp. Nhưng vì một ít Thánh nhân ví như đất dính vào tay của Phật Thích Ca, nên không thể nào tỉnh thức được tâm phiền trược của chúng sanh ví như đất đại địa. Thậm chí đến cả Ðức Phật là viên ngọc vàng, rực rỡ chiếu rọi khắp mười phương thế giới, còn chưa thể chan hòa rọi hết lượng số của chúng sanh đang phiền trược khổ đau (Phật có thể độ vô số chúng sanh chớ không thể độ hết chúng sanh).

Vậy thì tâm diệu dụng giải thoát, nhưng vẫn nằm sâu vào tiềm thức (A Lại Da) chân như, và nó phải được khơi dậy, phải được lay động mới trở về bản tánh chân như của nó, nghĩa là nó mới diệu dụng được sự tỉnh thức giác ngộ mà quay về Phật tánh, thành Phật không khác.

Bậc Giác ngộ rõ biết tâm diệu dụng nên quyết thị hiện vào cõi Ta Bà nơi đau khổ mà không ngại chướng duyên, để làm công việc khơi dậy tánh giác cho chúng sanh.

Thị hiện vào Ta Bà, như đi vào cõi mê tình, vọng thức điên đảo để làm sáng ra ánh sáng chân như, chân thức – và chúng ta thực hành niệm Phật là chuyển di tâm thức vào một thế giới thanh tịnh trang nghiêm, không khác gì ánh sáng chân thức, chân như Niết Bàn. Cho nên dù diệu tâm vô hình không chướng ngại nhưng, nếu ta không nhờ vào lời dạy của Phật Thích Ca và nguyện lực của Phật A Di Ðà ta vẫn mãi sống nơi mê tình của vọng thức dù ở thế giới này hay bất cứ nơi đâu. Do đó nên hiểu, thế giới thô phù ô nhiễm ở đây là do vọng thức điên đảo biến hiện ra mà thôi. Thế thì cầu sanh vào thế giới thanh tịnh là việc cụ thể, cho dù thế giới đó cũng là do diệu tâm sinh ra; nhưng đây là một việc tối quan trọng, vì nơi đó ta khám phá ra được diệu tâm của ta giống như diệu tâm của Phật Di Ðà không khác.

Như không tin, ta thử tìm diệu tâm A Di Ðà nơi đây có được không? Nếu có, thì kính xin chúc mừng hành giả đó, vì hành giả đã thành Phật tại đây! Nhưng xin thưa, vì hiện còn giáo Pháp Phật Thích Ca thì ta không thể nào thành Phật tại đây. Vậy ta chỉ thành Bồ Tát mà thôi. Nhưng lại xin thưa, Bồ Tát nơi đâu cũng phải cầu mong gần gũi đấng Ðại giác (Phật), để tiếp tục học hỏi mà thành Phật như tất cả bằng chứng trong các kinh, thời kinh nào cũng có vô số Bồ Tát tham dự. Vậy niệm Phật ở đây để thành Bồ Tát, sao không cầu niệm Phật sanh về Cực Lạc cũng là Bồ Tát, nhưng gần đấng Ðại Giác A Di Ðà có sướng hơn không!

Bây giờ người tỉnh thức đã an tâm vững chải, ổn thỏa nghi vấn cõi lòng, nên bắt đầu thiết lập hành trang cho việc Niệm Phật.

Có ba hành trang mà người tỉnh thức phải mang theo, cho đến khi về nơi Liên cảnh.

Thứ nhứt là Tín, thứ nhì là Nguyện và thứ ba là Hành

Hành trang thứ nhứt

Tín là niềm tin, tin vào một sự việc, sự kiện, vấn đề, là thật hay giả. Tín không đủ tiềm lực mạnh mẽ, tất việc làm không thể thành tựu như ý.

Người tỉnh thức đến đây, đã có đủ niềm tin. Không phải chỉ tin cõi Phật A Di Ðà là thật, người tỉnh thức còn tin: vũ trụ có hằng hà sa số cõi Phật ở mười phương đang hiện hữu và, đang diễn ra những diệu âm giải thoát, những diệu cảnh huy hoàng, những chân thức tuyệt đối, những chân như vô ngại và lìa khỏi ngôn ngữ diễn bày của chúng sanh.!

Ðiều cơ bản niềm tin đó sẽ không thay đổi cho đến khi hành giả niệm Phật sanh về cõi Phật, và chắc chắn khi sanh về đó, hành giả lại có niềm tin mãnh liệt hơn nữa! Vì sao ! Vì hành giả sẽ phát tâm vân du cúng dường chư Phật ở mười phương.

Bên cạnh niềm tin mãnh liệt tuyệt đối như vậy, người tỉnh thức lại giựt mình khi tin rằng vô số thế giới đang đau khổ cũng đã hiễn bày ra đó. Vì có thế giới tịnh ắt có thế giới ô nhiễm; có thế giới vui như Cực Lạc, hẳn có thế giới phiền hà đau khổ như sáu cõi luân hồi.

Ngay thế giới Ta Bà này, kẻ tỉnh thức phải hốt hoảng, khi mục kích những loài thú vật sống trong sự đe dọa đầy đọa của loài người, lại còn bị đe dọa với thiên nhiên vũ trụ. Ðau khổ nầy ập lên đau khổ khác. Chúng chẳng thể nào biết được, thế giới chúng đang ở, còn có thế giới loài người, là loài thông minh, hạnh phúc hơn chúng gấp triệu lần; nói cả triệu lần hạnh phúc, là ý nghĩa con người có cơ hội vươn lên những thế giới còn đẹp hơn vô số lần cõi Ta Bà nầy.

Dù với cặp mắt chúng, vẫn thấy loài sinh vật hai chân lạ lùng đang sai khiến mình, nhưng cái thấy vô trí (ví con số thông minh hết sức hạn hẹp) của loài súc sanh, chỉ biết giới hạn qua hiện tượng hình ảnh cử động mà thôi. Ôi thật tội nghiệp!

Nhìn chung lại, không một con vật nào mà không khổ trong cõi phiền trược nầy; dù là con vật nuôi trong nhà được cưng chìu hay được tự do bay, lội, chạy, nhảy giữa thiên nhiên. Nhưng có lẽ và chắc chắn, khổ đau nhất là chúng không thể nào biết được Phật pháp!

Nếu duyên lành nào, được chủ nuôi là người thực hành Phật pháp, rồi bố thí kinh cho chúng nghe thì con vật này quả là đại phước. Chúng sẽ kết được duyên đời sau; mặc dầu không hiểu lời kinh, nhưng do linh diệu, thần lực nhiệm mầu của kinh sẽ giúp chúng ghi nhận được. Tuy nhiên số con vật được như vậy, giống như một giọt nước nhiễu trên ngón tay so với nước đại dương.

Riêng con người, cảnh khổ hiện ra cũng lắm đau buồn, khiếp hãi !

Nỗi đau khổ về thân bệnh day dưa, khổ vì tật nguyền bất lực, khổ vì nghèo đói cơ hàn, khổ vì địa vị thấp kém, khổ vì thất học dại khờ, khổ vì tình cảm yêu thương, khổ vì tình thù dằn vặt, khổ vì ý nguyện bất thành và còn rất nhiều nữa. Những đau khổ nầy thuộc cả hai, thể chất và tinh thần. Ðây là cụ thể hiển hiện mà người tỉnh thức trực diện trải qua, chớ không phải nghe ai kể lại [1]

Như thế, cảnh giới Ta Bà này đâu cần đức Phật Thích Ca buộc chúng ta phải tin là khổ! Sự thật hiển nhiên này rõ ràng hiện chân ra đó! Tuy thế rõ biết nguyên nhân và tận nguồn gốc khổ chỉ có Phật mới rõ, nên dạy cho ta. Phật dạy rõ khổ phát xuất từ Tham, Sân Si, và cảnh giới ô nhiễm như vậy cũng từ duyên khởi của ba độc này.

Con người (chánh báo) thế nào hoàn cảnh (y báo) thế đó. Vì do một cộng nghiệp vọng thức Tham, Sân, Si khổng lồ nên kết thành một thế giới to lớn đủ chứa vô số những vọng tình ô nhiễm, rồi hình thành một thế giới dục (dục giới), là thế giới Ta Bà chúng ta đây.

Có thể nói bất cứ chúng sanh nào (trừ chúng sanh đã và đang chứng đạo giải thoát), mang hình thù chi, hễ ngụ ở Ta Bà là vọng tình ô nhiễm. Nhưng hỏi tại sao phải đủ loại hình chúng sanh?

Là vì nghiệp thức điên đảo, vì phiền não vô minh nên tạo tác vô số NGHIỆP, để quả báo hiện thành vô số hình tướng. Ðó là chân lý, là cảnh tượng sự thật trước mắt, mà ta vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng.

Thế thì sự thật nơi đây, thế giới này ta đã tin trăm phần trăm lời Phật dạy, thì cảnh giới Cực Lạc cũng do Phật nói ta lại há không tin!

Nếu Phật không xuất hiện, cái khổ Ta Bà nầy ta phải mù mờ chịu đau khổ mãi, mà chẳng bao giờ biết khổ là do đâu! Và dù biết khổ chăng nữa, ta chắc chắn cho rằng chỉ có loài người khổ, chứ không biết còn vô số chúng sanh khác còn khổ hơn ta – từ đó là nguyên nhân nghiệp sát chất chồng, để kết quả không bao giờ thoát lên cảnh giới tươi sáng huy hoàng được.

Ngày nay con người đang sống vào thời đại có thể nói hoàng kim của văn minh điện tử, thì việc củng cố niềm tin thế giới Cực Lạc lại dễ dàng hơn! Ðây há không phải đại duyên biết được pháp tu niệm Phật ở thời đại này!

Phải nói rằng dù thời tượng pháp nhiều người niệm Phật vững vàng được vãng sanh, nhưng niềm tin của họ chỉ đơn thuần tin Phật, mà khó giải thích Thế giới Cực Lạc bằng kiến thức văn minh thời đó. Do thế chỉ lấy sự tu hành làm chứng có thế giới Cực Lạc (tức là vãng sanh), riêng về phần lý giải khó được người tin. Với hiện nay, vừa lấy sự niệm Phật vãng sanh làm chứng, vừa lấy kiến thức xã hội con người ngày nay làm chứng.

Minh chứng kiến thức ngày nay là ngành thiên văn học.

Ngày nay nhìn lên bầu trời con người đã không thấy xa lạ như con người cách đây một ngàn năm; ngày nay con người có thể phóng phi thuyền lơ lững ở ngoài trái đất cả tháng trời để thám hiểm nhìn ngắm không gian vũ trụ; và ngày nay dưới mắt các nhà khoa học thiên văn, họ xem mặt trăng cũng chẳng khác gì một tỉnh lỵ ở không gian, có thể dụ lịch thường xuyên chẳng trở ngại gì. Sự kiện được như vậy là do con người đã lên thăm mặt trăng từ hơn ba thập niên qua ;[2] và so với kỷ thuật không gian ngày nay thì thời điểm đánh dấu vàng son đó chỉ là một chuyến đò nhỏ vượt qua con sông thật ngắn.

Ngày xưa con người cứ tưởng chỉ có thế giới này (trái đất) số một, còn lại tất cả chỉ là những hộ tinh (hành tinh phụ quay quanh theo) quay chung quanh; kể cả mặt trời cũng chẳng làm được gì!

Nhưng rồi chẳng bao lâu các Thiên văn gia khám phá ra sự thật, thế giới chúng ta chỉ là một trong nhiều thế giới giữa vũ trụ mênh mông nầy. Thiên văn gia nói là nhiều chớ không nói vô số, vì có thể xấp xỉ đếm được, đó là đầu thế kỷ 19 với viễn vọng kính (telescope) tương đối kỹ thuật cao.

Bây giờ thì không còn đếm được nữa, khi viễn vọng kính hiện đại càng phóng xa bao nhiêu, thế giới muôn hình hiện ra càng nhiều chừng nấy. Ấy vậy khoa học vẫn nói là hàng tỉ; hàng tỉ cũng có thể mường tượng là trăm ngàn tỉ cũng quá nhiều, tuy nhiên với Phật dạy, phải dùng đến “hằng hà sa số”. Hằng hà sa số là biểu tượng đến cát sông hằng (Hằng tên sông, hà nghĩa là sông), vậy nhiều như cát sông Hằng, thế thì đếm làm sao được! Nên gọi bất khả thuyết !

Ðó là lời Phật dạy từ xưa (cách đây hơn 2600 năm), và thiên văn học ngày nay mới biết, hay biết sớm nhất, cũng khoảng đầu thế kỷ 19 (đầu thế kỷ 19 mới tạm đủ phương tiện nghiên cứu).

Ngành Thiên văn cho biết, chỉ trong dãy ngân hà Milk Way thôi, đã có đến hàng trăm tỉ ngôi sao mặt trời, và “mười tỉ hành tinh giống như hành tinh của thái dương hệ [3]“. Trái đất chúng ta thuộc thái dương hệ nằm trong Ngân hà này. Nhưng Khoa học lại cho biết, vũ trụ có vô số ngân hà với những dạng hình khác nhau như: hình bánh xe, hình con bướm, hình nước xoáy, hình thai tạng, hình đám mây, hình bông hoa, hình chim phượng, hình con cua v.v… và cứ mỗi ngân hà (Galaxy) lại lớn nhỏ không đồng; có ngân hà đây lớn gấp trăm lần ngân hà kia, và mỗi cái lớn nhỏ đều chứa ít nhất ngàn triệu hay trăm tỉ ngôi sao .

Một điều tất nhiên, các ngân hà, thiên hà lớn như vậy chúng phải cách nhau một khoảng cách cũng khá xa!!

Nói đến khoảng cách thật khó mường tượng nổi, bởi chúng ta chỉ quen đo lường trên bề mặt hay bề cao của một vật trong giới hạn tương đối, đằng này là không gian, lại vượt khỏi hành tinh mình đang sống! Tuy nhiên, văn minh khoa học thiên văn đã tính được phần nào, và tất nhiên cũng có giới hạn.

Từ trái đất chúng ta đến mặt trăng Khoa học tính được khoảng 384.400 cây số (kilometre), đây thì quá gần rồi ! Từ mặt trời đến trái đất khoảng cách tương đối là 93,000,000 dặm (mile) tương đương 150 triệu cây số, và sức khoa học vẫn cho là gần. Nhưng từ Thái dương hệ nầy đến thái dương hệ khác khoa học tính bằng quang niên (danh từ Ðơn vị thiên văn – Astronomical Unit) tức theo ánh sáng đi một năm. Một quang niên [4] bằng 5.88 tỉ dặm.

Chẳng hạn Thiên hà hình sông M81 cách xa trái đất 10 quang niên; đó là đại khái thấy từ ngân hà nầy đến ngân hà kia là xa như vậy. Nhưng vũ trụ lại có vô số ngân hà chưa biết được, vậy vũ trụ sẽ lớn chừng nào ?

Thế thì điều ta tin, chỉ có trái đất chúng ta là có chúng sanh còn vô số hằng hà sa thế giới khác không thể nghĩ bàn, thì sao !!

Ta sẽ như đứa bé mẫu giáo cầm trên tay cuốn sách đại học !

Vậy kết lại, những gì Phật dạy đã vượt xa khoa học; tuy nhiên, cũng nhờ khoa học nhất là ngành

Thiên văn đã chứng minh được một sự thật, có vô số thế giới trong vũ trụ mênh mông – và thế giới Phật A Di Ðà cũng chẳng còn gì lạ, trong khi vũ trụ có hằng xa số cõi Phật.

Thật không thể tả được nỗi mừng khi Phật Thích Ca dạy niệm Phật nhất định sẽ sanh về thế giới Cực Lạc.

Xác định hiện hữu thế giới Cực Lạc chuẩn bị hành trang làm niềm tin tìm về, ta mới có vài quan sát nhận định trên; nhưng để có một khái niệm về thế giới thật nhỏ ta cũng cần nêu ra để thấy rằng với trí huệ của Phật, không một thế giới nào ra ngoài huệ nhãn của Ngài. Ðiều này lại giúp ta vững vàng thêm niềm tin Cực Lạc.

Ðúng như vậy, nếu ta cho Phật chỉ nói những gì cao xa khó thấy, thì khi Phật nói những gì gần gũi bên cạnh ta, và ngay cả trước mắt hay trong người chúng ta, ta cũng chẳng thấy nốt!

Phật nói về vi trùng, là những chúng sanh thật nhỏ, nhỏ đến nổi mắt thường không thấy được, phải nhờ đến kính hiển vi (microscope).

Phật nói thế nào! Phật dạy, hãy nên chú nguyện mỗi khi uống nước, phải ý thức mỗi khi di động, tránh vô tình sát hại chúng sanh. Duyên cớ đó mà một lần vài tháng trong mỗi năm, Ngài dạy đại chúng đệ tử nên lưu lại trú xứ, giảm chế việc di chuyển khất thực, hoặc Phật sự bên ngoài vì thời tiết côn trùng sinh nở. Ðó là truyền thống định kỳ an cư kiết hạ Phật chế ra.

Ly nước sạch trong có thể uống được mà Phật còn thấy vô số vi trùng, thử hỏi sau trận mưa dầm, đất cát sền sệch ứ đọng móc meo thì đừng nói chi vi trùng, vô số sinh vật lớn hơn vi trùng cũng đã tràn ngập; vậy dưới huệ nhãn từ bi của Ngài đành nào dẫm đạp, khi chứng kiến quá rõ ràng vô số chúng sinh đang đau khổ !

Ðó là thế giới hữu tình cực nhỏ. Ðến thế giới vô tình, thuộc vật chất cực nhỏ, lại càng cho thấy huệ nhãn của Phật không chỗ nào giấu che được.

Trong giáo lý giải thoát, chúng ta hẳn biết mọi vật đều do nhân duyên sinh. Nói về vật chất, tất cả do vô số nguyên tử kết thành. Tùy vào duyên ra sao vật chất đó sẽ tồn tại tương xứng. Nhìn cái bát bằng sành, cái ly bằng thủy tinh sẽ biết tuổi thọ quá ít oi so với cái chuông đồng hay thanh sắt. Tuy nhiên, những nguyên tử cấu tạo nên những vật nào, đều có thời gian hữu hạn của nó, thành ra sau thời gian ngắn hoặc dài, chúng cũng phải ra đi để kết vào duyên khác, tức đồng phải rỉ, và sắt cũng sét tiêu.

Những nguyên tử nhỏ như vậy, khoa học phải nhờ phương tiện kỹ thuật hiện đại phân tích chứng minh và điều đó được thấy qua năng dụng của nó; lại khi tiến đến cực nhỏ, nhỏ hơn nguyên tử nhiều nữa, bây giờ nó có tên khác; nhưng dù đặt tên chi, cũng không làm khoa học ngỡ ngàng cho bằng, mức độ càng quá nhỏ đó, không biết chúng có thật hay không ! Vì độ nhỏ của chúng đến mức khó thể quan sát tin được! [5]

Thế thì tại ta không thấy được, chớ nào đâu không có!

Vật nhỏ thì thuật ngữ của kinh đã nhắc qua gọi là vi trần, cực vi trần… Và nhỏ đến nổi, mà ta há chẳng nghe “Sắc bất dị không”,(sắc chẳng khác không) tức hình sắc kia nào đâu phải thật, chúng chỉ do vô số cực vi nguyên tử kết thành, và tự mỗi nguyên tử đó cũng phải bị hư hoại, thế cái Có như vậy đâu khác gì Không (không thật có)!

Tóm lại, đó là những chướng ngại của những người chưa chứng đạo như chúng ta, nên cái thấy từ xa đến gần đều chẳng hoàn bị, và sẽ không bao giờ hoàn bị, trừ khi ta được huệ nhãn như Phật.

Niềm tin về thế giới Nhiễm, Tịnh đã có căn cứ, đến đây niềm tin có được sanh về thế giới Tịnh (Cực Lạc) hay không!

Qua những điều dẫn chứng, sự thấy biết của đấng giác ngộ, so với hiểu biết con người phàm phu; chúng ta thấy rằng, xưa hay nay nếu chưa chứng đạo vẫn là cái thấy phiến diện, cái biết nhị biên [6], do thế cái thấy của người chưa chứng đạo thật là mù mờ, hạn hẹp.

Tuy nhiên con người ngày nay, dù không duyên thấy đấng giác ngộ, hay gần chư Thánh Tăng, nhưng lòng tin Phật pháp và sự kiểm chứng theo nền văn minh tiến bộ của loài người, khiến ta không những thoái tâm bồ đề mà còn xác định lập trường giải thoát của giáo lý Phật đà vững chãi hơn.

Kết lại mà nói, thế giới Tịnh và thế giới ô nhiễm thật sự đã hiện hữu.

Phật và hàng Bồ Tát là nhân chứng thế giới Thanh tịnh, và chúng ta những người còn ô nhiễm phiền não là chứng nhân của thế giới uế tịnh này.

Nhưng Chư Phật, Bồ Tát là quả của nhân tu chứng từ chúng sanh; thế thì thế giới Thanh Tịnh, tức thế giới Phật chỉ là thế giới tương lai cho chúng sanh sinh về mà thôi. Vậy còn gì phải thắc mắc có được sanh về hay không!

Huống chi chính kim ngôn của đấng Ðại Giác xác nhận cho ta điều này. Quả là Phật đại từ đại bi, việc hiển nhiên như thế mà Ngài vẫn thương chúng sanh mà nhắc nhở.

Hành trang thứ hai

Nguyện là khắc ghi vào tâm một tư duy, một ý tưởng, một hoài bão, một ước ao…để rồi tha thiết chân thành, cảm kích trọn đời sự việc đeo đuổi đó.

Cuộc đời thật rối ren, phức tạp, con người phải vất vả đương đầu vượt qua, tuy nhiên mỗi người trong mỗi hoàn cảnh đều thao thức ưu tư nuôi dưỡng ý niệm lẽ sống cho mình; chính nhờ như thế tạo nên thế giới biệt lập cho riêng mình (thế giới riêng) mà ung đúc nuôi dưỡng lẽ sống năng động hơn.

Từ đây, có một số người thao thức chung một ý tưởng, một tư duy, hóa thành dòng sống nhịp nhàng đồng điệu làm đẹp cho đời. Ðó là sự hình thành các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể chuyên môn về một chức năng phục vụ đời sống, cho đến vấn đề tinh tế như triết lý, siêu hình qua hình thức gọi là tôn giáo đạo giáo vậy.

Lẽ đó khách quan mà nhìn, tác dụng của ý tưởng, tư duy có một sức mạnh ảnh hưởng đến nhân sinh vũ trụ. Và tất nhiên nhân sinh và vũ trụ quan của một số người nào đó sẽ trở thành tốt hay xấu đều do nhận thức hiểu biết riêng của một số người.

Hành giả tu niệm pháp môn nào, tất phải tha thiết pháp môn đó; tha thiết bằng lời hay hành động, tùy theo sở năng của mình. Sự tha thiết bằng lời, khiến hành giả ca tụng tán dương, nhưng ca tụng tán dương là để phô diễn điều ưa thích hướng đến bên ngoài, và điều mà hành giả phải ca tụng tự trong sâu thẩm của tâm hồn đó là NGUYỆN vậy.

Hẳn nhiên có phô diễn được bên ngoài cũng do bên trong, nhưng ở đây chưa thể gọi là nguyện. Vì nguyện thường tự đeo đuổi mãi trong lòng, cho dù sự nguyện đó có được phô diễn hay không phô diễn, tâm nguyện vẫn không chấm dứt, không ngừng nghỉ, thành ra nó phải là sâu nhiệm.

Nguyện chân thành tha thiết, là hòa nhịp vào hết cả thân tâm, không phải bị một chướng ngại gì làm rung chuyển. Có nghĩa, thân trong tình huống hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ lời nguyện, không làm sai trái phản lại.

Tất nhiên thân giữ được lời nguyện là do tâm. Nhưng nên cẫn thận vì cũng dễ thấy; nhiều khi Tâm vẫn giữ nguyện mà thân chẳng làm! Do vậy công phu giảm sút đạo lực yếu dần.

Tại sao Tâm có nguyện mà thân chẳng thể hiện! Vì không tha thiết. Không tha thiết nên chỉ có nguyện bằng âm thanh nơi khí quản, nên không khác âm thanh đối thoại hằng ngày! Dù vẫn có tác dụng tạo ra công đức, nhưng không đủ lực thu kết lại con đường đi tới mau hơn. Do đó người ta thường châm biếm là nói suông chẳng làm; ở đây là nguyện rỗng chẳng có cảm ứng!

Nguyện có tha thiết chân thành, hành động sẽ dần dần biến đổi từ thô đến tế, từ ngoài vào trong, và từ tác động nhẹ nhàng nhưng nghiệp dụng thật vững bền kiên cố.

Niệm Phật hòa vào được sự gia trì của Phật lực là do Nguyện tha thiết này. Nhưng Phật lực là gì, là Niệm Phật trong nguyện lực vậy. Niệm Phật trong nguyện lực tha thiết là tự tánh Di Ðà hiển lộ, là phát được tánh chân thiện, tánh giác ngộ, tánh từ bi tỏa ra chiếu đến khắp nơi.

Những tánh chân thiện như vậy là tánh huệ là tánh Chân Như, tánh Niết Bàn hay nói thẳng đó là tánh Phật.

Tánh huệ đó tạo nên dòng sáng, hòa vào từ quang (dòng sáng hào quang) của đức Phật Di Ðà, và ảnh Ngài xuất hiện. Hành giả sẽ thấy Ngài qua hai ảnh lực một là tự tánh của hành giả chiêu cảm ra, vì tánh huệ của hành giả ứng hợp với tánh Phật; hai là kim tướng của đức Di Ðà tỏa hiện từ những hào quang vô lượng phóng khắp mười phương.

Ðến đây đã tạm đầy đủ, và hẳn nhiên hành giả đã biết mình phải nguyện thế nào, nguyện ra sao.

Hành giả niệm Phật, duy nhất chỉ nguyện sanh về Cực Lạc, điều này không thể sai khác.

Lại nguyện khi chứng đạo giải thoát nơi Cực Lạc, liền quay lại cõi trược phiền để độ chúng sanh. Phải cần nguyện độ chúng sanh tâm hành giả mới thuần với tâm Phật, và mới mong được sanh Cực Lạc chóng được thành chánh giác.

Hành giả lại nhớ nguyện, là kể từ đây cho đến ngày rời bỏ xác thân ngũ uẩn này, mọi công đức gì, hành giả chỉ cầu hồi hướng sanh về Cực Lạc mà thôi.

Hành giả cũng nguyện cho tất cả chúng sanh đủ nhân duyên gặp được pháp môn Niệm Phật để tương lai sanh về Cực Lạc.

Ðó là một vài điểm phát khởi Nguyện lực cầu sanh Cực Lạc trong hành trang thứ hai vậy.

Hành trang thứ ba

Hành trang cuối cùng này, là những gì thành tựu của hai hành trang trên, giống như vật dụng, lương thực, đã đủ đầy trong ba lô, người du mục chỉ còn mang lên vai tiến bước.

Kẻ du mục không thể ra đi khi trên ba lô chẳng có món gì; lại không thể đến nơi nếu ba lô chưa đủ đầy phương tiện cần thiết. Như thế người du mục khôn ngoan, không những rõ biết trong ba lô chứa đựng món gì, mà còn biết rõ hành trang như thế sẽ mất bao ngày tới đích. Có như vậy sự lên đường mới được phấn khởi và ngày tới điểm sẽ huy hoàng.

Tuy nhiên hành trang thứ ba này xem ra vô cùng quan trọng, vì dù hai hành trang đầu (tín, nguyện) có đầy đủ, hay dư thừa chăng nữa cũng thành vô dụng. nếu đôi chân của hành giả hãy còn nằm yên một chỗ.

Hành giả phải đứng lên bước tới, hãy vững mạnh mà đi. Nếu hành giả không thể đi được! Vì sao? Vì hành giả chưa đủ niềm tin, chưa có lập nguyện. Chỉ có vậy thôi, ngoài ra không gì cả. Nhưng nếu hành giả đã tin rồi, đã có lập nguyện, sao lại không đi !

Ðó là phần còn lại, quyết định cho người niệm Phật đi về thế giới Cực Lạc vững vàng.

Có lẽ, chúng ta đã biết niệm Phật không phải chỉ mới trong đời nay, mà đã từng trong quá khứ, nhưng vì những bước niệm Phật của ta ngập ngừng do dự, nên đã chẳng đến nơi, thành ra đời này sanh ra còn duyên niệm Phật, nhưng lại bước đi quá khập khễnh.

Cũng không ít người thật có tin, thật có nguyện, và còn nguyện tha thiết nữa kìa, tuy thế vẫn hãy uể oải bước đi! Nói như thế, không phải mâu thuẩn với hành trang thứ hai (nguyện), mà nói như thế để chúng ta biết động lực vô hình của vô minh, sinh từ ái dục quá mạnh khiến người niệm Phật dù đủ hành trang trên vai mà vẫn ngoái đầu tiếc thương, tiếc rẽ cuộc đời!

Tiếc thương gì? Luyến lưu chi?

Ta dư hiểu điều này, đó là bao việc quay bủa chung quanh đời sống. Ðó là năm món ham muốn: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ (tài, sắc, danh, thực, thùy) – chúng đã trì trệ bước chân của ta từ vô thỉ đến nay.

Công phu niệm Phật chỉ được nhất tâm tinh tấn, là khi ta trực nhận sự giả dối vô thường của chúng, tức ý thức, xem chúng là việc chẳng cần phải quan tâm; lại xem chúng là chân lý vô thường trong dòng pháp giải thoát.

Hiểu rõ năm món ham muốn như vậy, người niệm Phật mới đi vào sâu thẩm tự tâm, sáng suốt phát ra danh hiệu Phật. Ðây chính là phương pháp nhận ra vọng tưởng và xem nhẹ vọng tưởng. Xin thưa rằng tại sao chúng ta lại xem nhẹ vọng tưởng mà không nói là diệt vọng tưởng!

Thật tình để nói, diệt vọng tưởng là việc vô cùng khó khăn, điều này chắc chắn ai cũng đồng ý; với căn cơ của người thời nay sống trong hoàn cảnh không Phật, xa Thánh Tăng, cái khó chỉ có tăng không giảm!. Trong khi biết rằng tâm chúng sanh lại vô thường, làm sao diệt hết vọng tưởng! Không thể diệt được trong một ngày, mà chắc chắn một giờ cũng không được.

Nhưng vẫn có người diệt được; sự diệt được này phải đòi hỏi hành giả hài hòa giữa tâm cảnh bên trong và hoàn cảnh bên ngoài. Trước hết hành giả phải điều thân, sống trong giới hạnh oai nghi, rồi tư duy thiền định, vậy mới sinh ra được định tâm thanh tịnh; tuy nhiên thuận duyên để làm được thế, hành giả phải sống trong cảnh yên tịnh, an bình tránh nơi khích động, huyên náo. Và khi thành tựu điều thân và tâm, bấy giờ hoàn cảnh mới hài hòa tâm cảnh hành giả; đó là lúc hành giả có thể rời nơi yên mà đến cảnh ồn cũng vẫn an tâm.

Nơi đây, ta là người công phu niệm Phật, và niệm Phật trong mọi hoàn cảnh, nên chẳng giống người quán tâm thiền định; cho nên chẳng lo vọng tưởng diệt, hay không diệt, mà chỉ tập trung vào danh hiệu Phật, thế mới nói là xem nhẹ vọng tưởng đi.

Suy ra nữa, nếu ta không xem nhẹ chúng, lại không diệt được chúng, ta không thể niệm Phật nhất tâm. Thế thì không diệt được vọng tưởng lại quá quan tâm vọng tưởng, chỉ làm phân tâm niệm Phật mà thôi.

Ðến đây thấy rằng, bước đầu học Phật, buộc phải hiểu cơ bản giáo lý, vô thường, vô ngã, nhân quả duyên sinh, để có thể là những tác duyên hòa thuận giúp người vượt qua những chặng đường cám dỗ trong đời sống.

Niệm Phật trong mọi hoàn cảnh là tạo mãi chủng tử Phật vào A Lại Da thức (thức thứ tám theo Duy thức học), là nơi sâu thẳm của tâm, là nơi tàng chứa tích tụ muôn duyên sự. Có thực hành như vậy ta mới bớt đi sự khuyến dụ khích động hấp dẫn của dòng đời; mà chúng là nguyên nhân chính làm đầy vọng tưởng trong tâm.

Ta không quan tâm đến năm thứ dục lạc kia, nghĩa là ta sống mà không hệ lụy quá đáng với nó, để thành thái quá sa lầy; ta vẫn sống với nó nhưng trong dè dặt răn đe, và hưởng ứng nó bằng tâm người tỉnh thức – biết chuyển hóa thế nào là phương tiện tùy duyên để sanh về cõi Thanh tịnh là cứu cánh.

Hành trang người niệm Phật đã đầy đủ; hành trang thứ ba cũng đang trên đường về đích. Người tỉnh thức không còn chút nào lo lắng, mĩm cười mời gọi mọi người đi theo.

Thật khâm phục Đức phật Thế tôn, sao con người lại có thể tìm ra được những thứ mà trước đó, thời đó và sau này, con người có thể đọc được và gần như xua đi được mọi mô hồ ảo ảnh của chính cuộc đời mình vậy.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô A-Di-Đà Phật.

Sưu tầm: Lý thuyết Thang bậc nhu cầu Maslow và các ứng dụng của nó trong đời sống và giáo dục.


Mở đầu

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).

Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs)

Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
– Nhu cầu cơ bản (basic needs)
– Nhu cầu về an toàn (safety needs)
– Nhu cầu về xã hội (social needs)
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)

Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:
– Nhu cầu cơ bản (basic needs)
– Nhu cầu về an toàn (safety needs)
– Nhu cầu về xã hội (social needs)
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
– Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
– Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
– Sự siêu nghiệm (transcendence)

Nguồn: http://www.bkone.co.in

Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.

Giải thích và phân tích

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng phiên bản 5 bậc để phân tích và giải thích các hành động trong cuộc sống và giáo dục.

1.Nhu cầu cơ bản (basic needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.

Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.

Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.

Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.

Nguồn: tiki.oneworld.net

Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.

2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs):
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.

Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về.

Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.

Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.

* Thông qua việc nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên chúng ta có thể thấy nhiều điều thú vị:

– Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người làm việc chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, họ muốn được yên thân,…

– Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…Chẳng phải ông bà chúng ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao?

– Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress thì không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học. Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành. Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập.

3. Nhu cầu về xã hội (social needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …

Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”.

Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao.

Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm, tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học sinh khác.

4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.

Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.
Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.

Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn: Tôn trọng và yêu cầu cao”. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan).
Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.””

( Trích VietNamNet, ngày 30/10/2007)

5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs):
Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, “xổ nho” khắp nơi, nói năng khệnh khạng, …

Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person’s need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên báo VietNamNet, diễn viên Quyền Linh đã trả lời câu hỏi của người phỏng vấn như sau:

PV: Nếu hiện tại có một lời mời đóng phim nhưng cát-sê không tương xứng với thời gian công sức anh sẽ phải bỏ ra thì anh có nhận không?

DV Quyền Linh: Bù lại nếu vai diễn đó hay thì thậm chí chỉ cần nuôi cơm, không cần tiền tôi cũng đóng. Từ trước đến nay đóng phim đâu có dư tiền, tôi biết điều đó mà. Nhưng hãy cho tôi một vai diễn, một cơ hội và một sự tôn trọng..
(Trích VietNamNet, ngày 27/11/2007)

Nhu cầu này cũng chính là mục tiêu cao nhất mà giáo dục hiện đại nhắm đến. Trong báo cáo của Unesco Learning: the Treasure Within, vấn đề học tập đã được mô tả qua 4 trụ cột của giáo dục (The Four Pillars of Education):

Nguồn: http://www.unesco.org/delors/fourpil.htm

Learning to know: Học để biết.
Learning to do: Học để làm.
Learning to live together: Học để chung sống.
Learning to be: Học để tự khẳng định mình.

Kết luận

Thông qua lý thuyết về Thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều thú vị về những nhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà học sinh gặp phải, các phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả.

Cũng giống như bao lý thuyết khác, lý thuyết này dĩ nhiên không phải là một sự tuyệt đối hóa và toàn vẹn, nó cũng nhận được nhiều ý kiến trái ngược và phản bác. Tuy nhiên, hơn 60 năm qua, lý thuyết vẫn được nhắc đến và sử dụng rộng rãi.

Tài liệu tham khảo

http://www.ship.edu
http://psychology.about.com
http://ezinearticles.com
http://changingminds.org/explanations/needs/maslow.htm
http://academic.emporia.edu/smithwil/00 … /tuel.html
http://www.iejs.com/Management/maslows_ … _needs.htm
http://thelibrarylady.net/
http://www.bkone.co.in
http://www.unesco.org/delors/fourpil.htm