Ý định:”

Bạn đã bao giờ nghĩ tới truyện lưu lại hết hoặc một số bài văn hay, bài toán, bài tiếng anh… của mình hoặc của con mình chưa ? khá thú vị đấy.

Tư tưởng:

Tôi luôn nghĩ tới việc lưu bút lại cho hậu thế cũng như những Bậc tiền bối có tầm đầu óc chiến lược như Lê lợi , nguyễn trãi đã từng làm.

Cơ hội:

Đơn giản mà lại hóa phức tạp, chỉ nhờ chút may mắn là có các hệ thống như Scanner and Printer MP280 cháu ruột đáng yêu của tôi đã mua tặng tôi năm 8/2011  (Stephan Phúc) Smile.

Trở ngại:

Nhưng quả thật vấn đề vấp phải là nhận dạng tiếng Việt, một thứ quá khó khi không có thư viện hỗ trợ định nghĩa các ngôn từ chuẩn hóa như: Anh, Đức, Pháp, Tây ban nha.

Nhận định:

Nhưng điều đó không có nghĩa là Tiếng Việt không làm được, không nhận dạng được ?

Quyết tậm:

Sau 4 tiếng đồng hồ vật lộn với vấn đề xác định ngôn ngữ tiếng Việt khi được vec-tơ bằng BMP/TIFF images, tôi đã làm được đống tài liệu cũ của con gái Hà Lan và đống tài liệu của tôi đã mất file điện tử.

Tìm tòi:

Vậy là cơ hội mới lại đến với tôi. Nhận dạng đống tài liệu tiếng Việt, ngoại ngữ … đã trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.

Củng cố tình thần:

Tôi đã kịp tham khảo cả phần mềm AABBYY FineReader v11.0.102.48 đúng là phần mềm đáng kính nể, chất lượng không kém gì tôi mong muốn và vượt xa so với HP OCR VnDocr / google docr…

Kết quả thực hiện:

Hãy thử xem bản quét trên ảnh từ máy scanner Canon MP280:

 

IMG_0002

IMG_0003

IMG_0004

Khoe mẽ đôi chút thành công:

Hãy xem kết quả sau khi nhận dạng chúng bằng OCR của tôi:

Thứ .. ngày …tháng năm 2011

Lớp: 5 PHIẾU LUYỆN TOÁN – số 3

( Các bài toán về phân số )

Bài 1: Ba người thợ chia nhau tiền công. Người thứ nhất được 2/9 tổng số tiền công.

Người thứ hai được 3/8 tổng số tiền công. Người thứ ba được hơn người thứ hai 30000 đồng. Hỏi mỗi người được bao nhiêu tiền?

Bài 2: Có 3 rổ đựng cam. Rổ một đựng được 2/9 số cam. Rổ hai đựng được 1/7 số cam.

Rổ ba đựng được nhiều hơn rổ hai 62 quả cam. Hỏi mỗi rổ đựng được bao nhiêu quả cam?

Bài 3: Học sinh tự đặt đề toán tương tự và giải.

Bài 4: Một cửa hàng buổi sáng bán được 2/9 tấm vải, buổi chiều bán được 2/5 tấm vải ấy. Phần vải bán buổi chiều nhiều hơn phần vải bán buổi sáng là 8m. Hỏi mỗi buổi cửa
hàng đó bán được bao nhiêu mét vải?

Bài 5: Một cửa hàng buổi sáng bán được 3/8 số gạo, buổi chiều bán được 1/4 số gạo ấy.

Số kilôgam gạo bán buổi sáng nhiều hơn số kilôgam gạo bán buổi chiểu là 35kg. Hỏi
mỗi buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu kilôgam gạo?

Bài 6: Học sinh tự đặt đề toán tương tự và giải

Bài 7: Người ta lấy nước mắm từ một thùng ra để bán. Lần thứ nhất lấy ra 1/4 số nước

mắm; lần thứ hai lấy ra 2/5 số nước mắm. Lần thứ ba lấy ra bằng 3/7 tổng số hai lần

trước. Trong thùng còn lại 8 lít nước mắm. Hỏi lúc đầu thùng đó có bao nhiêu lít nước
mắm?

Bài 8: Người ta lấy dầu từ một thùng ra để bán. Lần thứ nhất lấy ra 1/5 số dầu; lần thứ

hai lấy ra 3/7 số dầu. Lần thứ ba lấy ra bằng 5/11 tổng số hai lần trước. Trong thùng còn lại
12 lít dầu. Hỏi lúc đầu thùng đó có bao nhiêu lít dầu? Tính số lít dầu bán ra mỗi lần?

Bài 9: Học sinh tự đặt đề toán tương tự và giải.

————

Thứ ngày tháng năm 2011

Họ và tên:

Lớp: 5 PHIẾU LUYỆN TOÁN – số 2

( Các bài toán về phân số)

Bải 1: Một lớp học có 18 học sinh nữ và 27 học sinh nam. Hỏi:

a) Số học sinh nữ bằng bao nhiêu phần số học sinh nam?

b) Số học sinh nữ bằng bao nhiêu phần số học sinh cả lớp?

c) Số học sinh nam bằng bao nhiêu phần số học sinh cả lớp?

Bài 2: Lớp 5A có 50 học sinh. Cuối năm học, số học sinh đạt loại khá chiếm 3/5 số học

sinh cả lớp. Số học sinh giỏi chiếm 1/2 số học sinh khá, còn lại là học sinh trung bình.
Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh trung bình?

Bài 3: Tổng kết năm học, lớp 5A có 1/3 số học sinh đạt loại giỏi, 4/9 số học sinh đạt loại

khá, còn lại 10 học sinh trung bình. Hỏi:

a. Số học sinh trung bình chiếm bao nhiêu phần số học sinh lớp 5A?

b. Tính số học sinh của lớp 5 A?

c.Tính số học sinh giỏi, số học sinh khá của lớp 5A?

Bài 4: Trong kho có 1/5 tổng số kg là lạc; 2/3 tổng số kg là đỗ, còn lai 64 kg là ngô.

a. Hỏi trong kho có tất cả bao nhiêu kg lạc, đỗ và ngô?

b. Tính số kg lạc, số kg đỗ?

Bài 5: Tổng kết năm học khối 4 có 1/4 số học sinh đạt loại giỏi, 2/3 số học sinh đạt loại

khá, còn lại là 15 học sinh trung bình.

a) Tính số học sinh của khối 4?

b) Tính số học sinh giỏi, học sinh khá của khối 4?

Bài 6: Một đội công nhân sửa một quãng đường trong 3 ngày. Ngày thứ nhất đội đó sửa được 2/5 quãng đường. Ngày thứ hai đội đó sửa được – quãng đường. Ngày thứ ba sửa được 96 mét đường. Hỏi:

c) Ngày thứ ba đội đó còn phải sửa bao nhiêu phần của quãng đường?

d) Cả ba ngày đội đó phải sửa bao nhiêu mét đường?

Bài 7: Một cửa hàng bán nước mắm. Lần 1 người ta xuất ra 1/6 số lít nước mắm. Lần 2 người ta xuất ra 3/7 số lít nước mắm thì trong kho còn lại 85 lít nước mắm. Hỏi lúc đầu
trong kho có bao nhiêu lít nước mắm?

Bài 8: Một cửa hàng bán gạo. Lần thứ nhất bán được 1/7 số kg gạo; lần thứ hai bán được 2/5 số kg gạo thì trong kho còn lại 128 kg gạo. Hỏi lúc đầu trong kho có tất cả
bao nhiêu kg gạo? Tính số gạo cửa hàng bán lần 1, lần 2?

——————-

Thứ………………………………… ngày.. tháng năm 2011

Họ và tên:

Lớp: 5 PHIẾU LUYỆN TOÁN – số 1

( Các bài toán về phân số)

Bài 1: Một lớp học có 1/4 số học sinh là học sinh giỏi, 3/5 số học sinh là học sinh khá, còn

lại là học sinh trung bình. Tìm phân số chỉ số học sinh trung bình của lớp đó.

Bài 2: Lớp 5A có 42 học sinh, trong đó 3/7 số học sinh đạt loại giỏi, 1/3 số học sinh đạt loại khá, còn lại là học sinh trung bình. Hỏi:

a) Lớp 5 A có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh khá?

b) Lớp 5A có bao nhiêu học sinh trung binh?

Bài 3: Một cửa hàng có 200kg gạo. Buổi sáng cửa hàng bán được 1/4 số gạo đó, buổi chiều
cửa hàng bán được 4 số gao còn lại. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu ki – lô – gam gạo?

Bài 4: Tổng kết năm học, lớp 58 có 1/4 số học sinh đạt loại giỏi, số học sinh đạt loai khá,

còn lại 14 học sinh trung bình.

a. Số học sinh trung bình chiếm bao nhiêu phần số học sinh lớp 5B?

b. Tính số học sinh của lớp 5B?

c. Tính số học sinh giỏi, học sinh khá mỗi loai?

Bài 5: Mẹ có 56 quả táo, mẹ cho Hồng 2/8 số táo, sau đó cho Lan 3/7 số táo còn lại. Hỏi
Hồng, Lan mỗi bạn nhận được bao nhiêu quả táo?

Bài 6: Người ta chia 72 lít dầu vào 3 thùng. Thùng thứ nhất chứa 1/6 số lít dầu, thùng thứ

hai chứa 3/8 số lít dầu, thùng thứ ba chứa số lít dầu còn lại. Hỏi thùng thứ ba chứa bao nhiêu lít dầu?

Bài 7: Một đội công nhân sửa được 3km đường trong ba ngày. Ngày đầu đội đó sửa được

1/3 quãng đường, ngày thứ hai đội đổ sửa được 4 quãng đường. Hỏi:

a. Ngày thứ ba đội đó sửa được bao nhiêu phần của quãng đường?

b. Tính số mét đường đội đó đã sửa trong mỗi ngày.

Bài 8: Trong kho có 120 lít nước mắm. Lần thứ nhất người ta bán được 3/5 số nước mắm

đó. Lần thứ hai người ta bán được 1/6 số nước mắm còn lai.

a. Tính số lít nước mắm người ta bán lần 1, lần 2?

b. Tính số lít nước mắm còn lại sau hai lần bán.

Bải 9: Một người đi xe máy từ tỉnh A đến tỉnh B mất 3 giờ. Giờ thứ nhất người đó đi được

2/5 quãng đường, giờ thứ hai người đó đi được 1/3 quãng đường, giờ thứ ba đi được 44 km.
Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu kilômét?

Bài 10: Một công nhân mỗi tháng sử dụng 1/2 số tiền lương để ăn, sử dụng 1/6 số tiền lương

để trả tiền nhà, sử dụng 1/5 số tiền lương để chi trả các khoản khác, thì mỗi tháng còn để

dành được 240000 đồng. Hỏi mỗi tháng người công nhân đó lãnh được bao nhiêu tiền lương?

—————————-

Họ tên:

Thứ..ngày tháng

PHIẾU LUYỆN TIẾNG VIỆT – số 1

I. LUYỆN Từ VÀ CÂU:

1. Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nghĩa với các từ trong nhóm:

a. Tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b. Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương, bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi
chôn rau cắt rốn.

2. Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của
từng nhóm:

a) Cắt, thái, .

b) to, lớn,

c) chăm, chăm chỉ,

3. Tìm từ ngữ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ sau. Viết đoạn văn nêu rõ tác dụng của cách sử
dụng các từ đồng nghĩa này.

a) Mình về với Bác đường xuôi

Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Tố Hữu

b) Hoan hô anh giải phóng quân!

Kính chào Anh, con người đẹp nhất
Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi.

Tố Hữu

4. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích.

b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ
chói, đỏ lòm, đỏ quạch, đó tía, đỏ ửng)

c) Dòng sông chảy rất (hiền lành, hiền từ, hiền hoà, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

5. Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa: phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ,
quấn quýt.

6. Lựa chọn từ trong nhóm từ đồng nghĩa ở cột phải để viết 3 câu văn có sử dụng biện pháp
nhân hoá tả đối tượng được nêu ở cột trái.

a) Những cánh cò chấp chới, rập rờn, phân vân, bay lả bay la

b) Giọt mưa xuân se sẽ, nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng

c) Hoa cỏ may quấn quýt, mắc vào, vướng vào.

7. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau rồi đặt 2 câu với 2 từ tìm được: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi,
hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh
nhảu, đoàn kết.

II. CẢM THỤ:

Đoạn vãn dưới đây có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ? Điều đó đã góp phần miêu tả
nội dung sinh động như thế nào?

Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng
vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi
sau sợi dây xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt…

Ngô Tất Tố

————————

Họ tên:……………… Thứ…… ngày.. tháng. năm……

LUYỆN TIẾNG VIỆT – số 2

1. Luyện từ và câu:

1. Gạch bỏ 1 từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau:

a) Lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loá.

b) oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực.

c) ỉ eo, ca thán, ê a, kêu ca.

2. Tìm từ trái nghĩa với từ “hồi hộp ”, “vắng lặng

3. Đặt 1 câu có cặp từ trái nghĩa “khô héo – tươi mát ” nói vê cây cối trước và sau cơn mưa.

4. Phân biệt nghĩa của những cụm từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a) đậu tương – đất lành chim đậu – thi đậu.

b) bò kéo xe – hai bò gạo – cua bò lổm ngổm.

c) cái kim sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – một chỉ vàng

5. Đặt câu đê phân biệt các từ đông âm: “chiếu, kén, mọc”

M: – Mặt trời “chiếu” sáng

– Bà tôi trải “chiếu ” ra sân.

6. a) Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy
(có thể thêm một vài từ)

– Mời các anh chị ngồi vào bàn.

– Hoa mua ở bên đường.

b) Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây (có thể thêm một vài từ)

– Đầu gối đầu gối.

– Vôi tôi tôi tôi.

7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với từ “điềm đạm

a. Bình tĩnh, giận dữ, điềm nhiên.

b. Hấp tấp, nóng nảy, giận dữ.

c. Điềm tĩnh, hấp tấp, nóng nảy.

II. Tập làm văn.

1. Chọn một từ chỉ đối tượng và một từ chỉ màu sắc điền vào chỗ trống cho câu văn mở đầu rồi viết tiếp 3-4 câu để đoạn văn tả màu sắc của một cảnh vật mà em yêu thích.

………. hôm nay như một ngày hội của màu….

2. Hãy viết một đoạn văn tả vườn hoa hoặc vườn rau mà em yêu thích trong đó có sử dụng những từ gợi tả màu sắc khác nhau.

======================================

Một số lưu ý khi thất bại cần cảnh giác:

1. Quét thì tốt khi làm đúng tiêu chuẩn OCR, nhưng nhận dạng số thập phân là khó có kết quả nhận dạng.

2. Quét thì tốt kể cả có màu văn bản, nên chọn màu xám là chuẩn tốt nhất cho OCR, nhưng các ký hiệu toán học, biểu thức, công thức có căn, tích phân, vi phân, giai thừa … là khó có kết quả nhận dạng tốt. Hãy biến chúng thành ảnh nếu có thể.

3. Đừng viết bút chì hặc bút bi nên văn bản cần nhận dạng, nếu không khi nhận dạng sẽ cho nhiều kết quả nhận dạng linh tinh, phải mất thời gian xác nhận định dạng. kết quả thực rất tồi.

Trân trọng cảm ơn

 

Chúc thành công ngày đầu Tháng 6, 2012

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.